Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 106)

3.4.1. Mục đích

Đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.2. Nội dung và phương pháp

Sau khi đã đưa ra các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Để tiến hành đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý và GV giảng dạy ở các trường THCS huyện Điện Biên Đông.

Tổng số ý kiến 120 người

- Quan niệm về mức độ cần thiết: Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm.

- Quan niệm về mức độ thực hiện: Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm. Tính giá trị trung bình của một tập hợp giá trị theo

công thức sau: 1 1 n i i X x n   

3.4.3. Kết quả khảo sát các biện pháp đề xuất

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi R ất c ần t hiế t C ần thi ế t Không cần thi ết Đi ểm T B Th ứ bậ c R ất kh ả thi Kh ả t hi Không kh ả thi Đi ểm T B Th ứ bậ c

1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV, HS và phụ huynh HS về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay

95 25 0 2,8 2 86 30 4 2,7 3

2 Tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương; kiểm tra, thanh tra chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV.

109 11 0 2,9 1 92 27 1 2,8 2

3 Đổi mới quản lý các hoạt động sư phạm; tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy

80 38 2 2,7 3 102 18 0 2,9 1

4 Đổi mới công tác quản lý hoạt động học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập

78 38 4 2,6 4 75 39 8 2,6 4 5 Tăng cường đầu tư, sử dụng

có hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học; đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục

Từ bảng 3.1 ta thấy các biện pháp đề xuất trên đều được đánh giá là rất cần thiết, đặc biệt là các biện pháp 2,1 và 3 được đánh giá là quan trọng và cần thiết nhất, xếp thứ 1,2 và 3. Như vậy trong công tác quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng việc xây dựng nền nếp, kỷ cương; tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên môn; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV; nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV, HS và phụ huynh HS về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay; đổi mới quản lý các hoạt động sư phạm; tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy là rất cần thiết bởi lẽ chất lượng dạy và học của nhà trường quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Biện pháp 4 và 5 được đánh giá mức độ cần thiết thấp hơn điều đó chứng tỏ các cơng tác này chưa được quan tâm đúng mức.

Về tính khả thi các ý kiến đều cho rằng các biện pháp trên là khả thi. Trong đó các biện pháp 3,2 và 1 được đánh giá có tính khả thi cao, qua đó ta thấy Hiệu trưởng rất quan tâm tới việc chỉ đạo đổi mới quản lý các hoạt động sư phạm; tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; xây dựng nền nếp, kỷ cương; tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên môn; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV; nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV, HS và phụ huynh HS về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó một vài biện pháp khi thực hiện cịn gặp khó khăn và được đánh giá thấp hơn như các biện pháp 4 và 5 điều đó khẳng định cơng tác này chưa thực sự được chú trọng trong các nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học của Hiệu trưởng. Trong mỗi biện pháp đề xuất đều có kế thừa những thành quả của những biện pháp mà các trường đã thực hiện và có bổ sung, điều chỉnh các hoạt động và cách làm cho đầy đủ và phù hợp hơn với điều kiện của địa phương.

Các biện pháp đề xuất là một hệ thống các biện pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể của hệ thống quản lý trong nhà trường, kết quả thực hiện biện pháp này có tác động và ảnh hưởng tới các biện pháp khác.

Các biện pháp đưa ra đều tập trung xây dựng và phát triển nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Các biện pháp đề xuất đã nhận được sự đồng tình cao về tính cần thiết và khả thi qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý và GV các trường THCS huyện Điện Biên Đông. Tuy nhiên trong q trình thực hiện vẫn cần có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi giai đoạn cụ thể.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn tập trung nghiên cứu những khái niện cơ bản về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học của GV các trường THCS, quyền hạn, nhiệm vụ, các mối quan hệ nội dung quản lý, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học của GV và công tác quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng.

Luận văn đã phân tích các nội dung quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng trường THCS: Chỉ đạo phân công giảng dạy; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chương trình giảng dạy; soạn bài; đổi mới PPDH, sinh hoạt tổ chuyên môn, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho GV, quản lý CSVC. Bên cạnh đó luận văn cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS.

Luận văn đã đánh giá về thực trạng quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế trong công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát của Hiệu trưởng các trường.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những biện pháp quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng trường THCS huyện Điện Biên Đông nhằm nâng cao chất lượng dạy học như sau:

1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV, HS và phụ huynh HS về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay.

2. Tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương; kiểm tra, thanh tra chuyên môn; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV.

3. Đổi mới quản lý các hoạt động sư phạm; tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy

4. Đổi mới công tác quản lý hoạt động học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

5. Tăng cường đầu tư, sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học; đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục.

Các biện pháp đưa ra tập trung vào việc giúp Hiệu trưởng khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý chỉ đạo nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và chỉ thực sự phát huy hiệu quả cao khi có sự phối hợp động bộ giữa các biện pháp. Trong phạm vi mỗi nhà trường Hiệu trưởng vận dụng linh hoạt, phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Các biện pháp trên đã được tổ chức khảo sát qua phiếu điều tra thăm dò, xin ý kiến chuyên gia và cho kết quả cao về tính cần thiết và tính khả thi. Điều đó cho thấy nội dung luận văn đã đáp ứng cơ bản mục đích nghiên cứu và giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên

Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, GV về các nội dung phát triển chương trình giáo dục phổ thơng, đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý và giảng dạy. Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy.

Chỉ đạo các trường khắc phục những yếu kém trong quản lý hoạt động dạy học, đẩy mạnh việc trao đổi, hỗ trợ về công tác chuyên môn giữa các trường thông qua sinh hoạt chuyên môn các cụm trường.

Chỉ đạo các trường đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn, tập trung vào việc thực hiện đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS, việc xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi mơn, các chun đề tích hợp, liên mơn và kế hoạch dạy học bộ mơn phải nhằm góp

phần thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của HS.

Cần quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng phịng lớp học, phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học, nhà công vụ cho GV, nhà ở cho HS nội trú nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.

2.2. Đối với Hiệu trưởng các trường THCS huyện Điện Biên Đơng

Tích cực học tập nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực bản thân để thích ứng với yêu cầu phát triển sự nghiệp GD&ĐT trong giai đoạn mới.

Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực HS. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong hay ngồi phịng học. Ngồi việc tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

Tập trung chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chun mơn của tổ/nhóm: Về phương pháp phát triển chương trình nhà trường; về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; về dạy học tích hợp; về đổi mới kiểm tra, đánh giá. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện các nội dung.

Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, cơng tác tham mưu cho các cấp chính quyền về đầu tư CSVC cho giáo dục, huy động tối đa sự đầu tư CSVC từ các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế trên địa bàn, phát huy nội lực nhà trường và trong nhân dân. Đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, coi trọng việc xây dựng cảnh quan nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương (2004), Chỉ thị số: 40/CT-TW về việc xây dựng,

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường THCS, THPT và trường

trung học phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:

12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006); Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu thái độ

của Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành theo Quyết định số

16/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ

năng của Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Công văn số

64/BGDĐT-GDTrH, ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

6. Chính phủ Nước Cơng hồ xã hội chủ nghĩa Việt nam (2001), Chỉ thị số

14/2001/CT-TTg, ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Chỉ thị số

33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

8. Chính phủ Nước Cơng hồ xã hội chủ nghĩa Việt nam (2012), Chiến lược

phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-

TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ).

9. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học.

Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Gia Cốc (1997), Chất lượng đích thực của giáo dục đào tạo, NXB

giáo dục, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII. NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI. NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa

XII. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý. NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

16. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. NXB Đại học

Quốc gia, Hà Nội,

17. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ

XXI. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về GD & QLGD. NXB giáo dục, Hà Nội.

20. Vũ Ngọc Hải (2008), Tập bài giảng Quản lý nhà nước về Giáo dục, Hà Nội .

21. Đặng Xuân Hải, Vai trò của cộng đồng, xã hội trong giáo dục và quản lý

giáo dục, Giáo trình cao học quản lý giáo dục ĐHQG, Hà Nội

22. Hà Sỹ Hồ, Lê Tuấn (1987), Những bài giảng về quản lý trường học, (tập 2,

3). NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý Nhà Nước về Giáo dục. NXB Đại

học Quốc Gia, Hà Nội.

24. Trần Kiểm, Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục. NXB Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

25. Trần Kiểm (2008), Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và

thực tiễn. NXB Giáo dục, Hà Nội

26. Đặng Bá Lãm (1998), Các quan điểm phát triển giáo dục trong thời kỳ

CNH, HĐH ở nước ta. NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường. NXB Thành phố Hồ

Chí Minh.

29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc

Chí (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại

học quốc gia, Hà Nội

30. K.Mac, Ph. Enghen toàn tập (1993), Bản tiếng Việt. NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

31. Đỗ Bích Ngọc (1992), Quản lý q trình giáo dục trong trường phổ thơng

dân tộc nội trú, Bài giảng tại trường cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)