Nội dung và hình thức của quá trình dạy học tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bổ trợ năng lực giải toán trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp 12 qua dạy học nội dung liên quan đến hàm số luận văn ths khoa học giáo dục 81401 (Trang 30 - 36)

1.3. Phương pháp dạy học tự học bổ trợ năng lực giải toán trắc nghiệm khách quan

1.3.3. Nội dung và hình thức của quá trình dạy học tự học

a) Nội dung của quá trình dạy học tự học

Có thể nói, hình thành thói quen tự giác học tập và cao hơn nữa là tự học cho học sinh đặc biệt học sinh PTTH là một vấn đề khó khăn đặt ra hiện nay cho các thầy cơ giáo. Việc tìm hiểu động cơ học tập, thói quen học tập là một quá trình cần thiết giúp giáo viên tìm ra được các nội dung cơ bản, các cách thức tối ưu để rèn luyện thói quen tự học cho học sinh. Mỗi phương pháp lại cần phải được nghiên cứu để áp dụng với các nhóm đối tượng khác nhau trong từng điều kiện cụ thể. Từ đó xác định được các yêu cầu cơ bản của hoạt động tự học như: nội dung của hoạt động tự học gồm những vấn đề gì, để làm được điều đó phải tn thủ theo qui trình nào, điều kiện để áp dụng có hiệu quả các yêu cầu ra sao… từ đó mới đưa ra các phương pháp tự học hợp lý và hiệu quả. Dạy phương pháp tự học cho học sinh cần phải hướng dẫn cho các em thực hiện các quá trình, nội dung cơ bản sau:

Xác định mục đích học tập đúng đắn

Khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh thơng qua các phương pháp dạy học tích cực, các giờ học trải nghiệm hiệu quả sẽ là một trong những cách thức hình thành động cơ và mục tiêu học tập cho người học một cách tự nhiên. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu khả năng, mức độ nhận thức, hồn cảnh gia đình, xã hội và tâm sinh lý để tổ chức các hoạt động khơi dậy mục tiêu học tập. Ngồi ra, trong những tình huống nhất định, người giáo viên cũng cần có những gợi ý về mục tiêu học tập, phân tích và chia sẻ để các em có thể tham khảo và định hướng cho mục tiêu học tập của bản thân Người học tự xây dựng

cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên. Nhu cầu xã hội và thị trường lao động ngày nay yêu cầu mỗi người cần có những tố chất cần thiết chứ không phải là bảng điểm thật đẹp, những loại chứng chỉ đẹp lung linh mà khơng có thực tài. Khi động cơ học tập tốt sẽ khiến cho người học ln tìm mọi cách để học, tự nghiên cứu tự giác say mê với học tập với những mục tiêu cụ thể thỏa sức sáng tạo, chứng minh bản thân.

Đối với phần đông thế hệ trẻ hiện nay, trong đó có lứa tuổi học sinh, việc tạm gác những thú vui, những trị giải trí hấp dẫn nhất thời để toàn tâm toàn ý cho việc học là vấn đề hết sức khó khăn. Điều đó địi hỏi sự quyết tâm rất cao và một ý chí vững vàng và nghị lực đủ lớn để chiến thắng chính mình. Đối với người trưởng thành, khi mục đích cuộc đời đã rõ, ý thức trách nhiệm đối với công việc đã được xác định và sự học đã trở thành niềm vui thì việc xác định động cơ thái độ học tập nói chung khơng khó khăn lớp trẻ, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ hiện nay với rất nhiều cám rỗ. Tuy nhiên, bản chất của con người là ln có nhu cầu phải khám phá và học hỏi, do vậy ln có thể giúp các em hình thành động cơ học tập. Đòi hỏi người dạy phải biết khơi gợi, đánh thức và kết hợp giữa hứng thú nhận thức và hứng thú trách nhiệm cho người học. Người thầy chính là người đóng vai trị chủ đạo trong giải quyết vấn đề này. [5]

Biết lập kế hoạch học tập

Kế hoạch học tập cần phải được xây dựng dựa trên mục tiêu học tập để việc học thực sự có hiệu quả và có ý nghĩa. Kế hoạch học tập là những hành động cụ thể được đặt ra trong từng giai đoạn để cơng việc có kết quả tốt đạt được các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn. Để việc học tập thực sự có hiệu quả và tích cực thì việc xác định mục đích, nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch học tập phải rất cụ thể, rõ ràng và chi tiết. Trong đó kế hoạch phải có tính thực thi cao, phù hợp với từng hoàn cảnh và giai đoạn. Người học cần có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, chi tiết cho từng phần, từng giai đoạn cụ thể, cần đầu tư thời gian để xây dựng kế hoạch khoa học trên cơ sở hồn cảnh bản thân mình. Vấn đề tiếp theo là phải chọn chính xác trọng tâm, cái gì là quan trọng để ưu tiên dành nhiều thời gian công sức nghiên cứu. Khi học dàn trải thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao,thời gian như vơ ích. Khi đã xác định rõ trọng tâm, xây dựng kế hoạch khoa học theo

trọng tâm đó người học sẽ khơng mất nhiều thời gian để học. Do đó việc học sẽ diễn ra hiệu quả và tích cực.

Trên cơ sở đề cương môn học, vào đầu năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập sao cho kế hoạch đó phải vừa sức với học sinh và phù hợp với điều kiện của học sinh cũng như môi trường xung quanh. Kế hoạch này khơng phải là bất biến và có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi. Kế hoạch học tập phản ánh mục tiêu học tập cụ thể, mọi kế hoạch cần phải được xây dựng dựa trên các mục tiêu và phấn đấu nỗ lực để hoàn thành, phấn đấu thực hiện được. Trong đó có sự phân biệt rõ ràng, chính xác việc nào chính việc nào phụ, việc nào cần làm trước và việc nào có thể làm sau, việc cần thiết hay việc không cần thiết. Việc sử dụng và tận dụng tốt qũy thời gian sẽ mang lại kết quả học tập tốt để chủ động trong tất cả mọi công việc.

b) Hướng dẫn cách thức tự nắm vững nội dung tri thức

Tự nắm vững và củng cố kiến thức là giai đoạn quyết định hiệu quả học tập và chiếm nhiều thời gian, công sức. Bản thân người học muốn lính hội kiến thức, biến những kiến thức khổng lồ thành nhỏ bé, hình thành kỹ năng kỹ xảo nhanh hay chậm, kiến thức nông hay sâu, bền vững hay khơng,.. hồn tồn phụ thuộc vào nội lực, vào ý chí phấn đấu của người đó. Ta xem xét các hoạt động sau:

- Thu thập các thơng tin: Có rất nhiều cách tiếp cận và thu thập thông tin có thể qua sách báo, nghe bài giảng, xem tivi, tra internet, hội thảo khoa học, điều tra, khảo sát,… sẽ mang lại những hiệu quả nhất định cho từng người học. Lựa chọn cách tiếp cận thơng tin thế nào, thu thập thơng tin nào hồn tồn phụ thuộc vào sự thơng minh, linh hoạt và tỉnh đáo của người học. Đặc biệt, trong thời kỳ cơng nghệ 4.0, có rất nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau mang tính trái chiều, người học cần tình táo trong việc lựa chọn thông tin. Trong xã hội bùng nổ thông tin như ngày nay đang khiến cho phần lớn giới trẻ rời xa sách vở và chỉ quan tâm đến các phương tiện nghe nhìn hiện đại vì nó thỏa mãn trí tị mị,tiếp cận thông tin nhanh nhạy, giúp cho tai nghe mắt thấy tức thời. Tuy nhiên, người học cần có cách nhìn tĩnh táo, khơn ngoan để biết được thơng tin nào là đúng, là đáng tin cậy, tránh những cạm bẫy không tốt, ảnh hưởng đến phát triển nhân cách của người học.

Do vậy, người thầy cần hướng dẫn cho người học các nguồn thông tin đáng tin cậy như sách, vở, muốn làm chủ tri thức nhân loại thì con đường tốt nhất của mọi người là đọc sách. Rèn luyện thói quen đọc sách và kỹ năng đọc sách là một kỹ năng quan trọng của quá trình tự học. Đọc sách giáo khoa, tài kiệu trước khi lên lớp sẽ giúp tiếp thu bài trên lớp nhiều hơn. Theo N. A Rubakin, những việc cần làm khi đọc sách là: Phải hiểu ý nghĩa của các từ viết trong sách; nhớ ý và xem có phù hợp với cuốn sách đang đọc hay khơng; hình dung diễn biến các sự kiện; đưa ra nhận xét, đánh giá; vận dụng những gì đã đọc vào cuộc sống [19]. Một số kỹ năng đọc sách được Võ Thị Ngọc Lan đưa ra như sau: [9]

+ Kỹ năng đọc nhanh và đọc lướt bằng bằng mắt sử dụng bút dấu chỉ vào cào các cụm từ chính, đánh dấu ý chính, từ khóa;

+ Chú ý đọc bằng mắt chứ khơng đọc thì thầm trong miệng;

+ Đọc kết hợp với ghi chú lại thông tin khơng hiểu, nội dung cịn thắc mắc;

+ Diễn đạt lại nội dung đã đọc theo cách của mình (có thể trong suy nghĩ hoặc tóm tắt vào vở).

Muốn phát triển kỹ năng đọc sách, học sinh vần được duy trì thói quen đọc sách hàng ngày dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài học ở nhà và dành 5 phút đầu giờ thay vì kiểm tra bài cũ thì cần kiểm tra nội dung yêu cầu đọc trước ở nhà. Giáo viên cũng đánh giá kĩ năng ghi nhớ của học sinh qua những câu hỏi tái hiện kiến thức đã học. Nhấn mạnh những những ý chính, từ khóa giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn.

- Xử lí thơng tin: Việc xử lí thơng tin trong q trình tự học cần có sự chủ động, có mục đích rõ ràng để các thơng tin có thể sử dụng được. Nó bao gồm q trình phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh,…

- Vận dụng tri thức, thông tin: Đây là một vấn đề thực sự gặp rất nhiều khó khăn đối với người học hiện nay. Giáo viên giảng dạy cần lấy các tình huống thực tế, các bài tập vận dụng để học sinh hình thành thói quen vận dụng tri thức vào thực tế.

- Chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức: Các hình thức chia sẽ thơng tin thường thấy đó là: thảo luận, thuyết trình, tranh luận… là khâu cuối trong quá trình tiếp nhận tri thức. Từ đó giúp cho người học khả năng hình thành và phát triển năng lực trình bày, thuyết trình. Hình thành cho người học tính chủ động, sự tự tin trong giao tiếp, khả năng hợp tác và làm việc nhóm tốt.

c) Hướng dẫn tự đánh giá kết quả học tập

Hoạt động kiểm tra đánh giá là một hoạt động cần thiết trong tất cả mọi công việc đặc biệt là việc học. Ngoài việc dánh giá của người dạy, ngay bản thân người học cũng phải biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả của mình qua thảo luận. đánh giá nhận xét của nhòm hay tự so sánh với mục tiêu ban đầu,... Các hoạt động đó cần diễn ra liên tục, thường xuyên để tạo động lực cho người học. Thông qua tự đánh giá người học tự đối thoại để kết luận lại cái gì làm được, điều gì chưa đạt được mục tiêu đề ra, phân tích nguyên nhân từ đó có hướng khắc phục hay phát huy.

d) Các hình thức dạy tự học

Trong dạy học có khá nhiều hình thức dạy tự học khác nhau nhưng dạy tự học cho học sinh ở trên lớp thường có các hình thức sau:

Thứ nhất dạy học dùng phiếu học tập

Trước mỗi nội dung học tập, người dạy phát cho mỗi học sinh một phiếu học tập mà trong đó ghi đầy đủ các hoạt động (yêu cầu và bài tập) mà người học tiếp thu và làm theo. Phiếu được soạn thảo sao cho phù hợp với năng lực của người học (người học phải tự lực giải quyết được các vấn đề đó). Khi người học đã giải quyết được vấn đề tức là họ đã tự tìm ra được tri thức mới (theo đúng ý định của người dạy). Sau đó, người dạy giúp các em tự hồn thiện, chuẩn hóa kiến thức ban đầu thành tri thức khoa học.

Sử dụng hình thức dạy học này người dạy phải mất nhiều công sức thời gian để chuẩn bị nhưng kết quả đem lại khá tốt, tạo động lực hứng thú, chủ động sáng tạo cho người học. Người học được chủ động khám phá tri thức.

Dạy học theo chương trình hóa là cách dạy học được điều khiển bởi chương trình hóa giống như chương trình máy tính. Dạy học theo cách này thường có hai phần: xây dựng chương trình và sử dụng những chương trình đã có để triển khai q trình học tập. Theo đó người dạy phải cụ thể hóa mục tiêu dạy học thành những kết quả mong đợi, sau đó xây dựng và thực hiện một phương pháp dạy học cụ thể để tác động có hiệu quả đến học sinh. Người học vừa chịu tác động tích cực của phương pháp này vừa là chủ thể gây nên một phương án học cụ thể thích hợp để phát triển năng lực bản thân. Cuối cùng, kết quả đó được đem so sánh với kết quả mong đợi và có những phản hồi quay lại cho giáo viên, từ đó giáo viên sẽ đưa ra phương án tiếp theo của quá trình dạy học.

Phương pháp dạy học này có những ưu điểm như:

- Kiểm tra, đánh giá liên tục các hoạt động học dù là nhỏ nhất. - Tính độc lập, chủ động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu.

- Đảm bảo ln ln có sự tương tác qua lại giữa hai quá trình dạy và học. - Tính cá nhân hóa cao trong hoạt động dạy và học.

Thứ ba dạy học theo định hướng sách giáo khoa

Để hình thành khả năng tự học cho người học thì người dạy cần thiết phải dạy cho các em biết kỹ năng đọc sách và tự nghiên cứu tìm tịi tài liệu phục vụ cho học tập. Khi đọc sách tự nghiên cứu sẽ giúp cho các em nắm kiến thức, hiểu được bản chất của vấn đề. Để việc tự đọc sách của học sinh có hiệu quả thì người dạy cần phải đặt cho học sinh một nhiệm vụ nhất định, vạch ra những yêu cầu cần lĩnh hội và đưa ra trình tự đọc.

Dạy tự học theo định hướng sách giáo khoa cần được khuyến khích với tất cả các em học sinh đặc biệt là các em học sinh nhận thức tốt ở trường phổ thơng. Khi đã có thói quen, kỹ năng đọc sách và nghiên cứu các tài liệu, các em sẽ dễ dàng quen với cách học trên trường đại học. Từ đó hình thành thói quen và năng lực tự học trong tương lai.

Việc học ở nhà của học sinh cũng được xem là hình thức tự học, tự bồi dưỡng kiến thức. Các em tự làm bài tập, tự luyện tập lại, nghiên cứu thêm tài liệu, đọc sách tham khảo, học online,… Đấy là tự học, từ tăng cường kiến thức đã biết, đã có. Bằng kinh

nghiệm của mình, giáo viên có thể hướng dẫn, trao đổi, tổ chức các buổi tọa đàm hoặc đưa ra các hình thức thảo luận, khen thưởng… để kích thích sự tự học của học sinh.

Ngồi ra, giáo viên cũng có thể định hướng cho học sinh tự học để tiếp cận với các kiến thức mới trên cơ sở các kiến thức đã có. Muốn vậy, giáo viên cần đưa ra hệ thống các câu hỏi gợi ý và thậm chí là tài liệu tham khảo thêm để học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trước khi đến lớp. Nếu câu hỏi của giáo viên được đặt ra trước khi yêu cầu học sinh đọc bài thì đó là các câu hỏi định hướng có tính áp đặt, u cầu học sinh phải đọc có chủ đích tới các phần mà có thể trả lời câu hỏi. Nếu câu hỏi được đặt ra sau khi đọc thì đề cao tính tự giác, chủ động và tích cực hơn của học sinh, nhưng kết quả đọc này có hiệu quả khơng cao nếu học sinh học thật sự biết cách cô đọng kiến thức. Mỗi cách thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào đối tượng học sinh để người giáo viên lựa chọn cách hướng dẫn tự học phù hợp với học sinh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bổ trợ năng lực giải toán trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp 12 qua dạy học nội dung liên quan đến hàm số luận văn ths khoa học giáo dục 81401 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)