7. Cấu trúc luận văn
2.2. Dạy học các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
2.2.2. Nội dung tích hợp
Căn cứ mục đích tích hợp và mục tiêu cần đạt của cụm bài dạy GV sẽ lựa chọn nội dung tích hợp cho phù hợp. Nội dung tích hợp cần đảm bảo các yêu cầu:
- Tích hợp phải phù hợp với đặc thù của từng phân môn trong môn Ngữ văn. - Đối với các bài dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ ở THCS cần tích hợp với chƣơng trình tiếng Việt ở Tiểu học ( trên cơ sở kiến thức đã học từ đó mở rộng, khắc sâu kiến thức, kĩ năng cho học sinh).
- Tích hợp với các đơn vị ngôn ngữ đƣợc dạy ở lớp 6, lớp. Do các tri thức về các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống tiếng Việt mà HS tiếp cận cùng với các kĩ năng sử dụng chúng đƣợc đặt trong nhiều mối liên hệ nên khi tích hợp kiểu này GV sẽ khai thác đƣợc các mối quan hệ: Quan hệ giữa nội dung ý nghĩa với hình thức trong một yếu tố, một đơn vị của tiếng Việt; Quan hệ giữa các yếu tố trong cùng một bậc; Quan hệ bao hàm giữa các yếu tố nhƣ các yếu tố trong hệ thống thuộc bậc nhỏ hơn với các yếu tố trong hệ thống thuộc bậc lớn hơn. Chẳng hạn khi dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ giáo viên có thể giới thiệu cho HS các biện pháp tu từ khác nhƣ chơi chữ, phóng đại, điệp ngữ… để HS có cái nhìn khái qt về sự phong phú của các biện pháp tu từ trong tiếng Việt.
- Tích hợp với các kiến thức sẽ dạy bởi vì kiến thức và kĩ năng tiếng Việt trong chƣơng trình Ngữ văn đƣợc sắp xếp theo quan hệ đồng trục, vì vậy đối với kiến thức sẽ dạy có thể giới thiệu ở chừng mực cần thiết cho sự hiểu biết tối thiểu về khía cạnh đang đề cập, đồng thời qua đó gợi trí tị mị, sự ham hiểu biết của HS tạo cơ sở thuận lợi cho việc trình bày các kiến thức sẽ học.