Những nội dung đổi mới giáo dục phổ thông và Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 32 - 34)

 Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng ghi trong

Nghị quyết 40/2000/QH10 [24]

“Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới...”.

“Tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học ; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại...”.

“Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục...".

“Đổi mới nội dung chương trình, SGK, phương pháp dạy và học, phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng GV và cơng tác QLGD”.

Chương trình, SGK là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.

 Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và giáo

dục THCS:

Chúng ta đang thực hiện đổi mới GDPT, từ năm học 2002 - 2003 thực hiện chương trình, SGK mới ở tiểu học và trung học cơ sở. Công cuộc đổi mới lần này có tính chất tồn diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, thiết bị dạy học và đánh giá trong GDPT, kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng theo định hướng như sau:

* Đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, đảm bảo phát triển hài hoà về đức, trí, thể, mĩ, các kĩ năng cơ bản, chú ý định hướng nghề nghiệp, hình thành và phát triển cơ sở ban đầu về phẩm chất và kĩ năng cần thiết cho người lao động phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

* Nội dung chương trình giáo dục phổ thơng phải cơ bản, tinh giản, thiết thực và cập nhật với sự phát triển khoa học công nghệ, KT-XH. Tăng cường thực hành vận dụng, gắn với thực tiễn Việt Nam và tiến kịp chương trình giáo dục phổ thơng thế giới.

- Coi trọng đổi mới phương pháp dạy học, giúp HS học tập sáng tạo, biết giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh tri thức mới; đảm bảo hài hoà giữa dạy người, dạy chữ, hướng nghiệp và dạy nghề.

- Đảm bảo tính thống nhất cao, phù hợp đối tượng HS, tạo điều kiện phát triển năng lực của từng đối tượng. Tôn trọng đặc điểm địa phương, vùng miền.

- Chương trình, SGK phải đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, thể hiện được tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục, đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện - đánh giá. Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng HS bằng các nội dung tự chọn khơng bắt buộc nhằm phân hố theo năng lực, sở trường của HS. Đảm bảo sự liên tục giữa các cấp, bậc học, giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.

* Đào tạo và bồi dưỡng GV đáp ứng được việc đổi mới giáo dục phổ thông là nhiệm vụ trọng tâm trong 10 năm tới.

* Từng bước nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Đảm bảo đủ các thiết bị dạy học tối thiểu, đặc biệt là các thiết bị tin học, theo hướng thiết bị dạy học là nguồn cung cấp tri thức, là phương tiện cho HS hoạt động và học tập.

* Đổi mới quản lí giáo dục từ khâu phân cấp quản lí, mơi trường pháp lí đến thanh tra giáo dục; nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, tăng cường chức năng quản lí nhà nước của các cấp quản lí giáo dục ; ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào quản lí giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)