Học viên xác định nội dung tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên trung cấp ở trường cao đẳng công nghệ và kỹ thuật ô tô, bộ quốc phòng (Trang 51)

TT Nội dung tự học Số phiếu Tỷ lệ %

1 Xem lại bài các môn mới học trong

ngày theo giáo trình. 115 76,7%

2 Học bài cũ những môn kiểm tra trong

ngày hôm sau 123 82%

3 Nghiên cứu bài mới sắp học. 38 25,3%

4 Tìm đọc sách, tài liệu tham khảo do

GV giới thiệu 42 28%

5 Tìm đọc thêm tài liệu, làm thêm bài tập

để củng cố, mở rộng kiến thức 27 18%

Kết quả bảng 2.7 cho thấy :

- Đa số HV chú trọng vào nội dung trước mắt như: xem lại bài các môn mới học (76,7%), học bài cũ những môn kiểm tra trong ngày hôm sau (82%). Thực trạng này phản ánh phần nào nhận thức số đông HV, họ chỉ quan tâm đến kết quả trước mắt, chưa chú trọng đi sâu tìm hiểu kiến thức, nâng cao trình độ.

- Nội dung nghiên cứu bài mới sắp học chưa được HV quan tâm (25,3%). Từ đó thấy rằng tính chủ động của HV trong học tập chưa tốt, sự rèn luyện tính chuyên cần trong tự học cịn hạn chế, chưa tích cực chịu khó nghiên cứu trước nội dung, dẫn đến kết quả học tập không cao.

- Những nội dung: Tìm đọc tài liệu do GV giới thiệu chỉ được 28% số phiếu đồng ý; Làm thêm bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức cũng chưa được HV chú trọng (18%). Chứng tỏ HV chưa có sự say mê, kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện năng lực tư duy.

2.2.1.4. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học

Phương pháp tự học có một ý nghĩa hết sức quan trọng đến kết quả học tập. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐTH đòi hỏi HV khơng chỉ có mục đích, động cơ học tập, thâu suốt mục tiêu, nhiệm vụ tự học mà phải có phương pháp tự học tốt. Kết quả khảo sát thực trạng được thể hiện trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Phƣơng pháp tự học của học viên

TT Phƣơng pháp tự học Số phiếu Tỷ lệ %

1 Nghe giảng và tự rút ra kiến thức sau khi

nghe giảng. 108 72%

2 Hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu có liên

quan đến kiến thức đang học 36 24%

3 Trao đổi cùng nhóm bạn để hồn thành

nhiệm vụ 38 25,3%

4 Khi gặp khó khăn hỏi GV, CBQL để hoàn

thành nhiệm vụ 27 18%

Kết quả bảng 2.8 cho thấy:

Phần lớn HV tự học bẳng phương pháp tự rút ra kiến thức sau khi nghe giảng (72%). Điều này chứng tỏ HV vẫn có thói quen học tập như ở phổ thông. Song không phải lúc nào cũng nghe giảng là đảm bảo đầy đủ kiến thức mà đòi hỏi người học phải chủ động tiếp thu kiến thức.

- Phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá tài tài liệu chưa được HV chú ý, áp dụng chưa nhiều (24%). Chứng tỏ HV chưa thấy được tầm quan trọng của phương pháp này, chưa chịu khó nghiên cứu, chưa sử dụng phương pháp hệ thống hóa, khái qt hóa thơng tin. HV tự học chủ yếu vẫn bằng những phương pháp ở phổ thông để lĩnh hộikiến thức.

- Kết quả khảo sát cho thấy: Phần lớn HV chưa có phương pháp học tập khoa học, hợp lý; việc tự học mới chỉ dừng lại ở những phương pháp đơn lẻ để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể trước mắt, chưa biết kết hợp giữa các phương pháp tự học để mở rộng, đào sâu kiến thức nâng cao hiệu quả học tập: 25,3% thực hiện trao đổi cùng nhóm bạn để hồn thành nhiệm vụ; 18% hỏi GV, CBQL để hồn thành nhiệm vụ khi gặp khó khăn.

Thực trạng cho thấy cách học của đa số HV cịn nặng tính thụ động, thiếu tính tích cực, chưa phát huy vai trị sáng tạo của người học.

Phương pháp tự học có một ý nghĩa hết sức quan trọng đến kết quả học tập. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐTH địi hỏi HV khơng chỉ có mục đích, động cơ học tập, thâu suốt mục tiêu, nhiệm vụ tự học mà phải có phương pháp tự học tốt.

Từ các kết quả phân tích trên có thể rút ra nhận xét về thực trạng hoạt động tự học của HV như sau: Nhận thức về vai trò của tự học trong HV chưa

tồn diện, năng lực tự học của HV cịn hạn chế, HV chưa có kế hoạch tự học hoặc có kế hoạch tự học nhưng việc thực hiện kế hoạch chưa triệt để. Nội dung tự học của HV chưa mở rộng, vẫn bó gọn trong vở ghi, giáo trình, chưa biết mở rộng các vấn đề. Phương pháp tự học chưa khoa học, chưa khai thác được những lợi thế của mơi trường nội trú. Vì vậy, để nâng cao chất lượng HĐTH của HV cần phải xem xét công tác quản lý HĐTH của HV trong nhà trường.

2.2.2. Thực trạng quản lý HĐTH của HV trung cấp ở trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ơ tơ, Bộ Quốc Phịng

2.2.2.1. Thực trạng quản lý xây dựng, bồi dưỡng, giáo dục động cơ tự học cho học viên

Kết quả khảo sát quản lý xây dựng, bồi dưỡng, giáo dục động cơ tự học cho học viên được thể hiện trong bảng 2.9.

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý, xây dựng, bồi dƣỡng và giáo dục động cơ tự học

TT

Thực trạng quản lý xây dựng, bồi dƣỡng, giáo dục động cơ

tự học Mức độ thực hiện(%) Thƣờng xuyên Chƣa thƣờng xuyên Chƣa thực hiện HV CBQL GV HV CBQL GV HV CBQL GV

1 Tổ chức cho HV tham quan

phòng truyền thống, nhà bảo tàng 12% 10% 83,3% 86% 4,7% 4% 2 Phổ biến mục tiêu, quy chế

đào tạo ngay từ đầu khóa học 5,3% 6% 74,6% 82% 20,1% 12% 3

Thường xuyên giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt Đảng, Đồn, chính quyền

25,3% 25% 68% 72% 6,7% 3% 4 Cụ thể hóa mục tiêu đào tạo

thông qua từng môn học 83,3% 84% 16,7% 16% 0 0 5

Quy định điểm học tập là một tiêu chí xét phong hàm, xét khen thưởng đảng viên, đoàn viên.

100% 100% 0 0 0 0

6

Xây dựng bầu khơng khí học tập tích cực, động viên giúp đỡ nhau trong tập thể.

Kết quả bảng 2.9 cho thấy:

- Việc tổ chức cho HV tham quan phòng truyền thống, nhà bảo tàng được đa số HV, CBQL, GV nhất trí đánh giá là thực hiện không thường xuyên; HV đánh giá 83,3%, GV đánh giá 86%. Thực tế cho thấy HV chỉ được một lần tham quan vào đầu khoá học, HV chỉ được tham quan một lần bảo tàng lịch sử, khu di tích K9 khi kết thúc các mơn học: Lý luận chính trị, Cơng tác Đảng, cơng tác chính trị. Điều này chưa làm cho HV hiểu rõ, tự hào về truyền thống của nhà trường để kế tục, giữ vững và phát huy truyền thống nhà trường, của Quân đội. Qua trao đổi trực tiếp với một số CBQL, GV đã giải thích rằng: Sở dĩ việc này ít thực hiện là do đã có sách “Lịch sử truyền thống

nhà trường” nên HV có thể đọc sách tìm hiểu về nhà trường, đồng thời các bảo tàng nêu trên phục vụ tham quan rất nhiều đối tượng, du khách đông nên khi tổ chức cho HV đến tham quan đôi lúc không đúng kế hoạch về thời gian. Mặt khác, quân số các đơn vị đi tham quan khá đông, thời gian tham quan ngắn nên kết quả không thể cao được.

- Việc phổ biến mục tiêu đào tạo cho HV ngay từ khi nhập học được đa số HV, CBQL, GV nhất trí đánh giá thực hiện khơng thường xuyên (HV đánh giá 74,6% và GV đánh giá 82%). Như vậy, HV chưa được định hướng tốt về tư tưởng trước khi học tập, chưa thường xuyên thấy rõ “cái đích” cần phấn đấu, làm ảnh hưởng đến việc giáo dục động cơ tự học cho HV. Thực trạng đã phản ánh trách nhiệm của CBQL đại đội, tiểu đồn chưa cao. Giải thích điều này, CBQL cho rằng công việc đầu năm mà họ đảm nhận rất nhiều nên chưa thực hiện kịp thời, hoặc có thực hiện nhưng quán triệt chưa tỉ mỉ, chất lượng chưa cao.

- Việc phổ biến mục tiêu đào tạo thơng qua sinh hoạt Đảng, Đồn, chính quyền được đa số HV đánh giá thực hiện không thường xuyên (68%). Đối với CBQL, GV đánh giá thực hiện cao hơn (72%). Theo tác giả, có sự chênh lệch này là do GV, CBQL đã lồng mục tiêu đào tạo trong quá trình sinh hoạt đã chưa nhấn mạnh làm rõ nội dung, yêu cầu sinh hoạt nên HV không nhận thức

đầy đủ. Như vây, HV nắm chưa chắc mục tiêu đào tạo qua sinh hoạt vì trách nhiệm, biện pháp của CBQL trong sinh hoạt còn hạn chế.

- HV, CBQL và GV đã biểu hiện sự đồng thuận đánh giá cao việc cụ thể hố vào mục tiêu, u cầu của từng mơn học, đã giúp HV giải quyết dần từng nhiệm vụ cụ thể,từng bước tiến tới mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

- Quy định điểm học tập là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc xét phong quân hàm, xét Đảng viên, Đoàn viên được HV, CBQL và GV nhất trí đánh giá rất cao. Sau khi tốt nghiệp nếu HV đạt kết quả học tập loại giỏi, điểm rèn luyện trong quá trình học tập đạt loại tốt thì HV sẽ được nâng lương trước một bậc. Đồng thời, việc thực hiện tiêu chí này là thể hiện trách nhiệm của người Đảng viên, Đoàn viên trước tổ chức Đảng, Đoàn, đồng thời là quyền lợi chính trị “sát sườn” nên được HV thực hiện nghiêm túc.

- Việc xây dựng bầu khơng khí học tập tích cực, động viên giúp đỡ nhau trong tập thể được đa số HV đánh giá là không thường xuyên thực hiện, GV và CBQL lại đánh giá là thường xuyên thực hiện. Nguyên nhân có sự khác nhau trong đánh giá này là do GV, CBQL đã xây dựng bầu khơng khí học tập nhưng chưa thực sự tạo hứng thú đối với HV.

2.2.2.2. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch tự học của HV

Để giúp HV sử dụng thời gian tự học hiệu quả, nhà trường đã giao cho lãnh đạo, cán bộ quản lý tiểu đoàn, đại đội hướng dẫn HV xây dựng kế hoạch tự học ngay trong thời gian vào đầu khoá học, chỉ đạo GV kiểm tra thường xuyên việc xây dựng kế hoạch tự học; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học của HV thông qua kiểm tra giờ tự học cũng như trong giờ lên lớp.

Thực tế triển khai cịn tồn tại đó là: việc hướng dẫn HV xây dựng kế hoạch tự học mới chỉ chú trọng trong thời gian vào đầu khố học; cơng tác kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên, dẫn đến khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của HV còn hạn chế; một số HV chưa biết hoặc còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch tự học.

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hướng dẫn HV xây dựng kế hoạch tự học, thu được trong bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hƣớng dẫn HV xây dựng kế hoạch tự học TT Mức độ thực hiện HV GV, CBQL Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % 1 Khơng có 0 0 2 Thỉnh thoảng 120 80% 82 82% 3 Thường xuyên 30 20% 18 18% n=150 n=100

Việc quản lý hướng dẫn HV lập kế hoạch tự học chưa được HV, GV, CBQL quan tâm đúng mức. Điều này thể hiện sự nhất trí đánh giá của 3 đối tượng là chỉ thỉnh thoảng HV được hướng dẫn làm kế hoạch tự học. Điều này cho thấy việc xây dựng kế hoạch tự học chưa được quan tâm đúng mức, chưa được GV, CBQL thường xuyên giúp đỡ HV.

2.2.2.3. Thực trạng quản lý xây dựng nội dung tự học của HV

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý xây dựng nội dung tự học của HV được thể hiện trong bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý, hƣớng dẫn HV xây dựng nội dung tự học

TT Quản lý, hƣớng dẫn HV

xây dựng nội dung tự học

Mức độ thực hiện(%) Thƣờng xuyên Chƣa thƣờng xuyên Chƣa thực hiện HV CBQL GV HV CBQL GV HV CBQL GV

1 GV giới thiệu sách, tài liệu

tham khảo 11,3% 15% 84% 81% 4,7% 4%

2

GV giao nội dung nghiên cứu trước khi học bài mới, thảo luận

11,3% 12% 76% 78% 12,7% 10%

3 GV giao thiết kế bài học, làm

Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy:

- Việc giới thiệu sách, tài liệu tham khảo chưa được GV quan tâm đúng mức. Điều này biểu hiện qua HV, CBQL, GV nhất trí đánh giá thực hiện không thường xuyên (với HV đánh giá 84%, CBQL và GV đánh giá 81%). Qua tìm hiểu nhận thấy rằng mặc dù GV có giới thiệu sách, tài liệu tham khảo nhưng chưa cụ thể, tỉ mỉ nên HV không tiếp thu được và nguyên nhân cơ bản của việc này là do chưa đủ tài liệu tham khảo nên GV không thể giới thiệu tài liệu tham khảo cho các bài học, mơn học. Chính việc giới thiệu tài liệu tham khảo hạn chế đã làm nội dung tự học của HV không đầy đủ, thiếu phong phú, ảnh hưởng đến kết quả HĐTH của HV.

- Việc GV hướng dẫn giao nội dung nghiên cứu trước khi giảng bài mới, thảo luận cho HV, làm báo cáo trình bày trước lớp cả HV, CBQL và GV đều đánh giá thực hiện không thường xuyên (HV đánh giá 9,3%, CBQL và GV đánh giá (11%). Chỉ khi có các hình thức sau bài giảng GV mới hướng dẫn chuẩn bị, như: học và làm bài tập củng cố kiến thức đã học. Như vậy, nội dung, hình thức của việc này có phần hạn chế, chưa cung cấp nhiều “vấn đề” để HV giải quyết. Qua đây đã phản ánh trách nhiệm của GV đối với việc quản lý nội dung tự học chưa cao. Điều này phù hợp với kết quả khảo sát thực trạng việc sử dụng thời gian tự học của HV chưa hiệu quả.

- Do yêu cầu công tác quản lý trong nhà trường quân đội, CBQL phải quản lý được mọi hoạt động của HV thuộc quyền 24/24giờ. CBQL phải biết rõ từng HV làm gì, ở đâu, vào thời gian nào trong 24 giờ từng ngày, kết quả công việc từng ngày, tuần, tháng, năm và chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả mọi hoạt động mà đơn vị mình quản lý. Thế nhưng, khi chúng thực hiện trao đổi với một số CBQL, GV, HV, cả ba đối tượng đều cho rằng việc hướng dẫn nội dung tự học nhiệm vụ chủ yếu thuộc về GV. Do đó, CBQL khơng nắm chắc nội dung tự học nên hạn chế trong việc giúp đỡ HV tự học.

2.2.2.4. Thực trạng quản lý hướng dẫn HV phương pháp tự học

Thực trạng quản lý hướng dẫn HV phương pháp tự học được thể hiện trong bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý hƣớng dẫn học viên phƣơng pháp tự học TT Quản lý, hƣớng dẫn HV phƣơng pháp tự học Mức độ thực hiện(%) Thƣờng xuyên Chƣa thƣờng xuyên Chƣa thực hiện HV CBQL GV HV CBQL GV HV CBQL GV 1 Kết hợp các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa nhận thức HV 48% 47% 42% 47% 10% 6% 2 Hướng dẫn HV các kỹ năng tự học (đọc, viết, tìm tài liệu, vận dụng kiến thức...) 15,3% 17% 82% 83% 2,7% 0

Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy:

- Việc GV vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa nhận thức HV để bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV được GV tỏ ra quan tâm. HV, CBQL, GV nhất trí đánh giá thực hiện thường xuyên (48% với HV và 47% với CBQL, GV). Kết quả khảo sát cũng phù hợp với các ý kiến trao đổi với CBQL, GV và HV là: hệ thống giáo trình viết theo cách truyền thống là trình bày và thơng tin kiến thức theo kiểu bày sẵn, một chiều, nên ít có tác dụng chỉ đạo tự học và do vậy cũng chưa có tác dụng đối với việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV; tài liệu, phương tiện kỹ thuật dạy học còn thiếu làm ảnh hưởng đến kết quả vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV.

- Việc GV hướng dẫn các phương pháp tự học cho HV được đa số CBQL, GV và HV đánh giá là không thường xuyên thực hiện (HV đánh giá 82%, CBQL và GV đánh giá 83%). Như vậy, GV chưa chú ý hướng dẫn HV phương pháp tự học, chưa tìm ra những hình thức để khơi dậy và phát huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên trung cấp ở trường cao đẳng công nghệ và kỹ thuật ô tô, bộ quốc phòng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)