Bảng 6: Bảng tỷ trọng kết cấu nguồn vốn NHNo&PTNT Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 44)

Page | 45 Hà Nội Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 2004 2005 Tổng nguồn vốn huy động 100 100

Tiền gửi dân cư 27,3 26

Tiền gửi TCKT, TCXH 42,7 42,36

Tiền gửi TCTD 7,1 3,5

Tiền gửi kho bạc 22,9 27,9

Tiền ký quĩ 0,24

( Nguồn số liệu từ Báo cáo tổng kết nội bộ của phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp các năm 2004, 2005 ).

Qua số liệu bảng 2 ta thấy về cơ cấu nguồn vốn thì hầu hết các nguồn đều tăng trừ nguồn tiền gửi TCTD. Vốn huy động từ TCKT, TCXH chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2004 chiếm 42,7% và năm 2005 chiếm 42,36% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó vốn huy động từ tầng lớp dân cư cũng tăng nhanh, năm 2005 đã tăng 437 tỷ so với năm 2004. Với kết quả trên đã chứng minh trong chiến lược huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội, việc tăng cường huy động vốn từ các tầng lớp dân cư có vai trò rất quan trọng. Ngoài sự gia tăng về nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư, nhìn vào bảng 2 ta nhận thấy nguồn vốn huy động từ các TCKT và tiền gửi Kho bạc tăng rất nhanh. Năm 2005 tiền gửi TCKT tăng 954 tỷ và tiền gửi Kho bạc tăng 1.106 tỷ so với năm 2004. Để đạt được kết quả trên do NHNo&PTNT Hà Nội đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, với 12 chi nhánh, 38 điểm huy động vốn và nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiền gửi bậc thang, tiết kiệm khuyến mại, tiết kiệm khuyến mại bằng hiện vật, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại với nhiêu hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước, đồng thời NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt phù hợp lãi suất của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động vốn ngoại tệ và sự biến động giá cả theo tong thời điểm đã góp phần nâng cao chất, số lượng huy động vốn từ dân cư. Không những thế phong cách giao dịch mới được thay đổi ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng.

2.3.2. Màng lưới huy động vốn.

Một trong những giải pháp đầu tiên để một ngân hàng tiến hành huy động được nguồn vốn là việc mở rộng màng lưới huy động. NHNo&PTNT Hà Nội là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước. Nơi đây có trụ sở chính của NHNN Việt Nam, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, hàng chục ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các sở giao dịch, ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính, ngân hàng người nghèo; gắn liền với nó là mạng lưới đông đảo các chi nhánh của ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, quỹ tín dụng nhân dân

Page | 46

Hà Nội

trung ương của thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy để huy động được vốn NHNo & PTNT Hà Nội phải không ngừng mở rộng màng lưới. Đến hết năm 2005, ngân hàng có một mạng lưới hoạt động gồm 12 chi nhánh ngân hàng cấp 2 với 44 phòng giao dịch.

2.3.3. Các hình thức huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội.

Nhìn vào bảng tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội ta thấy nguồn vốn của ngân hàng trong 3 năm 2003, 2004, 2005 chỉ có nguồn vốn huy động. Với số liệu này cho thấy trong 3 năm ngân hàng đã đạt được một quy mô vốn vững chắc, chênh lệch giữa các năm không quá lớn, không gây mất cân đối, ổn định trong kinh doanh. Nếu chỉ so sánh trong hai năm 2004, 2005 thì:

Tổng nguồn vốn năm 2005 tăng 2.325 tỷ, tăng 25% so với năm 2004, tăng trên 400 tỷ so với kế hoạch Trung Ương giao. Trong đó:

Tiền gửi tiết kiệm: 2.667 tỷ tăng 669 tỷ chiếm 23%, tăng 33,5% so với năm 2004.

Tiền gửi TCKT: 4.915 tỷ chiếm 42,7%, tăng 24,1% so với năm 2004.

Tiền gửi TCTD: 402 tỷ chiếm 3,6%, giảm 38,8% so với năm 2004.

Tiền gửi kỳ phiếu: 298 tỷ chiếm 2,7%, giảm 43,7% so với năm 2004.

Tiền gửi Kho bạc: 3.234 tỷ chiếm 28%, tăng 51,9% so với năm 2004

Tình hình huy động vốn qua việc sử dụng các công cụ huy động.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 44)