Năng lực đọc hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực đọc hiểu tiếng anh của học sinh lớp 6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho việt nam (Trang 26 - 27)

CHƢƠNG 1 : CƠ SƠ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý luận về đo lƣờng đánh giá trong giáo dục

1.2.4. Năng lực đọc hiểu

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc dạy ngôn ngữ là rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Trong 4 kỹ năng ấy, càng học lên cao, kĩ năng đọc và đọc hiểu càng đƣợc chú ý hơn cả vì nó ln gắn bó chặt chẽ với các hoạt động cơ bản của con ngƣời. Khái niệm học và đặc biệt là học suốt đời đòi hỏi phải mở rộng cách hiểu về việc đọc hiểu.

“Đọc hiểu khơng chỉ cịn là một yêu cầu của suốt thời kì tuổi thơ trong nhà trƣờng phổ thơng, thay vào đó nó cịn trở thành một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kỹ năng và chiến lƣợc của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời…”. OECD cũng đƣa ra định nghĩa sau:” Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trƣớc một văn bản viết, nhằm đạt đƣợc mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng nhƣ việc tham gia hoạt động của một ai đó trong xã hội.”

Đọc hiểu là hiểu một văn bản đƣợc đọc, hoặc là quá trình “kiến tạo ý nghĩa” từ một văn bản. Đọc hiểu là “quá trình kiến tạo” bởi vì nó bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình đọc kết hợp lại với nhau trong văn bản đƣợc đọc để tạo ra hình ảnh của văn bản đó trong tâm trí của ngƣời đọc. TheoWilliams (trích trong Kathryn S. Hawes, 2002), đọc hiểu là q trình có thể là tìm kiếm những thơng tin tổng quát từ một văn bản; hay là đọc để tìm kiếm sự lý thú; hoặc là tìm kiếm những thơng tin cụ thể từ một văn bản. David Nunan (1989) lại cho rằng đọc hiểu là một quá trình mà ngƣời đọc kết hợp thông tin từ một văn bản với kiến thức nền của mình để hiểu đƣợc vấn đề.

Từ vựng đóng một vai trị rất quan trọng trong q trình đọc hiểu. Nếu ngƣời học khơng thể nhận biết từ vựng, họ hồn tồn khơng có khả năng rút ra đƣợc ý nghĩa của bài đọc. Khi ngƣời học nhận biết và hiểu đƣợc từ vựng, họ có thể đọc các từ và phát triển kỹ năng đọc hiểu. Hai thành tố của đọc hiểu là nhận biết từ vựng và hiểu ngôn ngữ, mà cả hai thành tố đều cần thiết cho việc đọc trơi chảy và có hiệu quả. Việc đọc hiểu sẽ đƣợc tiến hành tốt hơn nếu ngƣời đọc đƣợc trang bị tốt kiến thức về từ vựng và ngữ pháp để có thể hiểu đƣợc ý nghĩa của từ và mối quan hệ của nó với các thành phần khác trong câu. Dubin và Bycina (1991) giải thích rằng đọc hiểu là q trình lựa chọn diễn ra giữa ngƣời đọc và văn bản, trong đó nền tảng kiến thức và các loại kiến thức khác về ngôn ngữ tƣơng tác với thơng tin trong văn bản góp phần vào việc hiểu văn bản. Grabe và Stoller (2002) trong Teaching and Researching Reading nhận ra các lĩnh vực kiến thức và thành tố khác nhau trong quá trình đọc hiểu. Chúng đƣợc chia thành hai quá trình khác nhau dành cho ngƣời đọc có kinh nghiệm: đọc ở mức độ thấp liên quan đến việc nhận biết từ vựng và ngữ pháp trong khi đọc; đọc ở trình độ cao liên quan đến việc lĩnh hội hay cách hiểu một văn bản. Theo họ, một ngƣời đọc thành thạo là ngƣời cần có sự kết hợp giữa hai mức trình độ trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực đọc hiểu tiếng anh của học sinh lớp 6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)