Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư, sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 102 - 105)

3.2. Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy họ cở

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư, sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết

thiết bị dạy học; đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Một là: Tăng cường đầu tư, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học. - CSVC, trang thiết bị dạy học là một thành tố quan trọng trong hoạt động dạy học, là điều kiện khơng thể thiếu nhằm bảo đảm và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học của mỗi nhà trường. Tăng cường đầu tư, sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học sẽ góp phần to lớn trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm cho GV và HS trong sử dụng các thiết bị dạy học và bảo quản CSVC của nhà trường. Tạo điều kiện cho GV khai thác và sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt đông dạy học.

Hai là: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

- Xã hội hố giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có nội dung tồn diện và phong phú. Nguồn lực tinh thần và nguồn lực vật chất từ xã hội hoá giáo dục đều rất quan trọng. Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục.

- Tạo ra phong trào xã hội học tập mà mọi người, mọi nhà đều quan tâm đến việc học tập của con em mình, đồng thời tạo điều kiện cho xã hội chăm lo, quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần và vật chất phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Tăng cường đầu tư sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục.

- Phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhân dân, gia đình HS, các đồn thể, tổ chức xã hội, từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ; sự liên quan mật thiết giữa gia đình-nhà trường-xã hội trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ, từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng chăm lo cho phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Một là: Tăng cường đầu tư, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học. - Nắm bắt CSVC hiện có và tình trạng bảo quản, sử dụng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động động dạy học. Xây dựng kế hoạch, tham mưu với các cấp có thẩm quyền để khi xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị phải theo hướng chuẩn hóa, hiện đại đáp ứng các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách, đồng thời tích cực huy động các nguồn kinh phí khác, tranh thủ sự đóng góp ủng hộ của các tập thể, cá nhân và các doanh nghiệp cho nhà trường trong việc xây dựng CSVC và mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Bố trí đủ các cán bộ có chun mơn làm cơng tác phụ trách thí nghiệm, thực hành.

- Xây dựng nội qui sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị dạy học. Tăng cường chỉ đạo các bộ phận sử dụng có hiệu quả và khai thác tối đa các CSVC, thiết bị phục vụ dạy học.

- Chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn, GV lập danh mục các bài có sử dụng thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch, đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc sử dụng các trang thiết bị dạy học. Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, bảo dưỡng định kỳ trong năm.

Hai là: Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục

- Xã hội hoá giáo dục, thể hiện ở hai nội dung chính: Một là, giáo dục phát triển quy mơ, đa dạng loại hình trường lớp, hình thức học để đáp ứng nhu cầu học tập của tất cả trẻ em, của mọi người lao động và người dân, với nội dung và phương pháp giáo dục đáp ứng những đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống. Hai là, huy động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tham gia vào quá trình giáo dục đồng thời đóng góp cơng sức, vật chất và tiền của cùng nhà nước xây dựng CSVS và các điều kiện cho hoạt động giáo dục.

- Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà cấp, đánh giá khả năng nội lực, tìm hiểu khả năng của các lực lượng xã hội, xem xét các mối quan hệ, từ đó vạch ra mục tiêu, nội dung và phương pháp vận động các bên cùng tham gia đóng góp sức người và kinh phí xây dựng CSVC phục vụ cơng tác dạy học.

- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, các tổ chức xã hội trên địa bàn nhằm thay đổi nhận thức về nhiệm vụ giáo dục, để từ đó có sự chung sức, phối hợp với nhà trường thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương. Tổ chức hội nghị bàn về tăng cường CSVC và thiết bị dạy học, thành phần là các cấp giáo dục, đại diện phụ huynh HS, các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn. Hội nghị phải nêu lên được thực trạng và nhu

cầu cần thiết về nguồn tài lực, vật lực; đồng thời kêu gọi được sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài và phải biết đánh giá, ưu tiên cho những công việc cụ thể. Phải có nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, thư viện có trình độ chun mơn theo đúng chun ngành.

Phải có đủ các phịng học bộ mơn, phịng ngoại ngữ, phịng học tin học và phòng đựng các thiết bị thí nghiệm. Phải khai thác, sử dụng, bảo quản CSVC và trang thiết bị một cách có hiệu quả.

Hiệu trưởng phải làm tốt cơng tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về cơng tác về xã hội hoá giáo dục. Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội ủng hộ sự nghiệp GD&ĐT. Phát huy cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh.

Thông qua hội đồng giáo dục ở địa phương, trung tâm học tập cộng đồng, hội cha mẹ HS, các chi hội khuyến học, để tuyên truyền, vận động, để khuyến khích tăng cường các hoạt động của họ nhằm tạo ra ở mỗi tổ chức có chương trình hoạt động phù hợp sát thực có hiệu quả, theo yêu cầu của hoạt động giáo dục, họat động dạy học của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)