8. Cấu trúc luận văn
1.3. Vị trí và vai trị của giáo viên trung học phổ thơng trong hệ thống
1.3.1. Một số đặc điểm của trường trung học phổ thông
- Xét trên phương diện tổng thể, trong nhà trường thì ĐNGV là đối tượng quản lý. Để quản lý có hiệu quả trước hết là làm cho giáo viên thực hiện vai trò làm chủ quá trình giáo dục, làm chủ nhà trường. Có thể nói ĐNGV vừa là đối tượng vừa là chủ thể quản lý giáo dục.
- ĐNGV trường THPT bao gồm những chuyên gia giảng dạy riêng rẽ từng bộ môn khoa học. Đây là đặc điểm nổi bật cho thấy tiềm năng nhân lực dồi dào, phong phú và đa dạng của đội ngũ trong việc giáo dục học sinh cũng như trong việc phát huy cao hiệu quả dạy và học của nhà trường và cộng đồng.
- Các em học sinh là đối tượng của giáo dục và cũng là đối tượng của quản lý trường học. Nhưng trong quá trình giáo dục, kết quả của giáo dục lại tùy thuộc vào chỗ người giáo viên có phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học không?. Để quản lý tốt nhà trường cần phải tạo ra điều kiện và bầu khơng khí học tập cho học sinh mà ở đó các em thực sự là chủ thể của quá trình giáo dục.
Trong nhà trường các quá trình giáo dục thường trải qua trong một thời gian dài nhất định. Những phẩm chất nhân cách của học sinh được tạo ra ngày hôm nay là để cho ngày mai khi họ bước vào cuộc sống. Chính đặc điểm này, càng đòi hỏi Nhà quản lý giáo dục phải có tầm nhìn xa, nhưng lại phải cập nhật những vấn đề thực tiễn và nhạy bén với các vấn đề có tính triển vọng trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Cũng chính từ yêu cầu này càng đòi hỏi cấp thiết đối với học sinh khi chuẩn bị bước vào đời là hoặc phải có kiến thức tốt để học lên
cao hơn (trường đại học, cao đẳng) hoặc là đi học nghề hoặc tham gia ngay vào lao động sản xuất. Đây là đặc điểm mà cần phải lưu ý trong công tác quản lý.
1.3.2. Vị trí, vai trị và nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông
- Nghề dạy học là một nghề lao động đặc biệt: Đối tượng lao động là con người; công cụ lao động chủ yếu là nhân cách nhà giáo; mơi trường giáo dục mang tính văn hố, đạo đức cao. Sản phẩm của loại lao động đặc biệt này cũng rất đặc biệt: Đó là con người có nhân cách (phẩm chất và năng lực) đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vì vậy, nhà giáo có vai trị hết sức quan trọng trong nhà trường vừa có vị thế hết sức quan trọng trong nhà trường và được xã hội tôn vinh.
- Về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên được quy định tại điều 72 và 73 của Luật Giáo dục 2005.
1.4. Quan niệm về phát triển đội ngũ giáo viên THPT
1.4.1. Quan niệm về phát triển đội ngũ giáo viên
Phát triển đội ngũ giáo viên trong giáo dục chính là xây dựng và phát triển một tổ chức những người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý chí kiên định trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hố dân tộc đồng thời có khả năng tiếp thu nền văn hoá tiến bộ của nhân loại. Phát triển đội ngũ giáo viên THPT thực chất là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố: Quy mô, chất lượng và cơ cấu
1.4.2. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên
Phải xây dựng được một đội ngũ giáo viên cho mỗi nhà trường THPT đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất , lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý , phát triển đúng định hướng và có hiệu quả giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp CNH- HDH đất nước.
- Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về cơ cấu chuyên ngành, độ tuổi, giới tính, chun mơn nghiệp vụ ... hay nói cách khác tạo ra ê kíp đồng bộ, đồng tâm nhất ta có khả năng hỗ trợ bù đắp cho nhau về mọi mặt.
- Chất lượng: thể hiện bằng phẩm chất, năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.
Theo GS. Nguyễn Đức Chính: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, đều có điều kiện và mục tiêu phát triển riêng và khi đạt được mục tiêu đề ra tức là đã đảm bảo được chất lượng.
1.4.3. Các thành tố cơ bản của phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông học phổ thông
1.4.3.1. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên
Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực là nội dung chủ yếu của hoạch định tài nguyên nhân sự. Có nhiều định nghĩa khác nhau về xây dựng quy hoạch tài nguyên nhân sự. Tuy nhiên, tất cả đều có một điểm chung là hoạch định nguồn nhân lực liên quan đến xác định nhu cầu nhân lực, dự báo nhân lực hiện có và xác định những bổ sung thay thế để duy trì đội ngũ cả về chất và lượng nhằm đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức và vấn đề ra các kế hoạch cụ thể để có nguồn tài nguyên nhân sự đó.
Qui hoạch (lập kế hoạch nói chung) phát triển đội ngũ giáo viên là một tiến trình đề ra và thực hiện các công việc về nhân lực để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu đội .ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của nhà trường và đảm bảo việc bố trí sử dụng đội ngũ có hiệu quả.
Quy trình quy hoạch đội ngũ giáo viên có bốn mặt cơ bản sau:
- Lập kế hoạch cho những nhu cầu tương lai (về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên).
- Lập kế hoạch cho sự cân đối tương lai bằng cách so sánh số lượng thành viên cần thiết với số lượng thành viên hiện có mà nhà trường muốn lưu lại
- Lập kế hoạch để tuyển mộ hoặc sa thải giáo viên. - Lập kế hoạch để phát triển đội ngũ giáo viên.
1.4.3.2. Tuyển chọn giáo viên
Tuyển chọn đội ngũ giáo viên là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm chọn lựa, quyết định xem trong số những người dự tuyển, ai là người đủ tiêu chuẩn làm việc trong nhà trường nhằm đảm bảo nhu cầu về số lượng giáo viên như bản quy hoạch đề ra.
Việc tuyển chọn, bổ sung đội ngũ giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường. - Căn cứ vào định biên số giáo viên theo quy định.
- Dựa vào kết quả đánh giá thận trọng và toàn diện những người dự tuyển.
1.4.3.3. Sử dụng giáo viên
Đó là việc sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên vào các cơng việc, vị trí cụ thể, nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có của họ và hồn thành mục tiêu của nhà trường.
Phân cơng, bố trí giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Nếu phân cơng, bố trí đúng với năng lực, sở trường từng người thì sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên. Giáo viên có trình độ, có năng lực sẽ phát huy tốt khả năng của mình, giáo viên yếu kém buộc phải tự phấn đấu vươn lên để hồn thiện mình, thúc đẩy họ lao động sư phạm có hiệu quả. Ngược lại phân cơng, bố trí khơng hợp lý sẽ làm giảm chất lượng cơng việc cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
Sự đề bạt là biện pháp có ý nghĩa nhất để ghi nhận thành tựu cá nhân. Do đó đề bạt phải khơng bị hoen ố bởi sự thiên vị.
Khi phân cơng, bố trí, hiệu trưởng cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực của từng người. - Đảm bảo tính cộng đồng, hợp tác trong dạy học và giáo dục. - Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong phát triển.
Khi phân công, bố trí giáo viên dạy bộ môn cần tiến hành theo các bước sau:
- Cá nhân đề đạt nguyện vọng.
- Tổ chuyên môn trao đổi bàn bạc dự định phân công dựa trên đánh giá năng lực giáo viên ở năm học trước.
- Hiệu trưởng dựa trên dự kiến phân công của tổ để ra quyết định Khi phân công giáo viên làm chủ nhiệm lớp, ngoài việc căn cứ phân công chuyên môn, hiệu trưởng cần đưa ra những tiêu chí để lựa chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm, đồng thời chăm lo nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh.
Công tác phát triển sử dụng ĐNGV thường gắn bó hữu cơ với các thành tố khác trong hoạt động phát triển giáo viên như tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và tạo mơi trường phát triển (chính sách, chế độ đãi ngộ...).
1.4.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Đào tạo đội ngũ giáo viên được hiểu là hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, hướng vào việc hình thành các kỹ năng cho các công việc trong tương lai, trách nhiệm cao hơn, nặng nề và phức tạp hơn.
Bồi dưỡng là việc hướng đội ngũ giáo viên vào việc duy trì và hồn thiện kết quả thực hiện cơng việc hiện có, đang diễn ra.
Nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bao gồm: - Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị. - Bồi dưỡng kiến thức chun mơn theo ngành. - Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên.
Người quản lý có thể sử dụng bốn quy trình để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với các thành viên trong nhà trường: (1) Thẩm định kết quả làm việc; (2) Phân tích u cầu của cơng việc; (3) Phân tích tổ chức; (4) Nghiên cứu nguồn nhân lực.
Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.
- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
- Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng.
Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên đã nêu trên có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau làm cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả tối ưu Công tác bồi dưỡng giáo viên cũng khơng thể có hiệu quả nếu giáo viên khơng có lịng u nghề, mến trẻ, khơng có tình cảm và lý tưởng nghề nghiệp, khơng tự giác, tích cực tự học, tự bồi dưỡng, vì vậy cần giáo dục cho giáo viên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là một nhu cầu, là mục đích sống của bản thân.
1.4.3.5. Đánh giá giáo viên
Nói đến hiệu quả hoạt động của đội ngũ giáo viên THPT là nói đến mục tiêu đặt ra được hoàn thành tốt xấu thế nào và ở mức độ nào. Hệ thống giáo dục trung học hoạt động có hiệu quả khi hệ thống đáp ứng được các yêu cầu sau: đánh giá đúng đối tượng học sinh, đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn xã hội; kiến thức truyền đạt phải có tính thời sự; nội dung bài giảng đảm bảo chuẩn kiến thức, cách truyền đạt ngắn gọn, vừa đủ. Tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục đã quan niệm: "Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Khơng có đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ trở thành một hệ thống một chiều,... Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hồn thiện" [6, tr.35].
Đánh giá đội ngũ giáo viên được hiểu là việc so sánh kết quả hồn thành cơng việc cá nhân được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích đã xác định cho vị trí làm việc đó. Nếu kết quả thấp thì cần phải có kế hoạch bồi dưỡng/ chuyển trường, cịn nếu đạt kết quả cao thì được khen thưởng, đề bạt.
Đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên là một hệ thống chính thức, sử dụng các phương pháp thu thập thơng tin, phân tích, đánh giá kết quả cơng việc theo các mục tiêu đã xác định của cá nhân hay tổ chức có tính định
Đánh giá thực hiện liên quan đến việc kiểm tra - đánh giá thực hiện
của cá nhân trong tương quan với các mục tiêu và tiêu chuẩn của tổ chức. Kích thích động viên cán bộ giáo viên thơng qua các điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ. Đặc trưng của bước này liên quan đến khen thưởng, thuyên chuyển giáo viên, cải tiến cơ cấu tổ chức, cung cấp phản hồi, giữ liên lạc giữa nhà quản lý với nhân viên và bộ phận hỗ trợ.
1.4.3.6. Chính sách đối với giáo viên
Đây là nội dung khá quan trọng trong hoạt động phát triển giáo viên. Đãi ngộ liên quan đến quyết định về lương, phúc lợi và thưởng. Là một bộ phận vô cùng quan trọng trong phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, bởi lẽ nó quyết định động cơ, sự nhiệt tình và gắn bó của họ với cơng việc mà nếu khơng có các yếu tố đó thì nhà trường khơng thể đạt hiệu quả hoạt động dù cho đã lựa chọn đúng và phát triển được một đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ và năng lực cao.
Luật Giáo dục (2005) chỉ rõ: "Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chun mơn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ', "Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ [21, tr.114, 115]. Luật cũng qui định rõ chính sách đối với
nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cơng tác ở trường chun biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đã dành hẳn một chương về chính sách đối với giáo viên.
Chỉ thị 40, trong phần Xây dựng và hồn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng đã chỉ rõ: "Rà soát, bổ sung, hồn thiện các quy định' chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm, tồn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhất là ở bậc đại học, tạo cơ sở pháp lý để nhà giáo có quyền và trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học" [1] .
"Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác" [3].
Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên theo các văn bản nhà nước đã ban hành vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và tồn xã hội. Vì vậy, mỗi nhà trường cần xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân mỗi giáo viên và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
1.4.3.7. Các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên
Để thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cần đảm bảo các điều kiện sau:
a. Đáp ứng nhu cầu chính đáng của giáo viên