Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường Trung học cơ sở về công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 62 - 65)

 Giáo dục Trung học cơ sở

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường Trung học cơ sở về công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên

sở về công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và quận Hải An nói riêng, Quận uỷ, HĐND, UBND quận đã chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội và mọi tầng lớp nhân dân trong quận tập trung quan tâm và đầu tư cho phát triển giáo dục. Từ những nhận thức đó, những năm gần đây giáo dục đã được quan tâm như : chú trọng đầu tư CSVC, trang thiết bị; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên. Quận Uỷ ra nghị quyết chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn quận, Uỷ ban nhân dân quận đã xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo định hướng đến năm 2020: Xây dựng đề án trường chuẩn, đề án phát triển trường, lớp đáp ứng yêu cầu tăng dân số cơ học trên địa bàn quận...

Khi mới thành lập quận, ngành giáo dục Hải An đồng thời phải đứng trước hai nhiệm vụ, đó là: Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và chuyển từ cơ chế cấp huyện sang cơ chế cấp quận. Với mục tiêu đưa giáo dục của quận Hải An sớm hội nhập với các quận phát triển trong thành phố, Phòng Giáo dục đã cùng với các ngành học, bậc học trong toàn quận bàn bạc thống nhất xây dựng phương hướng nhiệm vụ kế hoạch của năm học 2004-2005 và giải pháp chiến lược cho các năm tiếp theo, đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên – lực lượng quyết định tới chất lượng giáo dục.

Phòng Giáo dục đã chỉ đạo các trường trong quận tập trung tuyên truyền để cán bộ giáo viên thực hiện tốt mọi chủ trương đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng kế hoạch cho các các hoạt động trong nhà trường và tích cực, chủ động trong công việc. Chỉ đạo

việc tự học, nghiên cứu, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chun mơn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Để nắm được tình hình nhận thức về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, chúng tôi đã tiến hành khảo sát CBQL và GV của 6/6 trường THCS trong toàn quận. Nội dung khảo sát dựa vào các lĩnh vực chuyên môn cần bồi dưỡng. Trong mỗi nội dung nêu các mức độ cần thiết để xin ý kiến. Kết quả: tổng số phiếu điều tra: 180 phiếu của 6 trường THCS (Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát, Lê Lợi, Đằng Hải, Dằng Lâm). Tất cả các số phiếu điều tra thu được đều trả lời đầy đủ nội dung ghi trong phiếu, kết quả được tổng hợp và ghi lại ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Kết quả thăm dò ý kiến của CBQL trường THCS về mức độ cần thiết của các nội dung bồi dưỡng chuyên môn GV

STT Nội dung Mức độ (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1 Bồi dưỡng chuẩn hoá và bồi dưỡng nâng chuẩn cho

giáo viên để nâng cao chất lượng đội ngũ

100 0 0

2 Bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên theo chu kỳ 82,5 17,5 0

3 Bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình sách giáo

khoa mới

82,2 17,8 0

4

Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn (Lập kế hoạch; Đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá; Sinh hoạt chuyên môn…)

85,4 14,6 0

5

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật mới, khai thác và ứng dụng CNTT trong dạy học. Bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ

68,4 29,2 2,4

6 Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học và

viết sáng kiến kinh nghiệm

Bảng 2.10. Kết quả thăm dò ý kiến của giáo viên trường THCS về mức độ cần thiết của các nội dung bồi dưỡng chuyên môn GV

STT Nội dung Mức độ (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1 Bồi dưỡng chuẩn hoá và bồi dưỡng nâng chuẩn cho

giáo viên để nâng cao chất lượng đội ngũ

81,5 18,5 0

2 Bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên theo chu kỳ 79,3 20,7 0

3 Bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình sách giáo

khoa mới 81,4 18,6 0

4

Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn (Lập kế hoạch; Đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá; Sinh hoạt chuyên môn…)

82,3 17,7 0

5

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật mới, khai thác và ứng dụng CNTT trong dạy học. Bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ

65,2 27,3 7,5

6 Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học và

viết sáng kiến kinh nghiệm

65,7 22,5 11,8

Kết quả thăm dị cho thấy:

- Có 100% số CBQL và GV được hỏi đều nhận thức được rằng: việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV là cần thiết và rất cần thiết. Điều này chứng tỏ đội ngũ CBQL và đội ngũ GV THCS đã xác định rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết của cơng tác BD chun mơn trong giai đoạn hiện nay. Kết quả này cũng cho thấy GV THCS rất quan tâm tới việc BD chuyên mơn, có nhu cầu và mong muốn được tham gia tiếp tục học tập nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy.

- Có 100 % số GV có tuổi đời dưới 40 được hỏi đều có nhu cầu tiếp tục được đi học để nâng cao trình độ và nâng chuẩn đào tạo, đặc biệt muốn được tiếp cận những vấn đề mới như ứng dụng CNTT vào quản ký và giảng dạy hoặc những phương pháp kiểm tra đánh giá mới. Những GV có tuổi đời lớn hơn 40, có nhu cầu được bồi dưỡng tại địa phương.

- Tuy vậy, vẫn còn một số GV THCS coi nhẹ việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật mới, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong

dạy học, bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm.

Chính vì hạn chế về nhận thức tầm quan trọng của công tác BD chuyên môn GV mà dẫn đến việc xem nhẹ quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đó là nguyên nhân làm thấp chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)