Đặc điểm của học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 33 - 34)

1.3. Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.3. Đặc điểm của học sinh THCS

Theo Điều 2 Chương I Luật Giáo dục 2005 đã ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Độ tuổi của HS THCS từ 11 đến 15 tuổi, lứa tuổi có một vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn phát triển của trẻ em và là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất và tinh thần, các em đang tách khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn tạo nên nội dung cơ bản về sự khác biệt trong phát triển thể chất, trí tuệ và tình cảm. Các em đang cố gắng rèn luyện những đức tính của người lớn như tự giác học tập, tự chủ và tích cực. Do vậy để đạt được các mục tiêu đề ra trong Luật Giáo dục quy định trường THCS phải có mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phổ thơng cơ bản, tồn diện với những đặc thù riêng nhằm thực hiện nhiệm vụ cấp học.

Lứa tuổi HS THCS có một vị trí và ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phức tạp nhất tạo nền tảng cho những bước thành công sau này. Sự quan trọng thể hiện trong sự hình thành quan điểm xã hội, đạo đức và nhân cách của con người. Hiểu rõ được vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý học sinh THCS, giúp chúng ta có cách cư xử đúng đắn và giáo dục các em có một nhân cách tồn diện.

- Về mặt nhận thức: Các em được trang bị những kiến thức tồn diện và sâu sắc có tính chất chuyên ngành về khoa học tự nhiên, về khoa học xã hội. Do đó năng lực nhận thức bằng lý tính thơng qua các thao tác tư duy, phân tích, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng đi sâu vào đối tượng, phát hiện ra bản chất của đối tượng đã phát triển mạnh.

- Về mặt tình cảm, ý chí: Đồng thời với việc phát triển về mặt nhận thức sâu sắc thì mặt tình cảm cũng được thể hiện rõ ràng hơn, cụ thể hơn, thông qua hành vi ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy cô giáo …Các quan hệ về tình bạn, tình người ngày càng phong phú, đa dạng và cũng ý thức được trách nhiệm của người công dân trong tương lai nên đã thể hiện ý chí học tập, rèn luyện để học nghề và lập nghiệp.

Tuy nhiên, đây là lứa tuổi chưa hoàn toàn là người lớn, chưa được trải nghiệm nhiều, chưa tích lũy được vốn sống hữu ích, chưa phịng tránh được những cám dỗ vật chất, tình cảm do các tệ nạn xã hội tạo ra, cho nên một số em đã sa ngã khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Do đó GV cần phải có tình cảm u thương, sự tơn trọng, đối xử công bằng, dân chủ khách quan và khéo léo trong ứng xử với các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)