Biện pháp 4: Tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên sơn tây, thành phố hà nội luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 76 - 78)

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cộng

đồng, địa phương cho học sinh

3.2.4.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này góp phần giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách cho học sinh. Mặt khác còn gián tiếp giúp các em nắm được hệ thống giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam từ đó giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, định hướng giáo dục tư tưởng tình cảm hành động con người Việt Nam. Giúp các em mặc dù tiếp cận với những khoa học hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc độc đáo của dân tộc mình. Chính từ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc mà giúp các em vượt qua mn vàn khó khăn, thử thách trong học tập, lao động rèn luyện sẵn sàng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc với tình yêu quê hương đất nước thiết tha.

3.2.4.2 Nội dung của biện pháp

Giáo dục cho học sinh những giá trị đạo đức truyền thống: “truyền thống ” là những giá trị tinh thần của con người được hình thành trong hoạt động, quan hệ ứng xử và được truyền từ đời này sang đời khác, được mọi người nhận thức, thừa nhận, tự giác thực hiện, tự điều chỉnh nhờ dư luận của xã hội.

Hệ thống đạo đức truyền thống cần giáo dục cho học sinh bao gồm:

Truyền thống yêu nước nồng nàn: Là sự biểu hiện tình cảm, ý chí, hành

động của con người Việt Nam từ thế hệ này truyền sang thế hệ sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Truyền thống nhân nghĩa: Đây là đạo lý cao thượng của dân tộc ta đó là

lịng nhân ái, sự giúp đỡ yêu thương giúp đỡ lẫn nhau... lòng vị tha cả với kẻ thù.

Các truyền thống trong giáo dục như: Tôn sư trọng đạo, truyền thống

hiếu học, uống nước nhớ nguồn…

truyền thống cho học sinh, nhất là hiện nay khi mặt trái của cơ chế thị trường đang gây một số những hậu quả nghiêm trọng đó là lối sống thực dụng, quên mất q khứ, khơng có niềm tin lý tưởng ở tương lai. Đó là sự suy thối đạo đức, chạy đua với thị hiếu tầm thường, đó là sự tham nhũng...

Tổ chức triển khai kế hoạch, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá quan tâm duy trì và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh.

3.2.4.3 Quy trình thực hiện

Thời gian qua trong Trung tâm nội dung giáo dục mới chỉ đề cập đến các giá trị đạo đức truyền thống như: Tinh thần yêu nước, độc lập, tự chủ, đoàn kết, nhân ái, tiết kiệm...

Còn các truyền thống tiêu biểu như: Lịng hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ, sự tơn sư trọng đạo, hiếu học, tình anh em, tình bạn bè, sự gắn bó với gia đình cộng đồng, ... chưa được quan tâm đúng mức.

Chính vì vậy mà Trung tâm phải nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống để cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục đòi hỏi:

Ban giám đốc phải có kế hoạch chỉ đạo tốt nhằm nâng cao nhận thức cho từng thành viên trong Trung tâm.

Đối với mỗi cán bộ giáo viên không những làm tốt công tác giảng dạy, trau dồi cho học sinh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về các lĩnh vực khoa học mà còn phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền:

Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng.

Sử dụng sách báo với nội dung về lịch sử, văn hoá truyền thống dân tộc... để giáo dục học sinh. Đặc biệt các tác phẩm đang gây tiếng vang lớn trong lòng bạn đọc trẻ tuổi như là “Mãi mãi tuổi 20” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”.

việc xây dựng dư luận cộng đồng. Thơng qua dư luận có thể điều chỉnh các hành vi của học sinh.

Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục:

Tổ chức các hoạt động giáo dục trong Trung tâm nhằm giáo dục tri thức về các giá trị đạo đức truyền thống. Nó là khởi đầu xây dựng cho học sinh những thói quen tốt đối với các giá trị đạo đức truyền thống.

Tổ chức tốt các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đặt biệt hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, du lịch, hội thảo nhằm giúp các em có dịp rèn luyện các hành vi tốt, phịng ngừa các hành vi xấu qua hoạt động thực tiễn đó.

Nghiên cứu khả năng lồng ghép nội dung giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống vào các môn học.

Tạo môi trường thuận lợi giúp cho việc tuyên truyền giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống.

3.2.4.4 Các điều kiện thực hiện

Việc tổ chức, triển khai thực hiện có kế hoạch chặt chẽ, phù hợp. Bộ máy quản lý hoạt động GDĐĐ của Trung tâm phải được vận hành thường xuyên, liên tục thành nếp. Kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS phải đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên sơn tây, thành phố hà nội luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)