Quản lý hoạt động dạy học tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường khiếm thính hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 38 - 43)

1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng quá trình quản lý hoạt động dạy học trẻ khiếm thính

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Phẩm chất đạo đức

Ngƣời hiệu trƣởng muốn quản lý tốt hoạt động dạy học trƣớc hết phải là ngƣời có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tác phong mẫu mực. Là con chim đầu đàn trong tập thể sƣ phạm, luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực của nhà trƣờng, biết thuyết phục cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trƣờng thực hiện thành công kế hoạch năm học. Ngƣời hiệu trƣởng phải là

Đánh giá

Đặt mục tiêu Thực hiện kế

hoạch

ngƣời trung thực và liêm khiết, đƣợc nhân dân tin tƣởng, đồng nghiệp quý trọng và học sinh tin yêu.

1.5.1.2. Trình độ chun mơn

Để quản lý tốt hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên ngƣời hiệu trƣởng phải có tri thức về chuyên môn, môn học, nắm vững nguyên tắc dạy học và các phƣơng pháp dạy học. Hiệu trƣởng phải có kỹ năng phân tích đánh giá trình độ chun mơn và năng lực sƣ phạm của từng giáo viên.

Hiệu trƣởng tham gia các chuyên đề giảng dạy, nắm bắt và chỉ đạo sát, đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn đổi mới phƣơng pháp dạy học.

1.5.1.3. Có trình độ và năng lực quản lý

Hiệu trƣởng là ngƣời có trình độ quản lý vững vàng theo đúng đƣờng lối chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Ngồi ra hiệu trƣởng phải có năng lực sƣ phạm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng định hƣớng, kỹ năng tổ chức, nắm bắt xử lý thông tin và hợp tác.

Hiệu trƣởng phải có tầm nhìn, nhạy cảm, tƣ duy biện chứng, mạch lạc, khúc triết, linh hoạt chủ động sáng tạo, tự tin dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn luôn đổi mới;

Hiệu trƣởng phải biết xây dựng mạng lƣới các quan hệ giao tiếp tốt, phản hồi nhanh, biết thuyết phục hơn là ra mệnh lệnh.

Cuối cùng, ngƣời hiệu trƣởng phải tƣ duy sáng tạo và hành động vì hiệu quả trong quản lý hoạt động dạy học thì mới nâng cao chất lƣợng dạy học. Vậy ngƣời hiệu trƣởng phải có tầm và có tài.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất - phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học

Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy học lớp học, bàn ghế, bảng đen, phòng chức năng phụ trợ, thƣ viện, phịng thí nghiệm, phịng dạy chuyên đề. Ngƣời hiệu trƣởng phải biết quan tâm tới điều kiện cơ sở vật chất thƣờng xuyên tăng cƣờng bổ sung đảm bảo đủ điều kiện cho dạy và học thì mới nâng cao chất lƣợng dạy và học.

1.5.2.2. Điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh

Đây là điều kiện quan trọng bậc nhất vì thiếu một trong hai điều kiện thì khơng tồn tại q trình dạy học. Chất lƣợng đội ngũ giáo viên và học sinh quyết định chất lƣợng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng. Quản lý tốt quá trình dạy và học để nâng cao chất lƣợng dạy học giúp hiệu trƣởng đạt tới mục tiêu của kế hoạch năm học.

1.5.2.3. Sự hợp tác phối hợp của các thành viên và tổ chức trong nhà trường

Sự hợp tác phối hợp của các thành viên và tổ chức trong tập thể nhà trƣờng tạo nên sức mạnh đoàn kết giúp ngƣời hiệu trƣởng đạt tốt mục tiêu của giáo dục.

1.5.2.4. Sự hỗ trợ của cấp trên đối với nhà trường

Sự hỗ trợ của cấp trên đối với nhà trƣờng nhƣ Phịng Giáo dục, Sở Giáo dục thơng qua kiểm tra đánh giá của lãnh đạo các cấp và hỗ trợ về cơ sở vật chất, hỗ trợ chỉ đạo giúp hiệu trƣởng hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học.

Hiệu trƣởng thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, phối hợp giáo dục nhà trƣờng, gia đình và xã hội, huy động mọi lực lƣợng tham gia và hỗ trợ giáo dục để thực hiện đƣợc các mục tiêu giáo dục.

1.5.2.5. Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội ở địa phương

Là điều kiện có ảnh hƣởng trực tiếp chất lƣợng dạy và học của nhà trƣờng. Vậy ngoài thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, ngƣời hiệu trƣởng phải biết nắm bắt các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động dạy và học, biết vận dụng hợp lý trên cơ sở phối hợp tích cực giữa gia đình nhà trƣờng và xã hội, thực hiện đúng các đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đƣa hoạt động dạy học đạt kết quả cao nhất.

----------------------------------------------------------

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở lý luận chung và tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tơi đã đi sâu phân tích một số những khái niệm chủ yếu đƣợc sử dụng trong

đề tài nghiên cứu, đó là khái niệm: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, quản lý hoạt động dạy học trẻ khiếm thính,… những quan niệm, vấn đề về dạy học trẻ khiếm thính, đặc điểm của chƣơng trình, các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học và xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý hoạt động dạy học trẻ khiếm thính.

Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận sẽ giúp tác giả có một cơ sở khoa học vững chắc, thuyết phục làm cơ sở nghiên cứu thực trạng vấn đề và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trẻ khiếm thính tại trƣờng Khiếm Thính Hải Phòng.

Chƣơng 2.

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG KHIẾM THÍNH HẢI PHỊNG

2.1. Mơ tả về cách thức khảo sát

2.1.1. Mục đích và đối tượng khảo sát

+ Mục đích của khảo sát nhằm thu thập số liệu, cung cấp thông tin về quản lý

HĐDH của trƣờng Khiếm thính Hải Phịng với các nội dung chủ yếu sau:  Thực trạng quản lý việc xây dựng chƣơng trình giáo dục.

 Thực trạng quản lý kế hoạch dạy học của giáo viên và quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên.

 Thực trạng quản lý thực hiện phƣơng pháp và việc kiểm tra, đánh giá trình độ nghiệp vụ của giáo viên dạy TKTh.

 Thực trạng quản lý CSVC, phƣơng tiện dạy học hỗ trợ HĐDH TKTh.  Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

+ Đối tượng được khảo sát là CBQL (Hiệu trƣởng và Phó Hiệu trƣởng) và

đội ngũ giáo viên của trƣờng Khiếm thính Hải Phịng. Cụ thể là những CBQL và giáo viên trả lời câu hỏi của phiếu điều tra về HĐDH tại nhà trƣờng.

Bảng 2.1. Thống kê số người trả lời phiếu hỏi

Đối tƣợng Tổng Số phiếu điều tra Số phiếu có trả lời

CBQL 02 02 02

Giáo viên 26 26 26

Tổng 28 28 28

2.1.2. Cách thức tiến hành khảo sát

Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi là PPNC chủ yếu, kết hợp với Phương pháp quan sát và Phương pháp phỏng vấn trị chuyện để có thể thu

nhận thêm đƣợc các thông tin liên quan.

Chúng tôi đã tiến hành xây dựng một bộ công cụ gồm: Phiếu khảo sát cho CBQL gồm 11 câu hỏi và Phiếu cho Giáo viên gồm 14 câu hỏi (Phụ lục 1-3);

Thời gian tiến hành: Từ 01/08/2013 đến 30/08/2013 tại Trƣờng Khiếm

thính Hải Phịng, đƣờng Nguyễn Thị Thuận, quận Hải An - TP.Hải Phịng.

2.2. Khái qt chung về tình hình nhà trƣờng

2.2.1. Vài nét về lịch sử phát triển nhà trường

Trƣờng Khiếm thính Hải Phịng đƣợc thành lập từ năm 1976 với tên gọi Trƣờng Câm Điếc nội thành tại Nhà thờ Phố Dinh. Trong những năm đầu mới thành lập, trƣờng chỉ có 18 em câm điếc và 2 giáo viên giảng dạy. Vì vậy, để có học sinh đi học các giáo viên phải đến từng gia đình để vận động phụ huynh cho con đến trƣờng học tập.

Đến năm 1991 trƣờng đổi tên thành Trường Dạy chữ và Dạy nghề cho trẻ điếc Hải Phòng. Đến nay, trƣờng có 195 HS là trẻ khiếm thính, trẻ khuyết

tật trí tuệ và trẻ đa tật. Ngơi trƣờng cũ khơng đủ đáp ứng, đến năm 2001, đã chuyển sang ngôi trƣờng mới xây dựng trên diện tích 5.300m2 và đổi tên thành trƣờng Khiếm thính Hải Phịng. 0 50 100 150 200 1976 1980 1985 1990 1995 2000 2006 2012 2 6 9 11 14 18 21 26 18 54 70 85 100 125 170 195 Giáo viên Học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường khiếm thính hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)