Biện pháp 2: Tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương; kiểm tra, thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 84 - 90)

3.2. Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy họ cở

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương; kiểm tra, thanh tra

thanh tra chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương trong dạy học

- Xây dựng nền nếp, kỷ cương hoạt động dạy học là một nội dung quan trọng, nó tạo ra một nền tảng vững chắc, tạo môi trường làm việc nghiêm túc, tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Tăng cường quản lý nền nếp, kỷ cương hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm thực hiện qui chế dạy học của Bộ GD&ĐT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Cụ thể hóa những chức năng, nhiệm vụ trong Điều lệ trường THCS, các qui định của ngành, vận dụng phù hợp vào tình hình thực tế của đơn vị, giúp cán bộ, GV thực hiện có hiệu quả cơng việc được giao.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra đánh giá chất lượng dạy học của GV và chất lượng học tập của HS. Qua kiểm tra, thanh tra giúp Hiệu trưởng nắm được thực trạng việc thực hiện nền nếp chuyên môn của GV và đánh giá được thái độ, tinh thần trách nhiệm làm việc, chất lượng công tác chun mơn của GV, từ đó có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Đồng thời nó cũng thúc đẩy GV tích cực hơn trong cơng tác chuyên môn, tự phấn đấu để hồn thiện mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học; giúp HS thấy được thực lực của bản thân, từ đó có hướng phấn đấu vươn lên trong học tập. Yêu cầu công tác kiểm tra, thanh tra phải đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan, cơng bằng.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đội ngũ GV - Năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ GV là một trong

những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Công tác bồi dưỡng và tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ là u cầu mang tính tất yếu, đây là cơng việc phải làm thường xuyên, liên tục, lâu dài để xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao phục vụ cho chiến lược pháp triển giáo dục, nhằm đảm bảo cho đội ngũ GV luôn được cập nhật kiến thức mới, hiện đại đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

- Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của tất cả mọi GV, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Xây dựng được đội ngũ GV có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất và năng lực tốt, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, làm việc khoa học có kỷ luật, đặc biệt là có ý thức và thường xuyên phấn đấu vươn lên để trở thành GV giỏi, có tay nghề vững vàng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập là việc làm hết sức cần thiết.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Một là: Tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương hoạt động dạy học Hiệu trưởng phải xây dựng nền nếp, kỷ cương trong nhà trường vào đầu mỗi năm học. Để việc xây dựng nền nếp kỷ cương đảm bảo hợp lí, hiệu quả, Hiệu trưởng phải chú ý các nội dung sau:

- Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo, các qui định của Bộ GD&ĐT; Điều lệ trường THCS; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, của phòng GD&ĐT; những qui định về nền nếp chuyên môn, về công tác khen thưởng, kỷ luật, các tiêu chí đánh giá xếp loại...

- Trên cơ sở những qui định chung, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa các nhiệm vụ thành những yêu cầu riêng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, từ đó yêu cầu cán bộ, GV và HS phải thực hiện. Trước khi

thực hiện kế hoạch, Hiệu trưởng cần tổ chức cho cán bộ, GV học tập, trao đổi, bàn bạc trên cơ sở đó thống nhất thực hiện.

Để thực hiện tốt nền nếp, kỷ cương dạy học trong nhà trường, Hiệu trưởng cần thực hiện những nội dung sau:

- Qui định rõ các chủng loại hồ sơ chuyên môn của GV, như: Kế hoạch giảng dạy; giáo án; kế hoạch dạy học tuần; sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ; sổ tự bồi dưỡng, sổ điểm cá nhân, sổ theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học…; nếu là GV chủ nhiệm thêm: sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi HS, sổ liên lạc.

- Phân công GV chủ nhiệm, GV giảng dạy các lớp cho phù hợp với năng lực và trình độ chun mơn. Sắp xếp thời khóa biểu khoa học, hợp lý đảm bảo cho việc dạy và học được ổn định.

- Xây dựng những qui định về sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, phịng học bộ mơn và ứng dụng CNTT trong giảng dạy…

- Xây dựng nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn; các tổ chức Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên và Hội cha mẹ HS. Nội dung các buổi sinh hoạt phải được chuẩn bị chu đáo, mang tính thiết thực, giải quyết được những tồn tại hạn chế trong thời gian trước, đồng thời đề ra được phương hướng và những biện pháp phù hợp, khả thi để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

- Xây dựng nền nếp sinh hoạt cho HS nhằm theo dõi sự chuyên cần, ý thức tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động của HS.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nền nếp, kỷ cương Hiệu trưởng cần thành lập các ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong các ban để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nền nếp, kỷ cương. Giao cho phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn quản lý các nền nếp chuyên môn: ngày, giờ cơng, tiến độ chương trình, tiến độ cho điểm, việc sử dụng đồ dùng dạy học, hồ sơ chuyên môn...của GV; theo dõi việc thực hiện kỷ cương nền nếp của các tập thể HS.

Định kỳ có sơ kết, tổng kết, nhận xét, bình xét thi đua, đánh giá kết quả thực hiện nền nếp của GV trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hoặc cuộc họp hội đồng và của HS vào giờ chào cờ đầu tuần.

Hai là: Tăng cường kiểm tra, thanh tra

- Đổi mới nhận thức về công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá: Kiểm tra thanh tra, đánh giá nhằm nắm bắt thực chất việc thực hiện kế hoạch và kết quả dạy học của GV; việc tiếp thu kiến thức và kết quả đạt đạt được của HS, tránh bệnh thành tích trong giáo dục.

- Đổi mới phương tiện và hình thức thực hiện: Đa dạng hóa hình thức kiểm tra thanh tra, đánh giá như: kiểm tra thanh tra định kỳ, đột xuất; kiểm tra qua hồ sơ, kiểm tra qua theo dõi thường xuyên, sử dụng CNTT để quản lý…Phong phú hóa nội dung kiểm tra đánh giá: Đối với GV, kiểm tra thực hiện kế hoạch dạy học, việc thực hiện nền nếp qui chế chuyên môn, việc thực hiện đổi mới PPDH, hồ sơ giáo án….Đối với HS, kiểm tra đánh giá kết quả học tập trên phương diện kiến thức, kỹ năng đạt được.

- Hằng năm Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra một cách cụ thể, khoa học và công bố kế hoạch để tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm biết, về số lượng GV được kiểm tra, thanh tra, nội dung, hình thức và thời gian tiến hành...

- Thành lập ban kiểm tra, thanh tra do Hiệu trưởng làm trưởng ban; các ủy viên gồm: Phó hiệu trưởng, tổ, nhóm trưởng chun mơn, GV cốt cán; phân công cụ thể, qui định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người kiểm tra và người được kiểm tra. Phân cơng ban kiểm tra thành từng nhóm nhỏ phù hợp đặc trưng bộ môn để kết quả đánh giá chính xác, khách quan và cơng bằng.

- Nội dung kiểm tra, thanh tra gồm: Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn dự giờ của GV, đánh giá xếp loại theo tiêu chuẩn qui định. Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên mơn, việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy, chấm và trả bài, cập nhật điểm, việc soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp, việc

sử dụng đồ dùng dạy học, ghi sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài... Kiểm tra việc thực hiện nền nếp ra vào lớp, tham gia họp và sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu….

- Tổ chức đánh giá GV thông qua đồng nghiệp, Hiệu trưởng cần sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để lấy được ý kiến đánh giá từ đồng nghiệp một cách khách quan, thẳng thắn, chân thành và mang tính chất xây dựng cao. - Kiểm tra kết quả học tập của HS: Đây là khâu gắn liền với quá trình dạy học. Qua kiểm tra kết quả học tập của HS sẽ bổ sung đầy đủ, chính xác những thơng tin về kết quả dạy học.

- Kết quả kiểm tra, thanh tra GV phải được lưu trữ trong sổ sách nhà trường để làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại cơng chức, bình xét thi đua khen thưởng. Từ kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng rút kinh nghiệm để có phương hướng chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn.

Ba là: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV. GV là người có vai trị chủ đạo trong nhà trường, chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất và năng lực của GV. Cho nên việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ sư phạm nói chung và đặc biệt là ý thức tự học, tự bồi dưỡng của mỗi GV có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể và thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV nhằm khắc phục những hạn chế về nội dung, PPDH, đồng thời cập nhật những kiến thức mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV người Hiệu trưởng cần:

- Tổ chức nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên về thực hiện nhiệm vụ giáo dục, những yêu cầu về thực hiện nội dung, chương trình, PPDH, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, việc sử dụng đồ dùng dạy học... từ đó Hiệu trưởng xây

dựng kế hoạch chung về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV. Trên cơ sở kế hoạch chung, các tổ, nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với đặc thù bộ môn. Các nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ: Nâng cao nhận thức chung, cập nhật kiến thức mới, năng lực sư phạm; đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá....

- Yêu cầu các GV tham gia đầy đủ với ý thức trách nhiệm cao trong các đợt tập huấn do Sở, phòng GD&ĐT tổ chức. Nâng cao hiệu quả của các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, các buổi sinh hoạt chuyên đề.

- Chỉ đạo tổ chun mơn phân cơng các GV có kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ chun mơn vững, các GV dạy giỏi hướng dẫn, giúp đỡ các GV mới ra trường hoặc cịn hạn chế về chun mơn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. Tăng cường kiểm tra hồ sơ chuyên môn, dự giờ thăm lớp, trao đổi, rút kinh nghiệm; kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung còn hạn chế.

- Tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu tính khả thi, điều chỉnh, bổ sung và vận dụng vào thực tế của nhà trường. Tổ chức cho GV đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các trường có bề dày thành tích về giáo dục ở trong và ngoài tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức thao giảng, tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trường, cấp cụm trường và cấp phòng.

- Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, sắp xếp thời khóa biểu và lịch cơng tác hợp lí, khoa học giúp GV có điều kiện tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường phải có đầy đủ các văn bản chỉ đạo; Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch hoạt động với nội dung cụ thể, khoa học, các biện pháp đưa ra phải thiết thực, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện của đơn vị;

thường xuyên tiến hành kiểm tra thanh tra việc thực hiện các nhiệm vụ của GV, công tác đánh giá phải bảo đảm chính xác, khách quan và cơng bằng.

Hiệu trưởng phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng. Cán bộ làm công tác kiểm tra đánh giá phải là những người có chun mơn vững vàng, có phẩm chất tốt, nhiệt tình, có uy tín, có sức thuyết phục, ln thể hiện sự khách quan và công bằng trong kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)