Nội dung, phương pháp, qui trình thanh tra hoạt động chun mơn ở các trường dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải tiến công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường dạy nghề (Trang 27 - 31)

- Giáo trình TCCN, giáo trình dạy nghề dài hạn:

1.3.3. Nội dung, phương pháp, qui trình thanh tra hoạt động chun mơn ở các trường dạy nghề

các trường dạy nghề

1.3.3.1. Nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề

Dạy nghề là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề được quy định trong Luật Giáo dục và cụ thể hoá trong Nghị định 31/2006/NĐ-CP gồm:

(1). Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề.

(2). Thanh tra việc chấp hành pháp luật thuộc lĩnh vực dạy nghề của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước.

(3). Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Bộ

LĐTB&XH Thanh tra Tổng cục Dạy nghề

Thanh tra

Sở Lao động Phòng Dạy nghề Sở Lao động

Thanh tra Chính phủ

(4). Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra của Thanh tra Tổng cục Dạy nghề.

(5). Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

(6). Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

(7). Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Tổng cục Dạy nghề.

(8). Tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Dạy nghề theo quy định.

(9). Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức trực thuộc Tổng cục Dạy nghề thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.

(10). Tổng kết kinh nghiệm, nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Tổng cục Dạy nghề.

(11). Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề giao.

Các nội dung nói trên được xác định cụ thể trong mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra tại từng cơ sở dạy nghề.

1.3.3.2. Phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra dạy nghề

Phương pháp thanh tra dạy nghề là cách thức tiếp cận đối tượng thanh tra dạy nghề một cách có tổ chức để tìm hiểu, xem xét tỉ mỉ các vấn đề quan tâm theo mục đích, yêu cầu và nội dung thanh tra dạy nghề đã định trước.

Phương pháp thanh tra chính là phải thực hiện đúng các bước trong quy trình thanh tra. Trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra, phương pháp được

Tuỳ theo từng địa phương có đặc điểm riêng khác nhau về phong tục tập quán, quan hệ... để chọn lựa phương pháp tiếp cận đối tượng thanh tra khác nhau, nhưng vẫn phải có một phương pháp chung nhất hồn chỉnh nhất để tiến hành một cuộc thanh tra nhằm thực hiện quyết định thanh tra một cách tốt nhất, chất lượng nhất.

Các phương pháp được sử dụng: khảo sát thực tế, đối chiếu so sánh, phân tích thống kê, phân tích chuyên đề, phân tích tổng hợp, phỏng vấn mang tính điều tra. ....

1.3.3.3. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra cơ sở dạy nghề

Quy trình tiến hành cuộc thanh tra tại cơ sở dạy nghề tuân thủ theo quy trình cuộc thanh tra chung và vận dụng phù hợp với thực tiễn của cơ sở dạy nghề. Quy trình này bao gồm các bước sau:

* Các bước chuẩn bị:

- Lập chương trình, kế hoạch thanh tra tại cơ sở DN; trình phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra; Trình ban hành quyết định thanh tra;

- Phổ biến chương trình, kế hoạch thanh tra đến các thành viên đoàn thanh tra dạy nghề;

- Thông báo quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra trước khi tiến hành cuộc thanh tra.

- Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo, phương tiện cho hoạt động của đoàn thanh tra.

* Tiến hành cuộc thanh tra:

a) Công bố quyết định thanh tra dạy nghề và thống nhất lịch làm việc tại cơ sở dạy nghề:

- Đoàn thanh tra tổ chức gặp người đứng đầu cơ sở dạy nghề và đại diện các bộ phận quản lý để Trưởng đồn cơng bố quyết định thanh tra DN và bàn thống nhất lịch làm việc của đoàn, ngày giờ và địa điểm các buổi làm việc của đoàn tại cơ sở DN.

- Đoàn thanh tra nghe báo cáo tình hình của cơ sở dạy nghề theo đề cương và nội dung thanh tra. Những thành viên của Đoàn thanh tra hỏi thêm những vấn đề cần quan tâm xem xét, kiểm tra.

- Nội dung buổi làm việc được ghi thành biên bản.

b) Các thành viên Đoàn thanh tra chia nhau làm việc với các bộ phận của cơ sở dạy nghề

Căn cứ vào kế hoạch đã chuẩn bị, theo lịch làm việc đã thống nhất giữa đoàn thanh tra với Hiệu trưởng/Giám đốc, sau khi nghe đại diện lãnh đạo cơ sở dạy nghề báo cáo chung, các thành viên tiến hành công việc được phân cơng. Q trình thanh tra được ghi nhật ký thanh tra theo quy định tại Quy chế Đoàn thanh tra.

* Kết thúc cuộc thanh tra

- Tổ chức họp Đoàn thảo luận về kết quả thanh tra; Nội dung cuộc họp được ghi thành biên bản.

- Viết dự thảo kết luận thanh tra

- Đồn thanh tra DN cơng bố dự thảo kết luận thanh tra với CS DN, cũng là ngày kết thúc cuộc thanh tra cơ sở dạy nghề.

Đồn thanh tra có thể cùng cơ sở dạy nghề thảo luận làm rõ các vấn đề cịn có ý kiến khác nhau. Cuối cùng, những ý kiến khơng nhất trí được bảo lưu và đưa vào biên bản.

- Đoàn thanh tra dạy nghề báo cáo tình hình và kết quả thanh tra với cấp ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, xin ý kiến chỉ đạo về những vấn đề chưa được cơ sở dạy nghề nhất trí (nếu có) và lập thành văn bản kết luận chính thức.

- Bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra DN cho cơ quan thanh tra quản lý.

* Hiệu lực thi hành kết luận của cuộc thanh tra

Cơ quan thanh tra dạy nghề theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra, kể cả những kiến nghị với cơ sở dạy nghề và với những cơ quan liên quan, báo cáo kết quả và đề xuất, kiến nghị những biện pháp bảo đảm hiệu lực các kết luận của cuộc thanh tra với cơ quan quản lý cấp trên trực

* Kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra

Cơ sở DN đã được thanh tra phải thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra. Kể từ ngày công bố kết luận thanh tra cơ sở dạy nghề phải thực hiện các kiến nghị của đoàn trong thời hạn đã được ghi trong kết luận thanh tra.

Hết thời hạn thực hiện các kiến nghị của Đoàn thanh tra, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm báo cáo kết luận thực hiện các kiến nghị trên cho cơ quan ra Quyết định thanh tra và cấp trên của mình.

Trong phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước của mình, cơ quan thanh tra theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý của thanh tra; tổ chức phúc tra, kiểm tra việc sửa chữa và thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý đối với đối tượng thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải tiến công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường dạy nghề (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)