trường tiểu học
Tính chất quần chúng và cách mạng của Đội được khẳng định từ những kết quả thực tiễn, quá trình hoạt động và phát triển của mình. Từ đó vai trị, vị trí của Đội được khẳng định: là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của đoàn THCS Hồ Chí Minh, là nịng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho đội viên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động tập thể do Đội tổ chức. Phương thức và biện pháp giáo dục của Đội mang bản sắc riêng thể hiện là một lực lượng giáo dục của một tổ chức trẻ em, kết hợp với sự hướng dẫn của anh, chị phụ trách.
Đội là lực lượng dự bị của đồn vừa thể hiện tính phát triển của tổ chức Đội và đội viên, vừa là nhiệm vụ của Đội giúp đội viên phấn đấu trở thành đồn viên TNCS, góp phần trực tiếp vào việc đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp của đồn. Mục đích của của Đội thể hiện rõ ở khẩu hiệu Đội:
“ Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại Sẵn sàng !” [16, tr.1]
Khẩu hiệu có hai vế vừa gắn nhiệm vụ cách mạng của đất nước, vừa gắn với lí tưởng cao đẹp của Bác Hồ. Khẩu hiệu vừa có tính hành động, vừa mang tính lí tưởng. Việc thực hiện mục tiêu của Đội được thể hiện rõ ở những nhiệm vụ của Đội và đội viên được cụ thể hóa phù hợp với lứa tuổi các em, với vai trị vị trí và khả năng của tổ chức Đội. Đội phải góp phần trực tiếp vào việc giúp đội viên trở thành con ngoan, trị giỏi, đội viên tốt, người đồn viên TNCS Hồ Chí Minh; nghĩa là lớp người kế tục sự nghiệp của Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Nhiệm vụ của Đội
Nhiệm vụ thứ nhất là: các tập thể Đội và đội viên đều phải phấn đấu,
rèn luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cơng dân tốt, đồn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh .
Nhiệm vụ thứ hai là: Các tập thể Đội phải có trách nhiệm giúp đỡ đội
viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi…đây là nhiệm vụ thể hiện rõ tính quần chúng của Đội, đáp ứng các nhu cầu của đội viên trong quá trình phấn đấu, học tập của mình.
Nhiệm vụ thứ ba là: Các tập thể Đội và đội viên phải thực hiện các
quyền và bổn phận của trẻ em đã được nêu ở luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhiệm vụ này thể hiện nghĩa vụ của người cơng dân nhỏ tuổi để từ đó hình thành những phẩm chất của người cơng dân tốt sau này. Mặt khác, khi các em thực hiện tốt các điều quy định trong luật nghĩa là các em đã từng bước trưởng thành trong quá trình phấn đấu của mình.
Nhiệm vụ thứ tư là hoạt động quốc tế của Đội: đoàn kết, hợp tác với các
tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới để cùng tham gia đấu tranh bảo vệ những quyền của trẻ em, vì hịa bình, hạnh phúc của các dân tộc.
Mối liên hệ giữa giáo dục nhà trường và hoạt động Đội
Hoạt động Đội là hệ thống những hoạt động giáo dục do Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu giáo dục thiếu nhi theo Năm điều Bác Hồ dạy, diễn ra trong trường học và địa bàn dân cư.
- Mục đích, ý nghĩa của hoạt động Đội
Mục đích: hoạt động Đội nhằm thu hút giáo dục tất cả thiếu nhi theo 5 diều Bác Hồ dạy để các em trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
Ý nghĩa: Hoạt động Đội nhằm tập hợp thiếu nhi để thơng qua đó giáo dục các em. Hoạt động Đội tạo môi trường để các em tìm hiểu, tham gia vào thực tiễn, lao động sản xuất, văn hoá xã hội…của cuộc sống. Hoạt động Đội tạo điều kiện để các em thể hiện, tự khẳng định mình trước tập thể, qua đó xác định trách nhiệm của mình trong cơng việc củng cố và phát triển Đội. Hoạt động Đội góp phần tăng cường tính đồn kết giữa các thành viên trong và ngoài tổ chức Đội, xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh. Qua hoạt động Đội giúp các em có điều kiện tham gia những hoạt động thực tiễn, củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức, đồng thời hoạt động Đội cũng là nơi thể hiện tinh thần dân chủ.
Tính chất giáo dục của hoạt động Đội
Tính mục đích cần phải đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố sau: thoả mãn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đại đa số đội viên. Đáp ứng nhu cầu rèn luyện đội viên một cách toàn diện, nâng cao chất lượng đội viên, xây dựng và phát triển tổ chức Đội. Đảm bảo tính cơng ích xã hội, gắn chặt vào nhiệm vụ chính trị của nhà trường, của địa phương và của lợi ích xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.
Xuyên suốt 3 yếu tố trên là nội dung giáo dục cộng sản chủ nghĩa theo 5 điều Bác Hồ dạy nhằm thông qua các hoạt động của Đội để xây dựng tổ chức Đội vững mạnh theo đúng yêu cầu của điều lệ Đội, góp phần hồn thiện mục tiêu đào tạo con người toàn diện.
Tính tổ chức: Hoạt động giáo dục của Đội là hoạt động theo chương trình, kế hoạch do các em xây dựng nên và được cấp bộ đoàn cùng cấp phê duyệt. Hoạt động Đội được toàn thể các em đội viên thiếu nhi tham gia dưới sự điều khiển của chỉ huy Đội và sự hướng dẫn của phụ trách Đội. Hoạt động giáo dục của Đội diễn ra theo quy trình xác định, có sự chuẩn bị chu đáo, có tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.
Tính đối tượng: Hoạt động Đội khơng chỉ phù hợp với tâm lí lứa tuổi của
các Đội viên mà cịn phải thu hút cả sự tham gia của quần chúng thiếu niên nhi đồng. Hoạt động Đội không chỉ là hoạt động tập thể của các em cùng lứa tuổi mà cịn mở rộng cho các lứa tuổi, trong đó phải đảm bảo tính vừa sức cho từng đối tượng và kể cả đặc điểm riêng của từng em đội viên. Nói đến tính đối tượng cũng là nói đến bản chất thiếu nhi trong cả nội dung và hình thức của hoạt động Đội.
Tính tự nguyện, tự giác: Hoạt động giáo dục của Đội đề cao vai trò tự quản, tự nguyện tham gia của các em vì vậy sự tự nguyện, tự giác của thiếu nhi khi tham gia các hoạt động Đội được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi, ở hoạt động tập thể và hoạt động cá nhân đội viên, ở hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác của Đội.
Tính địa bàn: hoạt động Đội diễn ra trong và ngoài giờ học, trong nhà trường và ở địa bàn dân cư. Hoạt động ngoài giờ học hỗ trợ hoạt động trong giờ học. Hoạt động trong nhà trường và hoạt động ở địa bàn dân cư có quan hệ khăng khít, mật thiết hỗ trợ cho nhau. Hoạt động giáo dục của nhà trường và hoạt động giáo dục của Đội cùng nhằm một mục tiêu giáo dục có quan hệ tương tác với nhau.
Tính thời gian: Hoạt động Đội trong không gian và thời gian nhất định, tuỳ theo nội dung hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất và yêu cầu của công tác chỉ đạo. Do vậy hoạt động giáo dục của Đội phải đảm bảo yêu cầu về không gian. Hoạt động của Đội có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của nhà trường bởi có cùng mục đích, mục tiêu giáo dục - giáo dục thiếu nhi trở thành những con người mới, những cơng dân có ích cho xã hội, có phẩm chất:
“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào,
Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt, Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn thật thà, dũng cảm”[29,tr.39]
Trong trường tiểu học, hoạt động giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch chương trình của nhà nước là hoạt động chủ đạo. Hoạt động giáo dục của Đội nhằm hỗ trợ cho hoạt động của nhà trường đạt kết quả tốt hơn:
Với hoạt động giáo dục đạo đức: giáo dục đạo đức trong trường phổ thông qua các bài giảng về giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục công dân và giảng dạy các mơn văn hố trên lớp và thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp theo chương trình và thời khố biểu. Hoạt động giáo dục đạo đức của Đội mềm dẻo hơn cả về nội dung, hình thức và phương tiện giáo dục.
Về nội dung: Đội tập hợp và sử dụng tất cả nội dung có trong sách giáo khoa và có trong các sách báo, tạp chí, thơng tin đại chúng khác, kể cả các truyện cổ tích, truyện dân gian thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Về hình thức giáo dục: Đội chủ yếu tổ chức theo hình thức tập thể, tự giác tự quản làm cho hoạt động giáo dục trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Đội sử dụng mọi phương tiện có thể có trong nhà trường và ngồi xã hội để có thể giáo dục thiếu nhi: sách báo, tạp chí, phát thanh truyền hình, múa hát vui chơi giải trí…ngồi ra Đội cịn sử dụng các cơ sở giáo dục: nhà văn hoá, nhà thiếu nhi, câu lạc bộ thiếu nhi… để chuyển tải nội dung giáo dục của Đội.
Lực lượng giáo dục cũng phong phú. Ngồi nhà trường Đội cịn phối hợp với các cơ quan, đồn thể, qn Đội, cơng an và các lực lượng quần chúng khác tham gia giáo dục thiếu nhi.
Với hoạt động học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật: Học tập văn hoá khoa học kĩ thuật trong nhà trường diễn ra theo chương trình và thời khố biểu. Đội hỗ trợ cho hoạt động này bằng cách: Giáo dục thiếu nhi xác định mục tiêu, động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Xây dựng nề nếp học tập, phương pháp học tập. Giúp đỡ nhau học tập tốt. Hỗ trợ các bài giảng trên lớp bằng việc tổ chức hình thức hoạt động học tập hấp dẫn thiếu nhi. Tổ chức các câu lạc bộ, nhóm sở thích, tổ chức các cuộc thi, tổ chức các trò chơi, sưu tập tư liệu, tranh ảnh, tiêu bản, tổ chức các triển lãm, các cuộc tham quan du lịch. Danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, Liên Đội mạnh, Chi Đội mạnh của Đội là những hình thức động viên cá nhân và tập thể phấn đấu học tập tốt.
Với hoạt động giáo dục lao động thể chất: Hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục thể chất, sức khoẻ, vệ sinh của nhà trường cũng được quy định chặt chẽ trong chương trình chính khố và theo thời khoá biểu. Phương pháp và hình thức giáo dục tổ chức lao động, thể chất của Đội có đặc điểm riêng, phong phú và sinh động. Giáo dục lao động của Đội là lao động tập thể, cơng ích, lập quỹ xây dựng Đội, thơng qua đó giáo dục tình u lao động, yêu quý người lao động cho thiếu nhi. Cùng với các hoạt động đó là tổ chức, hướng dẫn thiếu nhi lao động tự phục vụ bản thân, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ…
Giáo dục thể dục, sức khoẻ, vệ sinh của Đội chủ yếu mang tính tập thể, tự giác, tự quản. Có nhiều hình thức giáo dục đạt kết quả tốt như: tổ chức các câu lạc bộ thể dục thể thao, các cuộc thi (vẻ đẹp đội viên, thi Đội sao đỏ, Đội chữ thập đỏ, Đội cứu thương…). Thời gian gần đây có hàng trăm nhà thiếu nhi trong cả nước ra đời, trong đó hoạt động luyện tập, thi đấu thể dục thể thao, hoạt động rèn luyện sức khoẻ được rất nhiều thiếu nhi tham gia.
Hoạt động giáo dục của Đội cần được sự hỗ trợ thường xuyên, tích cực của nhà trường. Thực tế cho thấy, ở các trường phổ thơng tiên tiến đều có tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh, phong trào Đội hoạt động sơi nổi, đạt kết quả tốt. Điều đó nói lên rằng hoạt động của nhà trường của Đội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà trường cần quan tâm ủng hộ tạo mọi điều kiện để Đội hoạt động tốt.
Về tổ chức: Đội cần có Đội ngũ giáo viên làm phụ trách các chi Đội và giáo viên - Tổng phụ trách Đội có nhiệt tình, có năng lực.
Về cơ sở vật chất: Đội cần có những điều kiện cần thiết, tối thiểu cho hoạt động, cần được nhà trường giúp đỡ: phòng Đội, các trang bị (trống, kèn, cờ, khăn quàng đỏ, còi…)
Về tinh thần: lãnh đạo nhà trường và tập thể sư phạm cần ủng hộ, động viên và tích cực tham gia các hoạt động Đội, ngồi ra cịn vận động các lực lượng xã hội, đoàn thể, nhân dân địa phương giúp đỡ Đội hoạt động. [9, tr.31-38]