Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 45 - 48)

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường

1.5.2. Những yếu tố khách quan

Ngoài những yếu tố trên ảnh hưởng đến hoạt động quản lý cịn có những yếu tố khách quan bên ngoài tác động đến quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS.

Trước hết là yếu tố về đội ngũ GV trong nhà trường. Số lượng và chất lượng đội ngũ GV là những yếu tố quan trọng chi phối kết quả hoạt động dạy học. Chất lượng giảng dạy của GV là những yếu tố tác động trực tiếp tới quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. Do vậy, đội ngũ GV phải đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có

lịng u nghề, hiểu mục tiêu, chương trình giáo dục, nội dung SGK, thực hiện tốt đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, có giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học.

Điều kiện CSVC phục vụ hoạt động dạy học là yếu tố có tác động quan trọng đến chất lượng dạy học. Cần tổ chức khai thác sử dụng thiết bị phục vụ dạy học có hiệu quả; định kỳ rà sốt, thống kê thiết bị dạy học hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm bổ sung thêm đảm bảo phục vụ cho giảng dạy.

Những yếu tố về văn hoá, kinh tế-xã hội của địa phương cũng ảnh hưởng rất nhiều hoạt động dạy học của nhà trường. Hiệu trưởng cần hiểu rõ chủ trương đường lối của Đảng, chính sách địa phương, khai thác được thế mạnh và hạn chế khó khăn của địa phương, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cơ quan đóng trên địa bàn cũng như nhân dân. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng là việc chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường. Thông qua kiểm tra, thanh tra của cấp trên sẽ giúp Hiệu trưởng có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong công tác quản lý hoạt động dạy học.

Tiểu kết chương 1

Qua việc nghiên cứu lịch sử vấn đề và một số khái niệm công cụ cơ bản liên quan đến quản lý hoạt động dạy học. Đồng thời trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng được thực hiện trong mối quan hệ biện chứng với các mặt hoạt động khác trong trường THCS, cho phép đi đến kết luận:

- Một trong những mục tiêu phát triển giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải nâng cao chất lượng giáo dục.

- Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản, đặc trưng trong nhà trường, là con đường cơ bản nhất để thực hiện mục đích giáo dục. Quản lý hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình quản lý giáo dục tổng thể và là tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng là yếu tố quan trọng, quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Các vấn đề đã trình bày ở chương này chỉ là cơ sở lý luận; để có được những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THCS cần phải nghiên cứu về thực trạng giáo dục, thực trạng quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Điện Biên Đơng. Vấn đề này sẽ được tiếp tục trình bày tại chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS CỦA HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)