Chức năng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học bậc trung học phổ thông ngành học giáo dục thường xuyên tại trung tâm giáo dục thường xuyên quận hồng bàng (Trang 25 - 54)

Chỉ đạo

Thông tin

Điều chỉnh Kiểm tra Lập kế hoạch

1.1.4. Biện pháp quản lý

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng: “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành một cơng việc cụ thể nào đó”.

Trong quản lý, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho quá trình quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan.

Như vậy, biện pháp quản lý là việc người quản lý sử dụng các chức năng quản lý, công cụ quản lý một cách phù hợp cho từng tình huống vào đối tượng mà mình quản lý để đưa đối tượng, đơn vị mình quản lý đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý xây dựng, đưa chất lượng quản lý lên một vị trí mới, tình trạng mới tốt hơn hiện tại.

Do vậy đòi hỏi ở người quản lý phải có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm để gắn kết những biện pháp với nhau, giải quyết các mâu thuẫn giữa các biện pháp, biết tiên liệu trước các hoàn cảnh, tình huống mà đối tượng quản lý đặt ra.

1.2. Các quan niệm về GDTX và trung tâm GDTX

1.2.1. Các quan niệm về GDTX

Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thế giới hiện đại , sức mạnh của các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào sức mạnh của tri thức toàn dân, cụ thể hơn đó là đất nước đó có một nền giáo dục tiên tiến, mọi công dân đều được thừa hưởng những thành quả tốt nhất của nền giáo dục. Xác định được tầm quan trọng chiến lược đó, các nước trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ln đưa mục tiêu phát triển một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của quốc gia mình. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta thực sự coi giáo dục là

lực lượng chiến lược trong công cuộc phát triển đất nước “giáo dục là quốc sách hàng đầu, là lực lượng thúc đẩy, là điều kiện cơ bản” đảm bảo việc thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Quan điểm giáo dục mới là phải biến hoạt động học tập trở thành một nhu cầu chính đáng trong cuộc sống của con người, vì vậy việc tạo điều kiện cho mọi người ln có điều kiện tiếp cận với những loại hình học tập chính là yêu cầu bức thiết của xã hội hiện đại. Thuật ngữ GDTX ra đời chính từ hướng phát triển giáo dục đó. Hiện nay giáo dục thường xun có nhiều hình thức, nhiều loại hình nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của con người, góp phần nâng cao dân trí, năng lực lao động, thích ứng với yêu cầu của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân.

1.2.2. Bối cảnh của GDTX trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.2.1. Bối cảnh GDTX trên thế giới

Trước những năm 60 giáo dục nhà trường (giáo dục chính qui) chiếm vị trí “độc tơn” trong sự nghiệp giáo dục của các nước trên thế giới. Người ta thường quan niệm rằng việc học tập phải thực hiện ở những môi trường giáo dục chính thống được tổ chức chặt chẽ bởi Nhà nước, những đối tượng được học tập cũng chỉ gói gọn trong một độ tuổi nhất định.

Năm 1968 xuất hiện tác phẩm nổi tiếng của Ph.Combs “Khủng hoảng giáo dục trên phạm vi toàn thế giới”. Trong tác phẩm này đề cập đến 4 vấn đề sau:

- Giáo dục trong nhà trường không đủ sức đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người.

- Học vấn trong nhà trường thậm trí cả nhà trường đại học không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Kiến thức học trong nhà trường là q ít ỏi và chóng lạc hậu.

- Giáo dục khơng chính qui (GDKCQ) mới gợi ý cho giáo dục thoát khỏi khủng hoảng đó.

Đây chính là tác phẩm mở ra xu hướng phát triển mới cho giáo dục. Đến thập kỷ 70, Edgar Farue, 1972 đã cho xuất bản cuốn sách “Học để tồn tại” đã làm xoay chuyển nhận thức về giáo dục, đặc biệt là giáo dục người lớn đặt trong khuôn khổ của giáo dục suốt đời [8]. Từ đó, các quan điểm, khái niệm giáo dục suốt đời, học tập suốt đời, xã hội học tập được đưa ra bàn luận và nhiều nhà giáo dục lớn trên thế giới đã cần phải có quan niệm rộng về giáo dục: Giáo dục người lớn, GDTX, GDKCQ phải được coi là bộ phận chủ yếu quan trọng cùng với nhà trường chính quy cần cung cấp cơ hội học tập suốt đời. Đây là định hướng cho cải cách giáo dục đương thời.

Cuối năm 80 đến đầu năm 90 chương trình giáo dục cho mọi người ở Châu Á - Thái Bình Dương được phát động năm 1985 bao gồm: Phổ cập tiểu học, xoá mù chữ và GDTX. Đặc biệt Hội nghị cấp cao toàn thế giới về giáo dục cho mọi người được tổ chức tại Jomtien - Thái Lan (1990) càng nhấn mạnh thêm về chương trình giáo dục này và coi đó là những bộ phận cơ bản để thực hiện mục tiêu cao cả đó.[28]

Tháng 7/1997 tại Hamburg - Đức, hội nghị lần thứ V về giáo dục người lớn gồm các vị lãnh đạo nhà nước, những người đứng đầu chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức quần chúng, xã hội khác đã khẳng định:

- Vai trị giáo dục của người lớn đó là chìa khố để bước vào thế kỷ 21.

- Thừa nhận sự đóng góp to lớn của GDTX đối với việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước cũng như việc xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời đối với sự phát triển cá nhân mỗi người[30].

1.2.2.2. Những quan niệm về GDTX ở các nước khu vực Châu Á và ở Việt Nam

Trong Tuyên ngôn của Hội nghị thế giới lần thứ V về giáo dục người lớn đã khẳng định: “Giáo dục người lớn và giáo dục trẻ em tuy khác nhau tuỳ theo sự phát triển văn hố, mơi trường, kinh tế – xã hội của mỗi nước, song giáo dục người lớn và giáo dục trẻ em đều là những bộ phận cần thiết của quan niệm mới về giáo dục, học tập suốt đời, GDTX như là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống giáo dục” [31]. Như vậy GDTX có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong hội thảo “Chương trình giáo dục cho mọi người” Châu Á – Thái Bình Dương ở thủ đơ nước Australia tháng 11/1987, UNESCO đã định nghĩa: “GDTX là một khái niệm rộng lớn, bao gồm tất cả các cơ hội học tập mà mọi người đều mong muốn hoặc cần có sau xố mù chữ cơ bản và giáo dục tiểu học”. Định nghĩa bao hàm các ý sau:

- GDTX dành cho người lớn đã biết chữ.

- GDTX đáp ứng nhu cầu mong muốn của mọi người.

- GDTX có thể bao hàm những kinh nghiệm do giáo dục chính qui, khơng chính qui và phi chính qui cung cấp.

- GDTX được qui định là “cơ hội tham gia vào quá trình học tập suốt đời sau khi kết thúc tiểu học hoặc tương đương”.

Trong tuyên ngôn 21 điểm của UNESCO đã có những điểm hết sức quan trọng cho GDTX phát triển:

- GDTX phải là nét chủ đạo của mọi chính sách giáo dục trong những năm tới tại các nước công nghiệp phát triển cũng như các nước đang phát triển.

- GDTX cho mọi lứa tuổi trong suốt cuộc đời khơng chỉ bó hẹp trong 4 bức tường, có nghĩa là phải cải tổ toàn diện ngành giáo dục. Giáo dục phải trở thành một phong trào quần chúng thực sự.

- GDTX phải tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là khơng phải học theo cách nào mà học cái gì và học được cái gì. - Xoá bỏ được các hàng rào giả tạo lỗi thời giữa các ngành giao dục, giữa giáo dục chính qui và khơng chính qui.

Để thúc đẩy GDTX phát triển cả về qui mô và chất lượng, UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã xây dựng một quan niệm về GDTX tương đối phù hợp với các nước trong vùng.

Ý tưởng cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đồng bào ta, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Vì thế, chỉ sau 6 ngày (sau ngày Tuyên ngôn độc lập) khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 08 tháng 9 năm 1945 Bác Hồ đã ký sắc lệnh Nha bình dân học vụ, một hệ thống giáo dục người lớn đầu tiên ở nước ta và cũng là tiền thân của ngành giáo dục sau này. Tiếp những năm sau đó, hình thành hệ BTVH và đào tạo bồi dưỡng tại chức, loại hình giáo dục tiền thân của GDTX. [23]

Cũng từ các quan niệm trên, ta có thể nói GDTX, học tập thường xuyên sẽ mở rộng thành giáo dục suốt đời, học tập suốt đời, trở thành một nguyên tắc chi phối cả nền giáo dục, xây dựng một xã hội học tập, phù hợp với xu thế phát triển của đầu thế kỷ 21.

1.2.3. Vị trí , vai trị và cơ sở pháp lý của GDTX

1.2.3.1. Vị trí của GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trong định hướng phát triển giáo dục thời kỳ cơng nghiệp hố (CNH). hiện đại hố (HĐH) có đề cập "phát triển GDTX, liên tục với các hình thức

học tập đa dạng, nhằm bồi dưỡng nâng cao dân trí và nghề nghiệp cho người lao động, xây dựng lối sống văn hoá, phổ biến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo nên phong trào toàn dân học tập, học suốt đời". Giáo dục là rất cần thiết cho quá trình xây dựng nguồn nhân lực con người, nhưng chỉ riêng giáo dục chính qui thì khơng đủ sức phục vụ cho yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Vì vậy, GDTX có một vị trí quan trọng, có tầm chiến lược trong nền giáo dục quốc dân. Theo Luật giáo dục (38/2005), giáo dục khơng chính qui là phương thức giáo dục giúp cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời, nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn chun mơn, nghiệp vụ. Giáo dục khơng chính qui (GDKCQ) gồm: chương trình xố mù chữ, giáo dục sau khi biết chữ, chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp; nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức vừa học vừa làm (tại chức), học từ xa, tự học có hướng dẫn.

1.2.3.2. Vai trị của GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân

Với quan niệm truyền thống (trước thập kỷ 60) hệ thống giáo dục quốc dân ở các nước chủ yếu phát triển giáo dục trong nhà trường chính qui tập trung - giáo dục chính qui được coi là nền giáo dục độc tơn.

Trong kỷ nguyên với cuộc cách mạng về công nghiệp thông tin và sự bùng nổ về tri thức thì ngay cả những người được giáo dục tốt nhất cũng khó mà theo kịp các sự biến đổi ln ln diễn ra nhanh chóng về kiến thức, trong cơng nghệ, và sẽ trở nên lạc hậu nhanh chóng, vì vậy cập nhật nâng cao kiến thức của người lớn là rất quan trọng, giúp họ thích ứng với những biến đổi. Quan niệm về đào tạo ban đầu là duy nhất khơng cịn thích hợp, thế hệ trẻ không chỉ được đào tạo để làm những công việc trước mắt mà phải được đào tạo để có khả năng đương đầu với những thách thức trong suốt cuộc đời.

Quan niệm về học tập suốt đời là chìa khố mở cửa vào thế kỷ 21 và gắn với xã hội học hành. Để làm được việc này cần giữ cho cánh cửa giáo dục rộng mở. Cần đưa ra một thể chế và phương thức học phù hợp để mọi người có thể đi vào giáo dục bất kỳ thơì gian nào.

Như vậy giáo dục không chỉ diễn ra một lần, giới hạn trong độ tuổi nhất định, mà là quá trình diễn ra liên tục và xuyên suốt cả cuộc đời. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, của người học, cần phải có phương thức giáo dục mới thích ứng, bổ trợ cho giáo dục chính qui, đó là phương thức giáo dục khơng chính qui, nó được thực hiện bởi các trung tâm GDTX.

Thực tế cho thấy, sự ra đời của GDTX đã mở lối thoát cho cuộc khủng hoảng về nguồn lực ở các nước đang phát triển và nó giữ vai trị quan trọng là một bộ phận, một phân hệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cùng với hệ thống giáo dục chính qui, nó cung ứng và thoả mãn nhu cầu học tập suốt đời cho mọi người.

1.2.3.3. Cơ sở pháp lý của GDTX

- Quan điểm của Đảng và Chính phủ về GDTX.

+ Nghị quyết TƯ 4 khoá VII đã khẳng định: "Cần phải thực hiện một

nền GDTX cho mọi người xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân. Đổi mới giáo dục bổ túc và đào tạo tại chức, khuyến khích phát triển các loại hình GD-ĐT khơng chính qui, khuyến khích tự học. Mở rộng dạy học ngoại ngữ".

+ Nghị quyết TƯ 2 khố VIII chủ trương thực hiện cơng bằng xã hội:

"Tạo điều kiện để ai cũng được học hành”. "Tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hồn cảnh của mình”.

"Mở rộng các hình thức học tập thường xuyên, đặc biệt là hình thức học tập từ xa. Quan tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, kỹ thuật,

nghiệp vụ và công nhân các doanh nghiệp...tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, các ngành”.

+ Nghị quyết 90 CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ: "GDTX là một

trong năm phân hệ trong cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân".

- Luật giáo dục (38/2005): Khẳng định GDTX là một phân hệ của hệ

thống giáo dục quốc dân, nó được coi là phương thức giáo dục khơng chính quy “... giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên mơn, nghiệp vụ để cải thiện cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”.

Theo Luật giáo dục thì GDTX/GDKCQ ở Việt Nam có 4 chương trình sau: + Chương trình xố nạn mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. + Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ.

+ Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn.

1.2.4. Mục tiêu, chức năng và đặc điểm của GDTX

- Mục tiêu: Tạo lập một xã hội học tập nhằm cung ứng cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cơng dân, ở mọi trình độ có thể học tập thường xun, học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh từng người, đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học cơng nghệ, văn hố và nghệ thuật, nhằm góp phần vào sự nghiệp nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

- Chức năng: GDTX tạo cơ hội cho mọi người có yêu cầu học từ chỗ chưa biết chữ để đạt được trình độ học vấn căn bản; học tiếp tục để đạt được trình độ đào tạo tương đương với giáo dục chính qui; học để bổ sung kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học bậc trung học phổ thông ngành học giáo dục thường xuyên tại trung tâm giáo dục thường xuyên quận hồng bàng (Trang 25 - 54)