- Mục đích, ý nghĩa: xác định những quy định thống nhất phối hợp độngcủa
3.2.6. Kế hoạch hoá việc phát huy tiềm năng xã hội phục vụ cho hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong trong giáo dục học sinh
- Mục đích, ý nghĩa: Trên cơ sở nắm vững được những nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động Đội, người quản lí giáo dục có những biện pháp quản lí nhằm giảm thiểu những tác động gây hại và huy động tối đa những yếu tố thúc đẩy hoạt động của Đội.
- Nội dung: Kế hoạch hoá việc phát huy tiềm năng xã hội phục vụ cho
hoạt động của Đội TNTP trong giáo dục học sinh là việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch huy động các cá nhân và tập thể có nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích muốn được chia sẻ với giáo dục nhà trường, cụ thể là công tác Đội vì sự phát triển của sự nghiệp giáo dục của nhà trường nhằm thực hiện được mục tiêu phát triển giáo dục.Tìm ra những yếu tố trong và ngồi nhà trường có tác động thúc đẩy phục vụ cho hoạt động của Đội.
- Cách thực hiện biện pháp: Trước hết ta phải xác định rõ mục đích của
việc huy động cộng đồng: Huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển trường tiểu học trong đó có tổ chức Đội TNTP nhằm hai mục đích sau: Mục đích thứ nhất là xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ cho quá trình giáo dục trẻ ở trường tiểu học như cơ sở vật chất trường lớp, Đội ngũ giáo viên….đầu tư thích đáng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội và Đội ngũ
CBPT Đội. Tạo môi trường giáo dục trẻ tốt nhất trong điều kiện có thể phấn đấu được, thống nhất giữa nhà trường - Gia đình – Xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội, góp phần nâng cao chất lượng phát triển toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam ngay từ cấp Tiểu học để phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải xác định được nội dung huy động cộng đồng: nội dung chính của huy động cộng đồng là tạo ra các nguồn lực cả vật chất và tinh thần để phục vụ xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất, để có điều kiện chăm lo cho việc dạy trẻ ở cả hai phương diện kiến thức và con người. Huy động nguồn lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lí giáo dục. Khi xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, một yêu cầu chính đáng của nhà quản lí giáo dục là cộng đồng xã hội phải đóng vai trị tích cực trong việc quyết định những yêu cầu về nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước. Có hai nguồn lực chính cần quan tâm trong q trình huy động cộng đồng là nguồn lực vật chất bao gồm tài lực, nhân lực, vật lực, đất đai, trường sở, trang thiết bị… phục vụ giảng dạy, học tập, phục vụ hoạt động của các tổ chức trong nhà trường trong đó có Đội TNTP Hồ Chí Minh; nguồn lực phi vật chất bao gồm việc tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, các yếu tố tinh thần, sự ủng hộ chủ trương giáo dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm. Trong thực tế, các nhà quản lí giáo dục ở các nhà trường chưa tập trung đúng mức để khai thác nguồn lực này cũng như vẫn thường xem nguồn lực vật chất là quan trọng hơn nguồn lực phi vật chất. Xác định đối tượng để phát huy tiềm năng của họ. Có 6 nhóm đối tượng mà người Hiệu trưởng cần quan tâm:
+ Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, các cấp bộ đoàn: Đây là lực lượng
quan trọng quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường tiểu học và cũng là lực lượng tạo cơ chế cho việc huy động cộng đồng ở địa phương, tạo điều kiện cho việc HĐCĐ triển khai thuận lợi.
+ Gia đình, cha mẹ học sinh, hội cha mẹ học sinh: đây là lực lượng có nhu
trong việc huy động cộng đồng của nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh.
+ Các cơ quan, ban ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với trường tiểu học: như y tế, công an, bảo vệ, uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em (các tổ chức
đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học…) và các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện.... Tất cả các tổ chức này tạo nên một lực lượng đơng đảo, đa dạng để nhà trường, đồn, Đội TNTP vận động trong quá trình triển khai các nhiệm vụ giáo dục .
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Đây là một lực lượng hỗ trợ quan
trọng, tạo khả năng liên kết trong việc huy động các lực lượng vật chất .
+ Bản thân ngành giáo dục và đào tạo cũng là đối tượng để huy động.
Sáu là các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín, các “mạnh thường quân”… kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp đối
tượng này tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ trong quá trình huy động cộng đồng nếu như người cán bộ quản lí giáo dục biết đột phá vào các bước phát triển quan trọng có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục. Cần nắm vững nguyên tắc: “Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết của nhân dân kết hợp hài hịa các lợi ích, thống nhất lợi ích và nghĩa vụ công dân”[30,tr.134]
- Chủ thể huy động cộng đồng: cấp ủy chi bộ, cán bộ quản lí giáo dục (hiệu trưởng, hiệu phó). Đại diện các tổ chức trong trường (BCH cơng đồn, BCH chi đoàn). Cán bộ quản lí giáo dục cùng tập thể sư phạm, Đội ngũ giáo viên giữ vai trị quan trọng trong q trình giảng dạy và giáo dục trẻ. Lời hiệu triệu huy động cộng đồng của giáo viên có sức thuyết phục mạnh nhất. Mặt khác mỗi GVCN-PTC có mối quan hệ xã hội rất rộng bởi vì họ có rất nhiều phụ huynh học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng là một chủ thể huy động cộng đồng. Có những lực lượng vừa có thể giữ vai trị chủ thể huy động cộng đồng nhưng đồng thời cũng chính là đối tượng huy động: chẳng hạn phụ huynh học sinh, ngành giáo dục, chính quyền cơ sở xã , các cấp bộ đoàn .
- Cách thức huy động cộng đồng:
+Cách thứ nhất tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng và bản thân nhà trường. Tuyên truyền là một chủ trương đúng đắn với mục đích dành những gì đẹp nhất cho trẻ, cải thiện điều kiện học tập của trẻ, đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động Đội bằng nhiều hình thức tuyên truyền như : thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hình thgức liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo địa phương, tổ chức các đại hội giáo dục, tun dương điển hình tích cực, tiên tiến …
+ Cách thứ hai xây dựng kế hoạch để phân phối các nguồn lực: việc phân phối
các nguồn lực để huy động cộng đồng là một yêu cầu khá quan trọng trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn sự phân phối lực lượng giáo viên giỏi, sự phân phối học sinh phù hợp với năng lực giáo viên để có học sinh giỏi, để hạn chế lưu ban. Sự phân phối GVCN-Phụ trách chi Đội, phụ trách nhi đồng phù hợp có năng lực tổ chức tốt hoạt động Đội, là những vấn đề cực kì quan trọng để phát huy tiềm năng xã hội đạt hiệu quả.
+ Cách thứ ba là tạo lập uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh, cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương, các cấp bộ đồn, hội đồng Đội huyện, xã thơng qua việc khẳng định uy tín chất lượng của nhà trường trong đó có hiệu quả hoạt động của Đội: Tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của
mỗi nhà trường, sự phấn đấu của mỗi thầy cơ giáo biến q trình giảng dạy thành q trình tự học của trẻ. Tạo lập uy tín bằng chính nội lực của tổ chức Đội, sự phấn đấu của mỗi người CBPT Đội giúp đội viên nhi đồng phát huy được tính tự quản ham thích tham gia hoạt động Đội ; Sử dụng hợp lí các nguồn thu. Đặc biệt là huy động đủ nguồn lực tinh thần.
+ Cách thứ tư là phát huy vai trò của GVCN, PTC, PTNĐ: giáo viên chủ nhiệm –PTC, PTNĐ có vai trị quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường, phụ huynh với cơng tác Đội. Vì vậy việc bố trí giáo viên dạy giỏi, dạy tốt làm công tác chủ nhiệm lớp và phụ trách chi Đội, nhi đồng
mang tên lớp đó sẽ tạo uy tín đối với phụ huynh học sinh, là điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. Cần chú trọng việc thường xuyên liên lạc giữa GVCN, PTC, PTNĐ và phụ huynh học sinh về việc thông báo kết quả học tập và giáo dục của học sinh về gia đình, Đội có phiếu đánh giá theo chương trình rèn luyện đội viên (có thể học sinh kiểm tra đạt điểm cao nhưng trong bảng theo dõi việc tốt hàng ngày chưa làm được thì tháng đó GVCN- PTC, PTNĐ cũng cần thông báo để học sinh, gia đình biết cùng phối hợp giáo dục các em.
+ Cách thứ năm là làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương : có thể nói chính quyền địa phương là chỗ dựa cho việc triển khai huy động cộng đồng phát huy tiềm năng xã hội đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Đội, nơi có thể tạo lập mơi trường lành mạnh cho giáo dục, vận động tồn dân chăm sóc thế hệ trẻ, gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đào tạo nói chung và cơng tác Đội nói riêng. Cần chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt chỉ thị số 55 bộ chính trị về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, chỉ thị 03 của thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh các hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí của trẻ em, đề xuất với cấp ủy, chính quyền đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động Đội. Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền quy hoạch xây dựng và phát triển nhà thể thao đa năng trong các trường học, có bể bơi, sân chơi bãi tập cho học sinh. Xây dựng nhà thiếu nhi, điểm vui chơi trên địa bàn dân cư (100% các xã ở huyện An Dương không có điểm vui chơi của trẻ).[14]
Hiệu trưởng cần chủ động đầu tư và luôn luôn quan tâm đến CSVC phục vụ hoạt động Đội. Hoạt động của Đội không thể hoạt động chay dễ dẫn đến chán nản, khó thu hút các em vào hoạt động, do đó phải chăm lo cơ sở vật chất tối thiểu cho hoạt động như : phòng Đội tối thiểu 64m2, trống, cờ, đàn, bóng, sân chơi, sách báo…Cao hơn là tổ chức Đội tuyên truyền măng non. Hiện nay cơ sở vật chất trên các trường đã có đủ nhưng cần phải sửa chữa, bổ sung và sử
dụng thường xun tránh tình trạng có nhưng khơng sử dụng được hoặc khó lấy, khó sử dụng.
Đội chủ động tăng cường xây dựng các chương trình phối hợp với các ban ngành đoàn thể, tham gia các dự án trong nước và quốc tế (chương trình phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ em) … nhằm tạo ra nguồn lực phục vụ các hoạt động nhằm huy động các nguồn lực bảo đảm phục vụ cho hoạt động Đội đạt hiệu quả.