4. Phân tích mơi trường bên ngoài
4.3 Xác định cơ hội và đe doạ then chốt
Cơ hội:
- HSG tạo được lòng tin của ngươi Việt, từ đó phát triển được thị phần vơ cùng rộng lớn, với nhiều chi nhánh khắp trên toàn quốc. HSG chiếm 37% thị phần tôn mạ Việt Nam và là doanh nghiệp xuất khẩu tôn đứng đầu Đông Nam Á.
Được biết là thương hiệu mạnh, đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn mạ, ống nhựa, ống thép tại Việt Nam.
- Phần xuất khẩu của HSG vẫn đạt kết quả ấn tượng. Sản lượng xuất khẩu tôn mạ trong Quý I niên độ tài chính 2021-2022 của HSG duy trì trên 115 nghìn tấn/tháng. => Phần xuất khẩu của HSG đạt kết quả ấn tượng.
- Trong tương lai vào thời điểm giá cao, các nhà sản xuất tôn mạ (bao gồm HSG) có triển vọng cao về việc có thể đạt được biên lợi nhuận tốt trong quí II nhờ ký hợp đồng xuất khẩu sang Châu Âu.
34
- Điểm mạnh về hậu cần là có thể mua nguyên liệu thép cán nóng trong nước để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm tác động của giá và bớt phí vận chuyển.
- Cơ hội cho nhà sản xuất tôn mạ nội địa là việc nhập khẩu sắt thép có chiều hướng giảm. Nhất là về phí vận chuyển và các biện pháp tự vệ thương mại của Bộ Công Thương áp lên tôn mạ nhập khẩu.
- Được dự đoán sản lượng xuất khẩu thép sẽ chững lại do chuỗi cung ứng toàn cầu phục hồi, mọi quốc gia sẽ gia tăng chính sách bảo hộ đối với thép nhập và giá thép có thể sẽ điều chỉnh ổn định dần từ quí 3 và quí 4.
Đe doạ then chốt:
- Việc cạnh tranh về giá trong nội địa đã dẫn đến việc lợi nhuận của các nhà sản xuất ngày càng nhạy cảm với giá nguyên liệu đầu vào.
- Về cạnh tranh, các doanh nghiệp tôn đều hoạt động ở hạ nguồn, tức mua thép cán nóng/thép cán nguội và chỉ đóng góp GTGT ở khâu mạ, cắt nên khó để cạnh tranh về giá. Ngồi ra, phí vận chuyển đồng thời gây sức ép lên biên lợi nhuận. Biên lợi nhuận gộp mảng xuất khẩu của HSG cho thấy xuất khẩu chỉ là giải quyết về sản lượng tiêu thụ.
- Ban HĐQT HSG dự đốn ngành thép sẽ cịn khó lường và tiềm ẩn nhiều bất ổn. Dịch bệnh vẫn còn tiếp tục diễn ra, mặt bằng giá thép được biết sẽ tiếp tục đứng ở mức cao, ít nhất trong nửa đầu 2022 do nhiều dự án đất đai sẽ được nhanh chóng triển khai sau khoảng thời gian dài bị hoãn.
- Rủi ro chung đối với thép Việt: (1) rủi ro từ chính sách sản xuất thép của chính phủ Trung Quốc; (2) tính chất biến động chu kỳ và ngắn hạn của giá thép và giá quặng sắt; (3) cạnh tranh nội địa do DN tăng nguồn lực sản xuất; (4) thuế suất áp lên sản phẩm xuất khẩu.
- Sau khoảng thời gian dịch bệnh, tất cả doanh nghiệp thép bao gồm hả HSG đều đang phải đối mặt với những thách thức từ việc bán giá giảm.
35