Khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học cơ sở (Trang 31 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.6. Khảo sát thực tế

1.2.6.1. Chương trình, SGK ngữ văn lớp 6, lớp 7

Chƣơng trình SGK Ngữ văn THCS nói chung và chƣơng trình SGK Ngữ văn lớp 6, lớp 7 nói riêng đƣợc tổ chức theo hai nguyên tắc hàng ngang và đồng tâm do đó tính tích hợp trong phần tiếng Việt đƣợc thể hiện theo hai chiều: tích hợp hàng dọc và tích hợp hàng ngang.

- Tích hợp hàng dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới những kiến thức và kĩ năng đã học trƣớc đó theo ngun tắc đồng trục (cịn đƣợc gọi là vịng trịn đồng tâm hay vịng trịn xốy trôn ốc). Cụ thể là kiến thức, kĩ năng

của lớp trên bao gồm kiến thức, kĩ năng của lớp dƣới nhƣng cao hơn và sâu hơn. Ví dụ : Phần kiến thức về "từ"

+ Ở lớp 6 HS học về: cấu tạo từ, nghĩa của từ, một số biện pháp tu từ từ vựng, các từ mƣợn.

+ Lớp 7 các em tiếp tục học về cấu tạo từ (từ ghép, từ láy), nghĩa của từ (từ ghép, từ láy), từ mƣợn Hán Việt, trƣờng nghĩa của từ, một số biện pháp tu từ từ vựng đồng thời đƣợc học về từ loại, tu từ cú pháp.

- Tích hợp hàng ngang là tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con ngƣời, xã hội theo nguyên tắc đồng qui. Tích hợp hàng ngang trong phần tiếng Việt là tích hợp với các phân mơn văn học và tập làm văn. Có nghĩa là trong q trình thực hiện tích hợp tiếng Việt phải dựa vào các văn bản để lựa chọn nội dung, từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách.... nhằm phục vụ tốt các kĩ năng giao tiếp, tránh lối giảng dạy tách các hiện tƣợng ngôn ngữ tách rời ngữ cảnh, văn cảnh hƣớng tới rèn các kĩ năng giao tiếp thuận lợi hơn. Việc bám sát các văn bản chung để khai thác không những cung cấp cho HS kiến thức về tiếng Việt mà cịn góp phần làm sáng tỏ việc đọc hiểu văn bản trong giờ văn.

Ví dụ dạy văn bản " Lƣợm" (Ngữ văn 6 tập 2 tr.72-75) sự tích hợp hàng ngang đƣợc thể hiện :

+ Kiền thức về văn học: GV giúp HS khai thác nghệ thuật miêu tả kết hợp với kể chuyện, thể hiện cảm xúc, sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, âm điệu.... thể hiện sinh động hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm.

+ Kiến thức về tiếng Việt: Kết hợp với việc phân tích từ ngữ GV giới thiệu cho HS về từ láy (xinh xinh, loắt choắt - tả hình dáng; thoăn thoắt, nghênh nghênh - tả hoạt động; vèo vèo - tả âm thanh); giới thiệu cho học sinh về biện pháp tu từ hoán dụ (ngày Huế đổ máu/ Chú Hà Nội về/ tình cờ chú cháu/ gặp nhau Hàng Bè)

+ Kiến thức về tập làm văn : Cách miêu tả ngƣời, cách kể chuyện kết hợp với thể hiện cảm xúc (phục vụ đắc lực cho văn miêu tả, tự sự ), cách làm thơ bốn chữ.

Do đặc điểm riêng, một mặt vừa phải đảm bảo tích hợp theo hệ thống ngang song song với các phần văn học và tập làm văn, mặt khác vừa đảm bảo cung cấp kiến thức theo hệ thống hàng dọc riêng của phần tiếng Việt nên hệ thống tiếng Việt

đƣợc trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 đƣợc chia thành các cụm bài.

- Chƣơng trình tiếng Việt lớp 6 gồm 29 bài (kể cả bài giảng cung cấp tri thức mới, bài luyện tập, thực hành tổng hợp, tổng kết ơn tập kiểm tra, bài chƣơng trình địa phƣơng)

+ Cụm bài về cấu tạo từ, từ loại và cụm từ gồm các bài học về từ đơn, từ phức, danh từ và cụm danh từ, tính từ và cụm tính từ, động từ và cụm động từ. Cụm bài này chủ yếu nhắc lại kiến thức đã học trên cơ sở đó nâng cao và khắc sâu kĩ năng sử dụng từ cho học sinh .

+ Cụm bài về nghĩa của từ gồm các bài học về nghĩa của từ, hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ. Đây là những kiến thức hoàn toàn mới đối với học sinh.

+ Cụm bài về câu gồm các bài câu trần thuật đơn, thành phần của câu, chữa lỗi về chủ ngữ - vị ngữ, ôn tập về dấu câu. Cụm bài này gồm nhiều khái niệm mới, nội dung phục vụ đắc lực cho việc học văn miêu tả, văn tự sự đồng thời rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh.

+ Cụm bài về phép tu từ gồm các bài học về so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ. Các bài học này giúp học sinh cảm thụ tốt hơn các văn bản, tạo lập phép tu từ trong khi nói và viết.

+ Cụm bài về từ mƣợn chỉ có một bài "Từ mƣợn" giúp học sinh hiểu đƣợc từ mƣợn nói chung, từ Hán Việt nói riêng.

- Chƣơng trình tiếng Việt lớp 7 gồm 27 bài ( kể cả bài giảng cung cấp tri thức mới, bài luyện tập, thực hành tổng hợp, tổng kết ơn tập kiểm tra, bài chƣơng trình địa phƣơng)

+ Cụm bài về cấu tạo từ, từ loại gồm các bài học về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt, luyện tập sử dụng từ. Cụm bài này vừa củng cố khắc sâu kiến thức đã học vừa cung cấp kiến thức mới về từ cho HS phục vụ đắc lực cho các em trong quá trình cảm thụ tác phẩm văn học và tạo lập văn bản.

+ Cụm bài về nghĩa của từ gồm các bài học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. Đây là những kiến thức hoàn toàn mới với học sinh.

+ Cụm bài về thành ngữ (có một bài "Thành ngữ") giúp HS hiểu khái niệm về thành ngữ, cấu tạo, nghĩa của một số thành ngữ thƣờng gặp, cách sử dụng thành ngữ trong nói và viết.

+ Cụm bài về câu và dấu câu gồm các bài rút gọn câu, câu đặc biệt, mở rộng câu (thêm trạng ngữ cho câu, mở rộng thành phần câu bằng cụm chủ vị), chuyển đổi câu (câu chủ động thành câu bị động), dấu chấm lửng và dấu phẩy, dấu gạch ngang cung cấp và mở rộng cho HS các kiến thức về câu, cách sử dụng các loại dấu câu phục vụ đắc lực cho việc cảm thụ tác phẩm văn học và tạo lập văn bản.

+ Cụm bài về tu từ gồm các bài điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê mở rộng kiến thức cho học sinh về các biện pháp tu từ, tạo điều kiện để các em phân tích tác phẩm văn học và sử dụng các biện pháp tu từ trên trong nói và viết.

1.2.6.2. Đội ngũ giáo viên dạy Ngữ văn

GV Ngữ văn dạy lớp 6 và lớp 7 nói riêng và dạy Ngữ văn THCS nói chung tƣơng đối dồi dào, đƣợc đào tạo bài bản, có năng lực chun mơn song sự phân bố GV giữa còn chênh lệch rất nhiều giữa các vùng, miền (giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng với miền núi). Ở một số vùng GV cịn thiếu, phải kiêm nhiệm các mơn học khác (hoặc dạy lớp ghép nhiều độ tuổi) nên chƣa đầu tƣ thời gian nhiều cho việc giảng dạy môn Ngữ văn hoặc khơng thể áp dụng dạy học theo hƣớng tích hợp (đối với các lớp ghép). Mặt khác ngay trong mỗi đơn vị nhà trƣờng vẫn còn song song tồn tại nhiều GV ở các hệ đào tạo khác nhau do đó việc truyền thụ kiến thức không đồng đều ảnh hƣởng đến việc học tập của học sinh.

Hiện nay đa số GV dạy môn Ngữ văn THCS đã tiến hành giảng dạy theo hƣớng tích hợp và đã đạt kết quả theo mục tiêu của chƣơng trình đề ra. Bên cạnh đó cịn một số GV do tuổi cao, khả năng thích ứng với xu thế đổi mới trong giảng dạy hạn chế nên việc giảng dạy theo hƣớng tích hợp chƣa đem lại hiệu quả cao.

1.2.6.3. Thực trạng dạy học các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ ở mơn Ngữ văn lớp 6, lớp 7 nhìn từ góc độ phương pháp

Các bài dạy về các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ trong SGK Ngữ văn lớp 6, lớp 7 phân môn tiếng Việt: Chƣơng trình SGK Ngữ văn lớp 6

và lớp 7 THCS phân môn tiếng Việt qui định dạy 5 tiết về các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ. Các tiết học này đều bố trí ở SGK Ngữ văn lớp 6, cụ thể : So sánh 2 tiết, nhân hóa 1 tiết, ẩn dụ 1 tiết, hoán dụ 1 tiết. Các tiết học đều

đi theo hƣớng cung cấp bài học lý thuyết sau đó là các bài tập, luyện tại lớp và ở nhà nhƣng khơng có tiết thực hành. Cụ thể mỗi bài dạy nhƣ sau :

* So sánh : 2 tiết (tiết 3 tuần 19 và tiết 2 tuần 21).

+ Mục tiêu cần đạt: củng cố, nâng cao kiến thức về phép tu từ so sánh học sinh đã học ở tiểu học, đồng thời học sinh nắm đƣợc 2 kiểu so sánh cơ bản là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng, tạo lập đƣợc phép so sánh.

+ Nội dung bài học :

Tiết 1:

I. So sánh là gì?

II. Cấu tạo của phép so sánh.

III. Luyện tập : gồm 4 bài trong đó 3 bài tập đầu (bài 1,2,3) nhằm củng cố các kiến thức đã học về so sánh, bài tập 4 viết chính tả.

Tiết 2 :

I. Các kiểu so sánh (ngang bằng; không ngang bằng) II. Tác dụng của so sánh

III. Luyện tập : gồm 3 bài tập. Bài tập 1 và 2 giúp học sinh thấy đƣợc tác dụng của so sánh trên cơ sở các mẫu có sẵn hoặc học sinh tự chọn trên những mẫu có sẵn. Bài tập 3 là bài tập thực hành vận dụng kiến thức về so sánh tạo lập văn bản.

* Nhân hóa : 1 tiết (tiết 3 tuần 22).

+ Mục tiêu cần đạt củng cố, nâng cao kiến thức về phép tu từ nhân hóa học sinh đã học ở tiểu học (các kiểu nhân hóa, tác dụng chính của nhân hóa, biết sử dụng nhân hóa).

+ Nội dung bài học : I. Nhân hóa là gì?

II. Các kiểu nhân hóa (dùng từ gọi ngƣời để gọi vật; dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của ngƣời để chỉ hoạt động, tính chất của vật; trị chuyện, xƣng hô với vật nhƣ với ngƣời).

III. Luyện tập: gồm 5 bài tập trong đó có 4 bài (bài 1,2,3,4) củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh về nhân hóa, 1 bài cuối cùng là bài thực hành học sinh vận dung kiến thức đã học về nhân hóa tạo lập văn bản.

* Ẩn dụ : 1 tiết (Tiết 3 tuần 23).

+ Mục tiêu cần đạt nắm đƣợc khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và tác dụng của chúng, bƣớc đầu tạo ra ẩn dụ.

+ Nội dung bài học : I. Ẩn dụ là gì?

II. Các kiểu ẩn dụ (hình thức, cách thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác) III, Luyện tập : gồm 4 bài tập ( 3 bài luyện về ẩn dụ, 1 bài viết chính tả)

* Hoán dụ : 1 tiết (tiết 2 tuần 22)

+ Mục tiêu cần đạt nắm đƣợc khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ và tác dụng của chúng.

+ Nội dung bài học : I. Hốn dụ là gì?

II Các kiểu hốn dụ (lấy bộ phận gọi tồn thể; lấy vật chứa đựng; lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tƣợng).

III Luyện tập : gồm 3 bài (2 bài luyện tập về hốn dụ, 1 bài chính tả).

So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ trong các tác phẩm văn học giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7.

- SGK Ngữ văn lớp 6: có 34 văn bản thì có tới 30 văn bản sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hố, hốn dụ. Trong đó có 27 tác phẩm văn xi, 3 tác phẩm thơ. Cụ thể là các tác phẩm : Con Rồng, cháu Tiên; Bánh trƣng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gƣơm; Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng (Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn dịch); Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Bài học đƣờng đời đầu tiên (Tơ Hồi); Sơng nƣớc Cà Mau (Đồn Giỏi); Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh); Vƣợt thác (Võ Quảng); Đêm nay bác không ngủ (minh Huệ); Lƣợm (Tố Hữu); Mƣa (Trần Đăng Khoa); Cô Tô (Nguyễn Tuân); Cây tre Việt Nam (Thép Mới); Lòng yêu nƣớc (Thép Mới dịch); Lao xao (Duy Khán); Cầu long Biên – chứng nhân của lích sử (theo Thúy Lan); Bức thƣ của thủ lĩnh da đỏ; Động Phong Nha (Trần Hoàng)

- SGK Ngữ văn lớp 7 : có 34 văn bản thì có tới 30 văn bản sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ. Trong đó có 14 tác phẩm văn xi, 16 tác phẩm thơ gồm các tác phẩm : Cổng trƣờng mở ra (theo Lí Lan); Mẹ tôi (Ét- môn-đô đơ A-mi-xi); Cuộc chia tay của những con búp bê (Theo Khánh Hoài); Những câu hát về tình cảm gia đình (cao dao); Những câu hát về tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời (cao dao); Những câu hát than thân; Những câu hát châm biếm (cao dao); Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên trƣờng trông ra ( thơ Trần Nhân Tông – bản dịch Ngô Tất Tố); Bài ca Côn Sơn (thơ Nguyễn Trãi – Phan Võ – Lê Thƣớc – Đào Phƣơng Bình dịch); Bánh trơi nƣớc (Hồ Xuân Hƣơng); Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan); Xa ngắm thác núi Lƣ (thơ Lý Bạch – Tƣơng Nhƣ dịch); Cảm nghĩ trong đếm thanh tĩnh (thơ Lý Bạch – Tƣơng Nhƣ dịch); Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (thơ Đỗ Phủ- Khƣơng Hữu Dụng dịch); Cảnh khuya (Hồ Chí Minh); Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh); Tiếng gà trƣa (Xuân Quỳnh); Một thứ quà của lúa non : Cốm (Thạch Lam); Sài gịn tơi u (Minh Hƣơng); Mùa xn của tơi (Vũ Bằng); Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con ngƣời và xã hội; Tinh thần yêu nƣớc của nhân dân ta (Hồ Chí Minh); Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai); Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng); Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc); Ca Huế trên sông Hƣơng (theo Hà Ánh Minh); Quan Âm thị Kính (theo Đỗ Bình Trị - Hồng Hữu n); Ý nghĩa văn chƣơng (Hoài Thanh).

Ngồi các văn bản trên cịn có một số đoạn trích, bài đọc thêm có sử dụng so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ. Nhƣ vậy so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ là các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng phổ biến trong mọi phong cách ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ văn chƣơng, các biện pháp tu từ này đƣợc sử dụng với số lƣợng và chất lƣợng ở mức độ cao hơn nhằm mục đích nghệ thuật. So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ xuất hiện trong các văn bản đọc- hiểu ở sách Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 với tần số cao có tổng số là 596 với số lƣợng cụ thể nhƣ sau:

Bảng 1.1: Thống kê số lƣợng các biện pháp tu từ trong SGK Ngữ Văn kớp 6, lớp 7 Kiểu

Số lƣợng

Tỉ lệ %

So sánh ẩn dụ Nhân hoá Hoán dụ Tổng số

Số lƣợng 148 81 280 87 596 Tỉ lệ % 24 14 47 15 100

Theo thống kê, chúng tôi nhận thấy số lƣợng nhân hoá đƣợc sử dụng nhiều nhất chiếm hơn 47%, so sánh chiếm hơn 24%, ẩn dụ chiếm gần 14%, hoán dụ chiếm gần 15% xuất hiện với số lƣợng ít hơn so sánh và nhân hố.

Mặc dù xuất hiện với số lƣợng khơng đồng đều, nhƣng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ đều đạt đƣợc những giá trị biểu đạt cao. Các biện pháp tu từ này đều đƣợc hình thành trên cơ sở của sự liên tƣởng là những cách biểu đạt mới về đối tƣợng và thể hiện các giá trị biểu đạt sau:

* Thể hiện, mở rộng, tăng cƣờng sự nhận thức của ngƣời sử dụng và ngƣời tiếp nhận về một đối tƣợng.

* Thể hiện kín đáo nhƣng sâu sắc tình cảm, cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của ngƣời sử dụng về đối tƣợng và khơi gợi tình cảm, thái độ của ngƣời tiếp nhận.

* Là các biện pháp gợi hình ảnh và làm đẹp ngơn ngữ thể hiện tài năng sáng tạo của ngƣời sử dụng.

* Là những cách diễn đạt ngắn gọn, hàm súc nhƣng phong phú về số lƣợng và chất lƣợng.

Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ thể hiện các giá trị biểu đạt trên ở những mức độ khác nhau. Trong đó so sánh và hốn dụ thể hiện rõ nét sự nhận thức của con ngƣời về đối tƣợng; ẩn dụ thể hiện sâu sắc tình cảm, thái độ, sự đánh giá của con ngƣời đối với đối tƣợng; nhân hoá là biện pháp miêu tả sinh động, hấp dẫn, lí thú hiện thực khách quan. Nghiên cứu việc giảng dạy các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hố, hốn dụ theo hƣớng tích hợp trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 ngoài việc giúp HS lĩnh hội các kiến thức về ngôn ngữ, hiểu đƣợc ý

nghĩa, tác dụng của các biện pháp tu từ trên chúng tơi cịn muốn giúp các em có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học cơ sở (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)