8. Cấu trúc luận văn
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển
Nguyên tắc tính kế thừa, thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập. Mặt khác, các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng vốn có của nhà trường, của xã hội, phát huy được ý thức tự giác, năng lực của đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo sự phát triển bền vững đội ngũ giáo viên.
3.1.2. Nguyên tắc tính phù hợp
Các biện pháp phải có tính phù hợp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán của địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý về văn hóa. Tính phù hợp ở đây có nghĩa là biện pháp đưa ra phải là những biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương và xu thế phát triển của xã hội.
3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả
Các biện pháp phải đảm bảo tính hiệu quả. Có nghĩa là, đích cuối cùng của mỗi biện pháp đưa ra là phải đạt được kết quả như thế nào. Một biện pháp được coi là hiệu quả, khi biện pháp đó được triển khai đạt được kết quả như dự kiến, trong đó “chi phí” thì “ít nhất” mà đem lại “lợi ích” thì “nhiều
nhất” . Biện pháp giải quyết được vấn đề đặt ra và không nảy sinh vấn đề mới
phức tạp và khó khăn hơn.
3.1.4. Nguyên tắc tính khả thi
Như phân tích ở trên, muốn một biện pháp đi vào cuộc sống thì phải có tính phù hợp, chính sự phù hợp đã đảm bảo tính khả thi. Tính khả thi ở đây là biện pháp khơng bị các yếu tố chi phối nó ràng buộc ở mức độ cao.
3.1.5. Nguyên tắc tính đồng bộ của các biện pháp
Tính đồng bộ có thể hiểu là: Để giải quyết được một vấn đề gì đó chúng ta cũng đồng thời phải áp dụng nhiều biện pháp cùng một lúc, nhằm mục đích biện pháp này hỗ trợ biện pháp kia, tạo điều kiện và làm tiền đề cho nhau để cùng đạt mục đích chung đã đề ra.
3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên của 2 Trường THPT công lập huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên, đồng thời vận dụng lý luận liên quan đến những vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đề xuất 7 biện pháp cụ thể nhằm phát triển đội ngũ giáo viên của 2 Trường THPT công lập huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Mỗi biện pháp, được trình bày theo trình tự: nêu ý nghĩa của biện pháp, nội dung của biện pháp và việc tổ chức thực hiện.
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp cơng về vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế
3.2.1.1. Ý nghĩa
Nhằm làm cho nhân dân và tồn xã hội nhận thức rõ vai trị quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
3.2.1.2. Nội dung
Tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qui định của Ngành, địa phương và nhà trường, về nhiệm vụ, quyền của giáo viên,...
Đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên nhà trường về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Phát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, trong việc giữ gìn uy tín để phát triển bền vững nhà trường.
Xây dựng những tấm gương sinh động về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong đội ngũ giáo viên. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện
Công tác tuyên truyền góp phần truyền bá tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và xây dựng niềm tin; tác động vào tình cảm để cổ vũ, thúc đẩy hành động của đối tượng theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng.
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, cần phải:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của chi ủy, chi bộ nhà trường để đảm bảo cho công tác tuyên truyền hoạt động đúng hướng, đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch cụ thể; hằng năm tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đi đôi với việc sơ, tổng kết về công tác tuyên truyền.
Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 34-CT/TW, ngày 30/5/ 1998 của Bộ Chính trị (khố VIII) về tăng cường cơng tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng viên trong các trường học; Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Quyết định 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010"; Thông báo kết luận số 242- TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
- Các nhà trường làm tốt vai trị chính trong việc tham mưu với các cấp ủy đảng và chính quyền trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
- Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, làm cho tồn xã hội nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, một nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.
3.2.2. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay
3.2.2.1. ý nghĩa
Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT là bản luận chứng khoa học trong đó thể hiện sự bố trí sắp xếp tồn bộ ĐNGV trong trường THPT. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên nhà trường đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
3.2.2.2. Nội dung
Kế hoạch hóa nhu cầu giáo viên dựa trên kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo giai đoạn từ nay đến năm 2020. Dự báo nhu cầu giáo viên THPT trên địa bàn huyện Phù Cừ. Phải lập dự báo về quy mô học sinh THPT, tỷ lệ phát triển của học sinh THPT trong dân số độ tuổi từ 5 năm đến 10 năm tới, theo phương pháp định hướng phát triển giáo dục THPT của huyện Phù Cừ làm căn cứ để dự báo nhu cầu giáo viên. Xác định nguồn bổ sung đội ngũ giáo viên cho các trường THPT.
Định kỳ kiểm tra, đánh giá, tổng kết và đề xuất các biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng việc hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên.
Đưa ra khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT.
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện
Lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên là việc xác định nhu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu về đội ngũ giáo viên nhằm đủ về số lượng để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Khi lập quy hoạch, hiệu trưởng cần căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ GĐ&ĐT định biên cho trường THPT, căn cứ vào nội dung, kế hoạch giáo dục và thực trạng về số lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Bản quy hoạch được xây dựng trước khi bước vào năm học mới để Sở GD&ĐT xét duyệt.
Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo 3 bước:
Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch phát triển của nhà trường từ nay đến 2015, tầm nhìn 2020 để lập kế hoạch xác định nhu cầu giáo viên cho giai đoạn.
Bước 2: Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên nhà
trường, trong đó có dự báo số giáo viên nghỉ hưu, chuyển cơng tác, được bổ nhiệm, để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ.
Bước 3: So sánh giữa nhu cầu và thực trạng để lập kế hoạch tuyển chọn, thuyên chuyển, sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo cho từng năm học cũng như cho cả giai đoạn.
Theo quy trình trên, sẽ xác định được nhu cầu giáo viên của nhà trường trong thời gian từ nay đến 2020, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ cơ cấu và đảm bảo chất lượng. Định kỳ, hằng năm và kết thúc mỗi giai đoạn (2011- 2015, 2015- 2020), nhà trường tiến hành kiểm tra, đánh giá, tổng kết, đề xuất các biện pháp và đưa ra các khuyến nghị với các cấp lãnh đạo nhằm hồn thiện cơng tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường.
3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ huy tối đa tiềm năng của đội ngũ
3.2.3.1. ý nghĩa
Đổi mới công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên theo hướng giao quyền tự chủ cho nhà trường. Đồng thời đổi mới công tác sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy khả năng sẵn có của đội ngũ, mang lại sự phát triển tồn diện và bền vững đội ngũ giáo viên nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung
a. Về công tác tuyển chọn
Tuyển chọn giáo viên nhằm đảm bảo nhu cầu về số lượng giáo viên như bản quy hoạch đề ra. Việc tuyển chọn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường. - Căn cứ vào định biên số giáo viên theo quy định. - Dựa vào kết quả nghiên cứu thận trọng và toàn diện.
Dựa vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên để lập kế hoạch tuyển chọn, trong kế hoạch làm rõ các nội dung sau: đối tượng tuyển, tiêu chuẩn tuyển, hồ sơ, phương thức, chỉ tiêu (số lượng, cơ cấu), quy trình, lịch tuyển và các chính sách tuyển chọn.
Phân cơng, bố trí giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Đó là việc phân công giáo viên dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp trong trường. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên, ngược lại phân cơng, bố trí khơng hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
Về quan điểm sử dựng đội ngũ gián viên của nhà trường là: phân công “đúng người, đúng việc” , “giao việc, gắn trách nhiệm” và đạt hiệu quả sử dụng là “giỏi một việc, biết nhiều việc”. Duy trì và giữ vững sự đồng thuận trong đội ngũ giáo viên, tạo cho họ có được một động lực làm việc tốt, làm việc hết mình, phát huy tối đa niềm say mê, sự sáng tạo trong công việc, đồng thời cần tạo ra một mơi trường và khơng khí làm việc cởi mở, thân thiện và cộng đồng trách nhiệm; lưu ý phòng tránh các nguy cơ xung đột, giải tỏa xung đột thấu tình đạt lý và những căng thẳng khơng đáng có trong đội ngũ giáo viên.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện
a. Về công tác tuyển dụng
Các nhà trường THPT huyện Phù Cừ đề nghị với Sở GD&ĐT, các cấp chính quyền của tỉnh Hưng Yên giao quyền tự chủ cho nhà trường trong công tác tuyển chọn giáo viên.
b. Về công tác sử dụng
Lãnh đạo các nhà trường THPT Phù Cừ giao cho các tổ, nhóm chun mơn dự kiến phân cơng giáo viên nhằm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của tổ, nhóm chun mơn. Sau khi có dự kiến của tổ, nhóm chun mơn, nhà trường sẽ tổ chức các Hội nghị chuyên đề với thành phần là lãnh đạo nhà trường, các tổ trưởng bộ môn và đại diện các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường để trao đổi, bàn bạc và đi đến thống nhất phương án sử dụng đội ngũ giáo viên.
Việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên phải theo Nghị quyết của chi ủy, chi bộ đảng và trách nhiệm của đảng viên; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn theo phương châm: căn cứ vào công việc để tìm người đủ điều kiện bố trí, phải kết hợp giáo viên trẻ, khỏe, có năng lực, nhiệt tình với giáo viên giàu kinh nghiệm trong công tác thực tiễn, nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo thành một tập thể vững mạnh.
3.2.4. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT đáp ứng với yêu cầu đổi theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
3.2.4.1. Ý nghĩa
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên THPT theo Chuẩn của Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan, tồn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. Việc xếp loại thi đua đội ngũ giáo viên đảm bảo chính xác và cơng bằng, làm cơ sở cho công tác khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Mặt khác, là căn cứ để lập kế hoạch sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ một cách hiệu quả.
3.2.4.2. Nội dung
Thực hiện đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn trong Quy định
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng
10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 3.2.4.3. Tổ chức thực hiện
Thực hiện phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên như sau:
- Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số ngun; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì khơng cho điểm.
Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.
- Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:
a) Đạt chuẩn :
- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.
- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.
- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí khơng được cho điểm.