- Thanh tra Bộ có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
3.2.3. Biện pháp 3: Cải tiến về nội dung và kỹ thuật thanh tra hoạt động chuyên môn
chuyên môn
3.2.3.1. Mục tiêu
Cải tiến về nội dung và kỹ thuật thanh tra hoạt động chuyên môn nhằm đảm bảo cho cơ sở dạy nghề chủ động trong công tác tổ chức quản lý đào tạo và đảm bảo được chất lượng đào tạo nghề nhưng vẫn tuân thủ những quy định của pháp luật về đào tạo nghề.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành
Xét tổng quan tồn bộ các cơng việc cần phải thực hiện trong quá trình tổ chức quản lý đào tạo nghề, chúng ta thấy các công việc tuy nằm ở từng khâu khác nhau trong q trình, nhưng có thể nhóm lại thành các cơng tác cơ bản như sau:
- Công tác tuyển sinh;
- Công tác tổ chức quản lý giảng dạy; - Công tác quản lý học sinh, sinh viên;
- Công tác quản lý, cấp phát bằng nghề, chứng chỉ nghề.
Như vậy, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức quản lý đào tạo nghề thực chất là tiến hành thanh tra, kiểm tra các công tác nêu trên. Cần xác định được thời điểm mà các cơ sở dạy nghề phải tiến hành từng công việc cụ thể nằm trong các nhóm cơng việc đã nêu ở trên.
* Thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh
Nội dung cần thanh tra, kiểm tra là nội dung và trình tự thực hiện các cơng việc tuyển sinh đã được quy định trong Quy chế tuyển sinh kèm theo Qđ số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ban hành ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể như sau:
- Thanh tra, kiểm tra việc thành lập Hội đồng tuyển sinh (đối với tuyển sinh học nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề) và thành lập bộ phận chuyên môn trực tiếp làm công tác tuyển sinh (đối với trình độ sơ cấp nghề). Cơng việc này do người đứng đầu cơ sở dạy nghề ra quyết định và được thực hiện trước tiên khi bắt đầu tiến hành họp bàn về công tác tuyển sinh. Căn cứ để thanh tra, kiểm tra là các quyết định thành lập.
- Thanh tra, kiểm tra nội dung việc tổ chức họp Hội đồng tuyển sinh hoặc bộ phận chuyên môn trực tiếp làm công tác tuyển sinh (sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển sinh) để thống nhất các nội dung sau:
+ Xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh với cơ quan chủ quản theo quy định của Bộ LĐ - TBXH ban hành hàng năm (ví dụ: năm 2007 theo quy định tại Quyết định số 468/QĐ-BLĐTBXH và công văn số 199/TCDN-KHTC).
+ Quy định: Thủ tục và hồ sơ đăng ký học nghề trình độ sơ cấp; Thủ tục và hồ sơ đăng ký học nghề trình độ TCN, CĐN; thủ tục và hồ sơ đăng ký tuyển trình độ cao đẳng; thủ tục và hồ sơ đăng ký học nghề cho đối tượng tuyển thẳng;
+ Quy định về lệ phí tuyển sinh: gồm phí xét tuyển hoặc tuyển thẳng, phí đăng ký dự thi và các hình thức thu lệ phí tuyển sinh.
+ Kế hoạch tuyển sinh gồm: Nội dung, thời gian và phân cơng thực hiện các cơng việc trong q trình tuyển sinh.
+ Hình thức tuyển sinh: Lựa chọn các hình thức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp cả hai hình thức;
+ Đối tượng tuyển sinh: Quy định cụ thể cho từng nghề cụ thể về trình độ học vấn, sức khoẻ, độ tuổi...;
+ Căn cứ xét tuyển, môn thi tuyển.
Tất cả các nội dung trên phải được thể hiện cụ thể trong biên bản họp Hội đồng tuyển sinh do người đứng đầu cơ sở dạy nghề triệu tập.
- Thanh tra, kiểm tra nội dung các thông báo tuyển sinh theo các nội dung sau: Thời gian tiến hành thông báo; các chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề theo từng trình độ đào tạo; hình thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, vùng tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ đăng ký học nghề; thời gian xét tuyển và căn cứ xét tuyển hoặc thời gian thi tuyển và môn thi tuyển.
- Thanh tra, kiểm tra việc quyết định thành lập các Ban chuyên môn giúp việc cho Hoạt động tuyển sinh về: trình tự thủ tục, nội dung, thành phần của các quyết định xem có đúng các quy định theo quy chế tuyển sinh hay không;
- Thanh tra, kiểm tra việc triển khai và phân công nhiệm vụ cho các ban chuyên môn giúp việc cho hội đồng tuyển sinh. Các căn cứ để thanh tra, kiểm tra là các biên bản họp hội đồng tuyển sinh để triển khai nhiệm vụ.
- Thanh tra, kiểm tra công tác ra đề thi, gồm: Các quy định về số môn thi, thời gian làm bài của mỗi mơn thi, nội dung đề thi, quy trình ra đề thi, quy trình in sao đề thi và đáp án, chế độ bảo mật;
- Thanh tra, kiểm tra cơng tác coi thi, gồm: Cơng ty chuẩn bị phịng thi; thực hiện các thủ tục và cho thí sinh dự thi; tổ chức coi thi; công tác xử lý các vi phạm của giáo viên và học sinh trong q trình thi; cơng tác xử lý các sự cố bất thường của đề thi (nếu có).
- Thanh tra, kiểm tra công tác chấm thi, gồm: Công tác chuẩn bị khu vực chấm thi; thực hiện quy trình chấm thi; xử lý kết quả chấm thi; công tác bảo quản điểm bài thi trước khi công bố điểm thi.
- Thanh tra, kiểm tra công tác xác định điểm trúng tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy định của quy chế tuyển sinh.
- Thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết các vi phạm của giáo viên và học sinh trong q trình thực hiện tuyển sinh; cơng tác giải quyết khiếu nại về điểm thi của thí sinh.
- Thanh tra, kiểm tra công tác báo cáo và lưu trữ theo quy định của quy chế. Về việc thực hiện tổ chức quá trình đào tạo nghề trong các cơ sở dạy nghề: Sai phạm thường gặp là khơng thực hiện các cơng việc theo đúng trình tự đã nêu trong sơ đồ tổ chức q trình đào tạo. Ví dụ: Tuyển sinh xong mới tiến hành xây dựng các kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo viên, kế hoạch vật tư thiết bị phục vụ giảng dạy... Điều này dẫn đến việc giảng dạy của cơ sở dạy nghề hoàn toàn bị động vì khơng có kế hoạch trước.
* Thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức quản lý giảng dạy
Nội dung cần thanh tra, kiểm tra là nội dung và tiến độ thực hiện các công việc theo quy định tại các văn bản như sau:
- Luật Dạy nghề;
- Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH-TCN về việc chuyển đổi chương trình dạy nghề dài hạn sang chương trình TCN;
- Quyết định số 830/1999/QĐ-BLĐTBXH: Quy định về các biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong các cơ sở dạy nghề;
- Thông tư số 02/2002/TT-BLDTBXH quy định về chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề;
- Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH: Quy chế thi kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy.
Các cơng việc liên quan đến công tác tổ chức, quản lý giảng dạy của cơ sở dạy nghề, bao gồm:
a. Đối với cơng tác phát triển chương trình, giáo trình giảng dạy
- Các chương trình TCN, CĐN phải được xác định theo CTK do Bộ LĐTBXH ban hành và theo các quy định tại Quyết định số 01/2007/QĐ- BLĐTBXH. Đối với các chương trình TCN nếu chưa có chương trình khung thì phải tn thủ các quy định tại Cơng văn số 200/TCDN-TCN.
- Các chương trình SCN, dạy nghề thường xuyên phải được tổ chức xây dựng thực hiện theo các quy định tại mục 1 chương II và Điều 32, 33 của Luật Dạy nghề.
- Về giáo trình: Giáo trình các mơn học/mơ-đun phải bám sát chương trình giảng dạy của cơ sở dạy nghề và do cơ sở dạy nghề tự biên soạn, thẩm định ban hành.
- Hàng năm các cơ sở dạy nghề nếu có kế hoạch chỉnh lý chương trình, giáo trình phải tiến hành thực hiện trước khi lập kế hoạch đào tạo cho khoá học. Phần chỉnh lý chỉ được phép thực hiện cho các mơn học/mơ-đun tự chọn có trong chương trình dạy nghề của trường và được sự nhất trí thơng qua của Hội đồng trường. u cầu có các biên bản họp thơng qua của Hội đồng trường.
b. Đối với công tác xây dựng kế hoạch
Các nội dung cần thanh tra, kiểm tra gồm:
- Thời gian xây dựng kế hoạch: Công tác xây dựng kế hoạch phải được thực hiện trước khi năm học mới bắt đầu.
- Nội dung của kế hoạch đào tạo phải được lập theo đúng biểu mẫu đã được quy định tại Quyết định số 830/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 20/7/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Lưu ý kế hoạch đào tạo phải lập cho từng khoá học theo từng nghề đào tạo ứng với từng trình độ đào tạo và từng trình độ đầu vào.
- Nội dung của Tiến độ giảng dạy cho từng lớp học hiện theo biểu mẫu đã được quy định tại Quyết định số 830/1999/QĐ-BLĐTBXH. Lưu ý tiến độ giảng dạy được xây dựng cho từng năm học và đảm bảo theo nguyên tắc 1 tuần bố trí khơng q 30h học lý thuyết và 40h học thực hành.
- Nội dung Lịch giảng dạy cho từng môn học thực hiện theo biểu mẫu đã được quy định tại Quyết định số 830/1999/QĐ-BLĐTBXH.
- Nội dung của kế hoạch giáo viên thực hiện theo biểu mẫu đã được quy định tại Quyết định số 830/1999/QĐ-BLĐTBXH. Kế hoạch giáo viên phải được lập trên cơ sở tiến độ giảng dạy của các lớp học và được tách riêng cho từng giáo viên. Việc phân công giáo viên giảng dạy phải đảm bảo nguyên tắc đúng chuẩn trình độ giáo viên cho từng nghề, từng trình độ đào tạo và đảm bảo giờ chuẩn cho các giáo viên theo đúng Thông tư số 02/2002/TT- BLĐTBXH ngày 4/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bảng thống kê số lượng giáo viên cần có để thực hiện kế hoạch đào tạo trong năm học được xác định trên cơ sở kế hoạch giáo viên và số lượng giáo viên cịn thiếu cần có kế hoạch tuyển dụng hoặc ký hợp đồng thỉnh giảng. - Nội dung của kế hoạch vật tư, trang thiết bị phục vụ đào tạo: Kế hoạch vật tư, trang thiết bị phục vụ đào tạo phải được xác định trên cơ sở của lịch giảng dạy các môn học. Số lượng, chủng loại của vật tư thiết bị phục vụ giảng dạy được tổng hợp cho từng môn học, từng nghề học và cho tất cả các nghề có trong cơ sở dạy nghề tính cho từng năm học.
Trên cơ sở kế hoạch vật tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy cần có trong năm học, các cơ sở dạy nghề có kế hoạch kinh phí, kế hoạch mua sắm để đảm bảo kịp thời phục vụ cho việc tổ chức đào tạo.
c. Đối với công tác tổ chức thực hiện giảng dạy
Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm:
- Thanh tra, kiểm tra các loại sổ sách theo dõi quản lý dạy và học theo quy định tại Quyết định số 830/1999/QĐ-BLĐTBXH cho từng cấp trình độ đào tạo.
- Thanh tra, kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ đào tạo để đánh giá sự phù hợp với quy mô đào tạo, nghề đào tạo: Số phòng học lý thuyết, số phòng học thực hành.
- Thanh tra, kiểm tra đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo quy định tại Điều 58 của Luật dạy nghề; tỷ lệ HSqđ/GVqđ, tỷ lệ số GV thỉnh giảng so với số giáo viên cơ hữu theo quy định tại Quyết định 468/2007/QĐ-BLĐTBXH và Công văn số 199/TCDN-KHTC.
- Thanh tra, kiểm tra tính hợp lý của việc phân cơng giáo viên giảng dạy theo quy định (phù hợp về chuẩn chun mơn trình độ; đúng chế độ làm việc).
- Thanh tra, kiểm tra cơng tác lập thời khố biểu và theo dõi tiến độ giảng dạy cho từng lớp học để đánh giá sự phù hợp giữa tiến độ giảng dạy đã lập với tiến độ giảng dạy thực tế;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế thi kiểm tra trong dạy nghề chính quy theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH: các hình thức kiểm tra, quy trình ra đề thi, coi chấm thi kết thúc môn học/mô-đun, tổng hết môn học/mô-đun...
- Thanh tra, kiểm tra việc ghi chép sổ sách của giáo viên theo quy chế giảng dạy;
- Thanh tra, kiểm tra hồ sơ giáo viên, gồm: kế hoạch giảng dạy của giáo viên, giáo án, bài soạn, giáo trình, các loại sổ sách theo quy định...
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, tham gia các phong trào thi đua liên quan đến công tác đào tạo trong cơ sở dạy nghề.
- Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thi kiểm tra và cơng nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, gồm:
+ Trình tự, thủ tục, nội dung của việc thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp và các Ban chuyên môn giúp việc, của công tác ra đề thi, của công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho thi tốt nghiệp...
+ Việc thực hiện công tác coi thi, chấm thi;
+ Việc thực hiện công tác xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh;
+ Việc thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên và học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp;
+ Việc thực hiện công tác xử lý khiếu nại, tố cáo trong thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp.
- Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức liên kết đào tạo, gồm: Các hợp đồng liên kết và công tác quản lý đào tạo liên kết
* Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý học sinh, sinh viên
Nội dung bao gồm:
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế học sinh, sinh viên;
- Thanh tra, kiểm tra công tác giáo viên chủ nhiệm, gồm: Kế hoạch giáo viên chủ nhiệm, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, sổ biên bản sinh hoạt lớp...
- Thanh tra, kiểm tra việc xét khen thưởng và xử lý kỷ luật học sinh: Các biên bản họp Hội đồng khen thưởng, kỷ luật; các quyết định liên quan...
- Thanh tra, kiểm tra việc xét học sinh học lại, thi lại của cơ sở dạy nghề: Biên bản họp Hội đồng; các quyết định liên quan...
- Thanh tra, kiểm tra việc xét và cấp học bổng cho học sinh: Biên bản họp, các quyết định liên quan...
* Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, cấp phát bằng nghề chứng chỉ nghề
Công tác quản lý, cấp bằng nghề được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/5/2007 ban hành mẫu bằng, chứng chỉ nghề. Các nội dung cần thanh tra, kiểm tra gồm:
- Phôi bằng, chứng chỉ nghề: Nội dung, hình thức phải theo đúng mẫu quy định.
- Các sổ sách theo dõi quản lý (cho tất cả các hệ đào tạo: chính quy, thường xuyên và liên kết đào tạo), gồm: Sổ quản lý phôi bằng, chứng chỉ nghề: Sổ cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề; Sổ cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề; Sổ cấp chứng chỉ sơ nghề; Biên bản huỷ các phôi bị ghi sai hoặc hỏng.
- Việc thực hiện thẩm quyền cấp bằng, chứng chỉ nghề của người đứng đầu cơ sở dạy nghề theo quy định tại Điều 16, Điều 23, Điều 30 của Luật Dạy nghề.
- Việc thực hiện chế độ báo cáo thường kỳ với Sở LĐTBXH nơi trụ sở chính của cơ sở dạy nghề đóng: về thời gian và nội dung các báo cáo theo quy định.
- Về việc thực hiện quy định thu hồi bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở dạy nghề: Trình tự, thủ tục và các quyết định liên quan.
Về việc thực hiện các khâu trong sơ đồ tổ chức quá trình đào tạo, thường gặp một số sai phạm sau:
- Không thực hiện đầy đủ các nội dung công việc yêu cầu trong từng