Chất lượng đội ngũ giáo viên từ năm 2008 đến 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học bậc trung học phổ thông ngành học giáo dục thường xuyên tại trung tâm giáo dục thường xuyên quận hồng bàng (Trang 66 - 69)

Năm học Tổng số GV GV có chuyên mơn tốt GV có chun mơn khá GV có chun mơn đạt u cầu GV có chun mơn chƣa đạt u cầu GV giỏi các cấp Cấp cơ sở Cấp TP SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2008 - 2009 15 05 33 04 27 06 40 0 6 40 5 33 2009 - 2010 15 8 53 03 20 04 27 0 5 33 5 33 2010 - 2011 15 10 67 03 20 02 13 0 5 33 Sở GD&ĐT không tổ chức

(Nguồn : Báo cáo Sơ kết- tổng kết các năm học của Trung tâm GDTX Hồng Bàng)

Lãnh đạo cũng thường xuyên dự giờ các giáo viên để đánh giá phần nào năng lực, hiệu quả làm việc của giáo viên, bên cạnh việc đánh giá từ kết quả học tập của học sinh. Lãnh đạo trung tâm cũng thường xuyên cho giáo

viên đi tham gia các buổi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên do khó khăn là các tổ nhóm chun mơn thường rất ít người nên việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau còn hạn chế.

2.4.3. Thực trạng quản lý quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá

Việc quản lý hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá là một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong q trình giáo dục, nó có chức năng, khả năng điều chỉnh q trình dạy học, là động lực góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo. Ý thức được điều đó trong những năm qua lãnh đạo TT GDTX quận Hồng Bàng luôn cố gắng trong việc quản lý quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá.

2.4.3.1. Quản lý q trình dạy học

Kiểm tra cơng tác lập kế hoạch bài dạy của giáo viên nhằm:

+ Nhận biết năng lực thực tế của giáo viên để có những biện pháp hỗ trợ giúp đỡ hoặc nhân rộng khả năng đó trong tập thể.

+ Phát hiện những sai lệch để điều chỉnh, uốn nắn. Từ đó có biện pháp động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên có chất lượng bài soạn tốt. Đồng thời những giáo viên trong nhà trường đều nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc soạn bài.

+ Việc xác định mục đích u cầu (là những gì cần đạt được ở mỗi bài). Phải xác định mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng trọng tâm và phù hợp với đối tượng học sinh.

+ Việc lựa chọn, vận dụng hợp lý các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng gợi mở để giúp người học phát triển kỹ năng tư duy, làm chủ quá trình học tập trên cơ sở một nội dung học tập sinh động.

+ Việc phân chia nội dung bài học khoa học, hợp lý thể hiện rõ trọng tâm của bài học cần khắc sâu.

+ Việc phân chia nội dung ra từng phần nhỏ phù hợp với quỹ thời gian không.

+ Việc sử dụng các các thiết bị dạy học có phù hợp khơng.

2.4.3.2. Quản lý q trình kiểm tra đánh giá

Kiểm tra cơng tác ra đề, tổ chức kiểm tra đánh giá của giáo viên nhằm: khắc phục những hạn chế trong kiểm tra đánh giá.

+ Căn cứ vào phân phối chương trình. + Giáo viên tổ chức kiểm tra đánh giá.

+ Chấm điểm, nộp kết quả và đề, đáp án cho giáo vụ. + Trả bài cho học sinh.

2.4.4. Thực trạng quản lý học liệu

Xác định đây là một mảng quan trọng trong công tác lãnh đạo, cán bộ quản lý của nhà trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc trong việc mua sắm, bảo quản và sử dụng học liệu ở cơ sở mình. Trung tâm GDTX Hồng Bàng không phải là một đơn vị giáo dục quy mô lớn, số lượng học sinh khơng nhiều chính vì vậy việc đảm bảo học liệu khơng gặp nhiều khó khăn. Trước khai giảng năm học mới lãnh đạo trung tâm thường chuẩn bị về học liệu phục vụ cho học tập như cho học sinh đăng kí mua sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, đầu tư mua sắm thêm các loại học liệu mới phục vụ nhu cầu của học sinh và giáo viên, tránh việc để thiếu sách trong dạy học. Tuy nhiên việc quản lý điều kiện này còn một số hạn chế. Lãnh đạo trung tâm tham gia chỉ đạo tất cả các hoạt động trong nhà trường của mình nên ở mảng này sự tập trung chưa được cao, hơn nữa việc quyết định mua thêm các loại sách mới thường gặp khó khăn do nguồn ngân sách eo hẹp, dù đã tranh thủ nhiều nguồn lực nhưng số sách bổ xung hàng năm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Về vấn đề bảo quản và sử dụng, lãnh đạo vẫn chưa có điều kiện giám sát nhiều, hiện tượng sách bị mất, hư hỏng vẫn xảy ra, số học sinh mượn sách chưa nhiều mà chỉ tập trung ở một số đối tượng.

2.4.5. Thực trạng quản lý về các điều kiện cơ sở vật chất

Việc quản lý các điều kiện cơ sở vật chất là một việc làm thường xuyên, chiếm nhiều tâm lực của các nhà lãnh đạo các cơ sở giáo dục. Cơ sở vật chất chính là bộ mặt, là thước đo về một phương diện để đảm bảo chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục đó. Ý thức được điều đó trong các năm qua lãnh đạo trung tâm GDTX Hồng Bàng luôn cố gắng hết mức trong việc xây dựng cơ sở vật chất ngày một khang trang , sạch đẹp hơn . Với diện tích ở mặt bằng cũ chỉ có hơn 700m2 nhưng trung tâm đa tận dụng hết không gian, quy hoạch hợp lý để xây dựng 3 dãy nhà, đáp ứng nhu cầu về phòng học và các phòng làm việc của cán bộ, giáo viên của trung tâm. Nhà trường đầy đủ các phòng chức năng để phục vụ hoạt động dạy học, lãnh đạo ln kiểm tra, khuyến khích giáo viên nâng cao tần suất sử dụng các thiết bị dạy học. Với đầy đủ các phương tiện hiện đại như máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh.. có lẽ đây chính là điều kiện lí tưởng để thầy trị nhà trường có những tiết học hào hứng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học bậc trung học phổ thông ngành học giáo dục thường xuyên tại trung tâm giáo dục thường xuyên quận hồng bàng (Trang 66 - 69)