Ban giám đốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học bậc trung học phổ thông ngành học giáo dục thường xuyên tại trung tâm giáo dục thường xuyên quận hồng bàng (Trang 54)

STT Họ và tên Chức vụ Văn bằng cao nhất

Thời gian bổ nhiệm lần đầu

Công tác kiêm nhiệm 1 Nguyễn Ngọc Thắng Giám đốc Cử nhân 2010 Bí thư chi bộ 2 Trịnh Doãn Toản P.giám đốc Cử nhân 2009 Phó bí thư chi bộ 3 Nguyễn Thị Quỳnh Phương P.giám đốc Cử nhân 2006

Bảng 2.2: Tổ trưởng, tổ phó chun mơn

STT Họ và tên Chức vụ Văn bằng cao nhất Môn Thời gian bổ nhiệm 1 Nguyễn Thị Quỳnh Phương Tổ trưởng văn hóa Cử nhân Sử 8/2010 2 Trịnh Doãn Toản Tổ trưởng Đào tạo Cử nhân Toán 8/2010 3 Vũ Thị Hạnh Tổ trưởng Hành chính Cử nhân Kế tốn 8/2010

Bảng 2.3: Cơ cấu giáo viên

Mơn Tổng số giáo viên Số giáo viên Số GV biên chế Số GV HĐ, thỉnh giảng Trình độ chuyên môn >ĐH ĐH CĐ Khác Ngữ văn 03 02 01 03 Lịch sử 01 01 01 Địa lý 01 01 01 GDCD Toán 02 02 02 Vật lý 01 01 01 Hóa học 01 01 01 Sinh 01 01 01 Tin học 03 03 03 Tiếng Anh 02 02 02 Cộng 15 14 01 15

Về năng lực phẩm chất của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên có thể điểm một số nét như sau:

- Về cán bộ quản lý: Trung tâm gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, đội ngũ quản lý đều đã đạt chuẩn về trình độ chun mơn, trong đó giám đốc đang hồn thành chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý giáo dục tại trường Đại học giáo dục. Đội ngũ quản lý đều được tập huấn thường xuyên về công tác quản lý, nắm vững nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, nắm bắt kịp thời những chính sách mới của ngành và của thành phố, ln có tư duy đổi mới công tác quản lý để hoạt động này ngày càng hiệu quả hơn.

- Về đội ngũ giáo viên: Độ tuổi trung bình khoảng 35 tuổi, 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ chun mơn, do ưu thế của tuổi trẻ nên tinh thần trách nhiệm của đội ngũ là rất cao, giáo viên bám trường, bám lớp sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. Các thầy cô giáo luôn nêu cao tinh thần học hỏi, ý thức tự giác trong việc trau dồi trình độ chun mơn, 100% các thầy cơ có thể áp dụng một cách thành thạo cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy, tồn bộ giáo án được soạn bằng máy tính, các loại đề thi đều được vi tính hóa 100%, ứng dụng lí thuyết vào sử dụng những thiết bị dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhà trường tiếp tục thực hiện hiệu quả các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Hai không ”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo”. Hoạt động tập thể được nâng cao, mỗi cá nhân giáo viên đều là một đồn viên tích cực trong việc xây dựng phong trào đoàn của nhà trường.

Tuy nhiên, đội nhũ giáo viên vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Do tuổi đời cịn trẻ, các thầy cơ giáo cịn non kinh nghiệm, trình độ trên chuẩn chưa nhiều, hơn nữa hầu hết đội ngũ giáo viên chỉ dạy các mơn văn hóa ở khối bổ túc, cịn các mảng khác chưa có nhiều mà phải sử dụng hợp đồng thỉnh giảng, hiệu suất sử dụng trong công việc chưa cao.

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học THPT tại trung tâm GDTX quận Hồng Bàng Hồng Bàng

Qua 13 năm hoạt động, trung tâm GDTX Hồng Bàng luôn cố gắng khắc phục khó khăn của một nhà trường mới, ln tự vận động, đặt cho mình những mục tiêu cao hơn cho từng năm học. Số lượng học viên cùng với chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao.

Nhiệm vụ bổ túc văn hóa ln được coi là nhiệm vụ chủ đạo của trung tâm. Số lượng học viên không ngừng tăng qua các năm. Bên cạnh những đối tượng được xóa mù tiếp tục theo học, thì các đối tượng học hành dang dở do những nguyên nhân khác nhau hoặc không đủ điều kiện vào học ở những trường phổ thơng chính quy. Số lượng học sinh theo học ở trung tâm qua từng năm vẫn giữ được con số ổn định, trong báo cáo năm học 2010- 2011 có thể thấy điều này:

Bảng 2.4: Quy mô đào tạo

Khối Buổi tối Ban ngày Tự học có hướng dẫn Tổng Số lớp H.viên Số lớp H.viên Số lớp H.viên Số lớp H.viên

10 02 45 01 26 03 71

11 01 17 01 26 02 43

12 01 31 01 32 02 63

Cộng 04 93 03 84 07 177

(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011của Trung tâm GDTX Hồng Bàng)

Bảng 2.5: Đánh giá xếp loại học lực

Khối Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

10 71 0 0 19 27% 43 61% 09 12% 0 0 11 43 0 0 07 16% 30 70% 06 14% 0 0

12 63 0 0 15 24% 43 68% 05 8% 0 0

Cộng 177 41 116 20 0

Bảng 2.6: Đánh giá xếp loại hạnh kiểm

Khối Tổng Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL %

10 71 40 56% 15 21% 16 23%

11 43 30 70% 06 14% 07 16%

12 63 42 67% 12 19% 09 14% Cộng 177

(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011của Trung tâm GDTX Hồng Bàng)

- Đánh giá :

Các lớp bổ túc được chia làm hai ca, ca học ban ngày và ca học buổi tối, ca học ban ngày thì đối tượng chủ yếu là các học viên cịn ít tuổi, chưa đi làm, do thi khơng đỗ vào các trường chính quy. Cịn đối tượng tham gia học các lớp buổi tối chủ yếu là đang trong độ tuổi lao động, vì ban ngày phải đi làm, tối mới có thời gian đi học. Ở mỗi đối tượng, thực tế lại cho thấy những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Ở đối tượng học ban ngày, do phần lớn tuổi đời còn trẻ, chưa phải tham gia lao động, chính vì thế các em có nhiều thời gian hơn để tập trung cho công việc học tập, hơn nữa do các em vẫn đang duy trì quá trình học tập liên tục vì vậy kiến thức cơ bản vẫn còn và điều này đã tạo thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức ở những bậc học cao hơn . Tuy nhiên việc dạy học các đối tượng này cũng gặp khơng ít khó khăn. Những khó khăn này chủ yếu đến từ ý thức của người học, đa số những học viên này khi tham gia học ở trung tâm đều vì họ khơng thi được vào các các trường THPT, vì thế học lực và hạnh kiểm thường yếu kém, thế nên việc dạy các đối tượng này khá khó khăn do ý thức học tập trên lớp chưa cao, các em còn hay nói chuyện, ít chú ý vào bài giảng, hay trốn tiết và nghỉ học tự do. Cá biệt có một số học sinh cịn nghỉ học do ý thức kém dù nhà trường đã vận động và phối

hợp với gia đình đơn đốc, nhắc nhở. Cịn đối với các lớp buổi tối, do đa số đối tượng học viên đã đi làm, vì vậy ý thức học tập của họ cao hơn hẳn các lớp ban ngày, học viên thể hiện ý thức tốt trong giờ học và ít có tình trạng bỏ giờ, trốn tiết. Tuy nhiên những đối tượng này cũng bộc lộ một số hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là do các học viên này đã gián đoạn khá lâu việc học nên kiến thức đã bị mai một rất nhiều, cho nên việc tiếp thu kiến thức mới gặp rất nhiều khó khăn, hơn nữa vì thời gian đầu tư cho việc học ít, nên sự tiến bộ trong việc học rất hạn chế.

Đón nhận những khó khăn thách thức, trung tâm GDTX Hồng Bàng luôn cố gắng hết mình vì học sinh thân yêu, năm học 2010- 2011, tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm và học lực khá tốt khá cao, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT dẫn đầu thành phố, trung tâm cũng dành 02 giải nhất, 02 giải nhì, 05 giải khuyến khích trong kì thi học sinh giỏi thành phố, 100% học sinh tham gia học nghề phổ thông và đạt kết loại khá và giỏi.

2.3. Thực trạng về các điều kiện đảm bảo chất lƣợng ở trung tâm GDTX quận Hồng Bàng

2.3.1. Đối tượng học sinh

Đây là điều kiện tiên quyết tác động đến việc đảm bảo chất lượng dạy học ở mỗi đơn vị giáo dục. Học sinh vừa là đối tượng của quá trình dạy học vừa là mục đích của q trình này. Có thể ví von người học như những hạt mầm được gieo trồng, hạt mầm tốt thì hứa hẹn sẽ đem đến một vụ mùa bội thu và ít mất công vun trồng chăm bón hơn. Cịn hạt mầm khơng có chất lượng tốt đương nhiên cần gieo vào mảnh đất tốt, mất cơng chăm bón nhưng chưa chắc đã có kết quả tốt. Thực tế dạy học đã chứng minh điều này nếu cơ sở đào tạo nào thu hút được đầu vào có chất lượng tốt, đơn vị đó đã nắm đến 50% thành cơng, cịn lại phụ thuộc vào các nhân tố khác như đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Cịn trường nào mà chất lượng đầu vào thấp thì dù có cố gắng rất nhiều, các điều kiện như đội ngũ giáo viên giỏi và cơ sở vật chất

có tốt đến mấy thì tỉ lệ học sinh ra trường có chất lượng cao cũng không nhiều. Đây là vấn đề khó khăn của nhiều cơ sở giáo dục trong đó có trung tâm GDTX Hồng Bàng. Đầu vào rất thấp là đặc trưng chung của học viên các trung tâm GDTX, đây là những đối tượng hoặc là không thi vào được các trường THPT chính quy, hoặc bỏ học và đi học lại. Chính vì vậy việc đảm bảo chất lượng cho dạy học các đối tượng này hết sức khó khăn. Học viên ở trung tâm GDTX Hồng Bàng (ở đây chỉ đi sâu vào đối tượng bổ túc văn hóa) đa phần có hộ khẩu thường trú trên địa bàn quận, đây cũng là một yếu tố thuận lợi, bởi kinh tế - xã hội của quận khá phát triển, trình độ dân trí khá cao, vì thế học viên đã có những phẩm chất nhất định thuận lợi cho việc học tập. Tuy nhiên với những học viên này những điểm hạn chế luôn dễ nhận thấy hơn, học lực yếu, ý thức kém, chịu tác động nhiều của những trào lưu không tốt của xã hội, hiện tượng bỏ học, trốn tiết vẫn diễn ra. Tình trạng gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến . Đây chính là thách thức lớn nhất đối với trung tâm. Chỉ có một giải pháp đồng bộ, toàn diện, phát huy những nhân tố khác mới có thể khắc phục hạn chế này.

2.3.2. Đội ngũ giáo viên

Trung tâm GDTX quận Hồng Bàng được thành lập đã hơn 10 năm, quy mơ đội ngũ giáo viên cơ hữu ít thay đổi dao động trong khoảng từ 18 đến 20 người, còn lại là giáo viên hợp đồng thỉnh giảng. Giáo viên thuộc biên chế của đơn vị và do đơn vị hợp đồng chỉ tham gia giảng dạy các lớp hệ BTTHPT, hệ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và cấp chứng chỉ. Các khối lớp liên kết đào tạo do các trường liên kết cử giảng viên giảng dạy, Trung tâm chỉ phối kết hợp với các trường liên kết tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo, theo dõi chương trình và chuẩn bị các điều kiện về CSVC, trang thiết bị cho dạy và học.

Về trình độ chun mơn 100% giáo viên đã tốt nghiệp đại học và được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm. Các giáo viên cơ hữu của trung tâm

chủ yếu là giáo viên dạy văn hóa (chủ yếu dạy ở mảng bổ túc), được sự quản lý trực tiếp bởi trung tâm, chính vì vậy cơng tác chun mơn được đầu tư rất nghiêm túc, tất cả hồ sơ, giáo án đều được vi tính hóa, 100% giáo viên có thể áp dụng thành thục cơng nghệ thơng tin vào dạy học, có khả năng sử dụng các phương tiện dạy học trực quan hiện đại. Đội ngũ giáo viên của trung tâm đa phần là cịn trẻ tuổi, vì vậy sức trẻ chính là một lợi thế của đội ngũ, chính việc làm việc trên một trăm phần trăm khả năng đã giúp trung tâm vượt qua khó khăn, phong trào đổi mới phương pháp dạy học ln được đội ngũ giáo viên chú trọng vì thế năm học vừa qua nhiều tiết dạy của giáo viên trung tâm được đánh giá cao về phương diện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Trung tâm có số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp ngày càng nhiều hơn.

2.3.3. Quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá

Đây cũng là một trong những điều kiện rất quan trọng tác động đến việc đảm bảo chất lượng dạy học ở mỗi đơn vị giáo dục

2.3.3.1. Quá trình dạy học

Xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm giúp học sinh đạt được những mục tiêu của bài học

- Xây dựng kế hoạch bài học

+ Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng và yêu cầu thái độ trong chương trình.

+ Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ nội dung bài học. Xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành cần phát triển ở học sinh. Xác định trình tự logic của bài học.

- Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh + Xác định những kiến thức kỹ năng học sinh cần phải có.

+ Lựa chọn phương pháp dạy hoc, phương tiện, thiết bị dạy học giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học,

- Xây dựng kế hoạch bài học: xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt.

- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày cách thức triển khai các hoạt động dạy học.

- Kết luận của giáo viên về: Những kiến thức, kỹ năng, thái độ học sinh cần có sau hoạt động, những tình huống có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ để giải quyết những sai sót thường gặp.

- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc học sinh phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoawch để chuẩn bị cho bài mới.

2.3.3.2. Quá trình kiểm tra đánh giá

- Kiểm tra đánh giá kết qủa học tập là quá trình thu thập và xử lý thơng tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn.

+ Xác định mục đích yêu cầu của đề kiểm tra: đề kiểm tra là phương tiện chủ yếu đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một nội dung, một chủ đề, một chương, một học kỳ, hay tồn bộ chương trình một lớp học, một cấp học.

+ Xác định số lượng câu hỏi, bài tập đưa ra trong đề kiểm tra. + Thiết kế câu hỏi, bài tập.

+ Thiết kế đáp án, biểu điểm. + Tổ chức kiểm tra.

2.3.4. Học liệu

Đây là một trong những vấn đề được các nhà trường nói chung và trung tâm giáo dục thường xuyên Hồng Bàng nói riêng đặt lên hàng đầu và được giải quyết một cách nhanh nhất. Học liệu có thể coi là nội dung dạy học chuẩn mực nhất, khơng có học liệu đồng nghĩa với việc chưa tiếp cận được với nội dung dạy học chính thống dù người giáo viên có giỏi đến đâu. Xác định đây là một điều kiện đảm chất lượng dạy học, ngay từ khi thành lập trung tâm GDTX Hồng Bàng luôn chú trọng vấn đề là phải đảm bảo đầy đủ học liệu cho học sinh. Trước hết là hệ thống sách giáo khoa cho các môn học, các loại tài liệu tham khảo, các loại sách của giáo viên cùng các loại tư liệu, tranh ảnh phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, nhà trường đã có thư viện, đáp ứng các nhu cầu về sách, tài liệu tham khảo của cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học bậc trung học phổ thông ngành học giáo dục thường xuyên tại trung tâm giáo dục thường xuyên quận hồng bàng (Trang 54)