Các biện pháp thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải tiến công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường dạy nghề (Trang 46 - 54)

- Giáo trình TCCN, giáo trình dạy nghề dài hạn:

2.2.2. Các biện pháp thanh tra

2.2.2.1. Các biện pháp tổ chức thanh tra

Để tiến hành thanh tra hoạt động chuyên môn hiện nay của Tổng cục với các trường dạy nghề thì việc bố trí số lượng thành viên của đồn thanh tra phải đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, nghĩa là phải có đủ thành phần, cơ cấu cán bộ có chun mơn, nghiệp vụ tham gia Đồn thanh tra dạy nghề.

Nghiên cứu các quyết định thành lập đoàn thanh tra hoạt động chuyên môn hiện nay của Tổng cục với các trường dạy nghề trên địa bàn TP Hà Nội, chúng tôi thấy rằng, việc tổ chức bộ máy, nhân sự của một đồn thanh tra nhìn chung là hợp lý. Số lượng thành viên của đoàn thanh tra thường được bố trí từ 3 - 5 người, với thời gian thanh tra trực tiếp là 2 ngày, thành phần đoàn thanh tra thường được cơ cấu như sau:

+ Trưởng đồn là Chun viên chính trở lên;

+ Các thành viên đồn thanh tra gồm có các thanh tra viên, cán bộ quản lý dạy nghề tại các Sở LĐ&XH của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Với lực lượng như vậy, trong hoạt động thanh tra đã cơ bản bao quát được các nội dung thanh tra theo quy định tại Thông tư số 07 (đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện các nhiệm vụ và công tác quản lý).

Tuy nhiên, quá trình hoạt động thanh tra và tham khảo ý kiến của các cán bộ thanh tra cho thấy, thời gian thanh tra 2 ngày là chưa phù hợp, cán bộ thanh tra sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ (kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy), đặc biệt là khâu thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên và khảo sát chất lượng học sinh, số lượng giáo viên được dự giờ rất ít. Do vậy cần phải tăng thời gian của một cuộc thanh tra lên từ 3 - 5 ngày thì mới đảm bảo chất lượng trong việc đánh giá xếp loại nhà trường một cách chính xác, khách quan và tác dụng hiệu quả sau thanh tra sẽ cao hơn.

2.2.2.2. Thực trạng xây dựng tổ chức bộ máy thanh tra

- Thanh tra Sở: gồm có lực lượng thanh tra kiêm nhiệm.

- Thanh tra Tổng cục Dạy nghề: Chánh thanh tra, phó Chánh thanh tra và các thanh tra viên: 10 người.

- Hàng năm, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra dạy nghề cho cán bộ quản lý dạy nghề và thanh tra dạy nghề các Sở

2.2.2.3. Các biện pháp chỉ đạo thanh tra

* Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động thanh tra giáo dục

- Nguyên tắc pháp chế: Hoạt động thanh tra giáo dục phải dựa trên cơ sở pháp luật, hoạt động theo luật định, không thể tuỳ tiện.

- Nguyên tắc tính đảng: Thanh tra giáo dục phải quán triệt đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Nguyên tắc tính kế hoạch: Thanh tra giáo dục phải nằm trong tồn bộ chương trình, kế hoạch đã định, mặt khác, thanh tra phải có kế hoạch và nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tổ chức thanh tra cấp trên có quyền phủ quyết những kết luận kiến nghị của tổ chức thanh tra cấp dưới và có quyền tổ chức phúc tra (tập trung). Các tổ chức, cơ quan, cá nhân được thanh tra có quyền khiếu nại, khiếu tố, đề xuất, kiến nghị với các tổ chức thanh tra xem xét, giải quyết (dân chủ).

- Nguyên tắc tính khách quan: Thanh tra trong giáo dục phải đảm bảo trung thực, chính xác, nói thẳng, nói thật, cơng khai và cơng bằng.

- Nguyên tắc tính hiệu quả: Hoạt động thanh tra giáo dục phải tối ưu (chi phí vật chất, thời gian, sức lực cần thiết ít nhất, nhưng đem lại kết quả tối đa). Hiệu quả thanh tra được đánh giá bằng những kết luận chính xác và những kiến nghị có giá trị thực tiễn, có tính khả thi giúp đối tượng sửa chữa sai sót, ngăn ngừa vi phạm chính sách, chế độ, pháp luật, giữ nguyên kỷ luật chấp hành, phát hiện đúng sai trong các quyết định quản lý để người lãnh đạo nghiên cứu, bổ sung, ban hành quyết định mới được chính xác và phù hợp, nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục.

- Nguyên tắc tính giáo dục: Thanh tra giáo dục phải hiểu con người, giúp đỡ, động viên, giáo dục con người. Người cán bộ thanh tra phải thiện chí, có lịng nhân ái sâu sắc, có năng lực, phẩm chất và uy tín thực sự.

Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động thanh tra giáo dục có liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuỳ từng mục đích, đối tượng, tình huống thanh tra cụ thể mà người cán bộ thanh tra vận dụng nguyên tắc nào hay vận dụng kết hợp các nguyên tắc một cách hợp lý.

Theo Quy định Về tổ chức và hoạt động thanh tra trong trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề. Điều 3. Nguyên tắc hoạt động thanh tra

(1). Hoạt động thanh tra phải tuân thủ các quy định của pháp luật; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, cơng khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở các hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

(2). Khi tiến hành thanh tra người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải tuân theo quy định của pháp luật về thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của thanh tra dạy nghề:

Điều 15. Hình thức thanh tra

(1). Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.

(2). Việc thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch cơng tác hàng năm, định kỳ đã được Tổng cục trưởng phê duyệt.

(3). Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Tổng cục trưởng và Chánh Thanh tra Bộ giao.

Điều 16. Phương thức hoạt động thanh tra

(1). Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên độc lập.

(2). Đoàn thanh tra và Thanh tra viên hoạt động theo quy định của Luật Thanh tra, Quyết định số 2151/2006/QĐ- TTCP ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Tổng Thanh tra Nhà nước ban hành kèm theo Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra và các văn bản khác có liên quan.

(3). Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của Chánh Thanh tra Tổng cục hoặc của Tổng cục trưởng.

4. Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về quyết định và biện pháp xử lý của mình.

Bảng 2.3: Thực trạng sử dụng nguyên tắc chỉ đạo hoạt động thanh tra giáo dục

TT Các nguyên tắc chỉ đạo

hoạt động thanh tra Chủ thể đánh giá Kết quả thực hiện (%) Tốt Tương đối tốt Trung bình Chưa tốt 1 Nguyên tắc pháp chế CBQL TCDN 90 14 6 0 LĐT. DN 85,7 10 4,3 0 2 Nguyên tắc tính đảng CBQL TCDN 84 10 6 0 LĐT. DN 88,6 11,4 0 0 3 Nguyên tắc tính kế hoạch CBQL TCDN 50 30 16 4 LĐT. DN 57,1 21,4 14,2 7,3

4 Nguyên tắc tập trung dân chủ

CBQL TCDN TCDN 60 30 10 0 LĐT. DN 57,1 21,4 7,3 14,2 5 Nguyên tắc tính khách quan CBQL TCDN 60 30 6 4 LĐT. DN 71,4 21,4 7,2 0

6 Nguyên tắc tính hiệu quả

CBQL TCDN TCDN 50 24 16 10 LĐT. DN 50 28,5 14,2 7,3 7 Nguyên tắc tính giáo dục CBQL TCDN 46 28 10 16 LĐT. DN 51,4 17,1 14,3 17,2

Theo kết quả khảo sát, qua ý kiến của cả CB Tổng cục DN và lãnh đạo các cơ sở DN năm nguyên tắc (1,2,3,4,5) được đánh giá chung qua ý kiến của cả CB Tổng cục DN và lãnh đạo các cơ sở DN là được thực hiện tốt và tương đối tốt; hai nguyên tắc còn lại (6,7) thực hiện còn chưa tốt.

2.2.2.4. Các biện pháp nghiệp vụ

* Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra cơ sở dạy nghề

Theo Quy chế Đoàn thanh tra ban hành kèm theo quyết định số 1776/TTNN ngày 21/12/1996 của Tổng thanh tra Nhà nước, quy trình tiến hành cuộc thanh tra tại cơ sở dạy nghề tuân thủ theo quy trình cuộc thanh tra chung và thực hiện theo các bước sau: Công tác chuẩn bị; Tiến hành thanh tra; Kết thúc thanh tra; Các công việc tiến hành sau thanh tra.

+ Công tác chuẩn bị: Tập hợp thơng tin về chương trình quản lý về dạy nghề của Sở LĐ&XH và các trường được thanh tra (yêu cầu nhà trường báo cáo bằng văn bản theo mẫu lập sẵn); Lập kế hoạch thanh tra; Ra quyết định thanh tra; Chuẩn bị các loại mẫu biên bản và phiếu khảo sát; Họp đoàn thanh tra để thống nhất kế hoạch, phương pháp và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ Tiến hành thanh tra: Công bố quyết định thanh tra; Nghe báo cáo của Sở LĐ&XH và nhà trường về quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ dạy nghề tính đến thời điểm thanh tra; các bộ phận tiến hành kiểm tra theo kế hoạch đã phân cơng; Hội ý đồn thanh tra; thơng qua biên bản thanh tra (kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra); Các ý kiến giải trình và kiến nghị của các cơ sở được thanh tra.

+ Kết thúc thanh tra: Hoàn thành văn bản kết luận thanh tra; Tập hợp hồ sơ, biên bản thanh tra đưa vào lưu trữ.

+ Các công việc sau thanh tra: Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra.

Như vậy, chúng ta có thể thấy quy trình tổ chức hoạt động thanh tra nêu trên là khá đầy đủ về mặt trình tự cũng như thủ tục. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động thanh tra tại các cơ sở được thanh tra cho thấy, việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể theo quy trình thanh tra nêu trên cịn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót.

Bảng 2.4. Thực trạng tiến hành một cuộc thanh tra cơ sở DN

TT

Quy trình tiến hành một

cuộc thanh tra cơ sở DN Chủ thể đánh giá

Kết quả thực hiện (%) Tốt Tương đối tốt Trung bình Chưa tốt 1 Các bước chuẩn bị CBQL TCDN 84 10 6 0 LĐT. DN 85,7 10 4,3 0 2

Tiến hành cuộc thanh tra

CBQL TCDN TCDN

80 10 14 6

LĐT. DN 71,4 21,4 14,2 0

3 Kết thúc cuộc thanh tra

CBQL TCDN TCDN

50 24 16 10

LĐT. DN 57,1 21,4 14,2 7,3

Qua khảo sát, các bước của quy trình tiến hành một cuộc thanh tra dạy nghề được tiến hanh nhìn chung là tốt, tuy nhiên, công tác tổng kết để rút ra bài học kinh nghiệm sau thanh tra chưa được quan tâm đúng mức, những biện pháp đề ra chỉ là tình thế, vụn vặt, thiếu sự nghiên cứu, phân tích một cách tỉ mỉ, sâu sắc. Do đó chất lượng hiệu quả của cuộc thanh tra lần sau so với các cuộc thanh tra trước không khác nhau là mấy, nếu có cũng chưa rõ nét.

2.2.2.5. Các biện pháp sử dụng kỹ thuật

Phương pháp thanh tra dạy nghề là cách thức tiếp cận đối tượng thanh tra dạy nghề một cách có tổ chức để tìm hiểu, xem xét tỉ mỉ các vấn đề quan tâm theo mục đích, yêu cầu và nội dung thanh tra dạy nghề đã định trước.

Phương pháp thanh tra chính là phải thực hiện đúng các bước trong quy trình thanh tra. Trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra, phương pháp được thể hiện ngay trong bước tiến hành cuộc thanh tra.

Tuỳ theo từng địa phương có đặc điểm riêng khác nhau về phong tục tập quán, quan hệ... để chọn lựa phương pháp tiếp cận đối tượng thanh tra khác nhau, nhưng vẫn phải có một phương pháp chung nhất hoàn chỉnh nhất để tiến hành một cuộc thanh tra nhằm thực hiện quyết định thanh tra một cách tốt nhất, chất lượng nhất.

Ngoài các phương pháp nghiên cứu chung như: khảo sát thực tế, đối chiếu so sánh, phân tích thống kê, phân tích chuyên đề, phân tích tổng hợp. Thanh tra dạy nghề lựa chọn một số phương pháp sau:

- Phương pháp tiếp xúc với các bộ phận và nhân viên bộ máy quản lý nhà trường.

- Phương pháp tiếp xúc với giáo viên và học sinh học nghề tại trường; dự giờ lên lớp, dự giờ thực hành.

- Phương pháp tiếp xúc với đơn vị gửi học sinh học nghề.

- Phương pháp tiếp xúc với đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh học nghề ra trường.

- Phương pháp tiếp xúc với đại diện chính quyền địa phương sở tại nơi nhà trường hoạt động.

- Phỏng vấn mang tính điều tra.

Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng các biện pháp kỹ thuật

TT

Phƣơng pháp tiến hành một

cuộc thanh tra dạy nghề Chủ thể đánh giá

Kết quả thực hiện (%) Tốt Tương đối tốt Trung bình Chưa tốt 1 Khảo sát thực tế CBQL TCDN 84 10 16 0 LĐT. DN 71,4 7,2 21,4 0 2

Đối chiếu so sánh, phân tích thống kê, phân tích chuyên đề, phân tích tổng hợp các số liệu CBQL TCDN 60 30 6 4 LĐT. DN 50 7,3 28,5 14,2 3 Phương pháp tiếp xúc, Phỏng vấn mang tính điều tra

CBQL TCDN TCDN

50 24 16 10

LĐT. DN 57,1 14,2 7,3 21,4

+ Việc tập hợp thông tin về nhà trường chủ yếu thông qua báo cáo của trường, nội dung báo cáo theo u cầu của đồn thanh tra, thường thì những báo cáo này cịn thiếu những thơng tin cần thiết, số liệu chưa sát thực và đơi khi cịn chưa chính xác. Những thơng tin khác về nhà trường thu thập qua các

kênh thông tin từ bộ phận thống kê, quản lý giáo dục là rất ít, thậm chí khơng có, do vậy đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động của đồn thanh tra.

+ Khâu kiểm tra hồ sơ của trường, của giáo viên cịn hình thức, chủ yếu chỉ xem xét về số lượng hồ sơ theo quy định của điều lệ nhà trường, cịn chất lượng của hồ sơ, sổ sách thì chưa được soi xét thấu đáo. Các cán bộ thanh tra chuyên môn thường chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình, rất ít khi dự giờ đánh giá tiết dạy, chủ yếu là quan tâm đến những nội dung kiểm tra khác, nhất là nội dung liên quan đến công tác quản lý.

+ Khâu trao đổi giữa cán bộ thanh tra với đối tượng thanh tra chưa được coi trọng và hiệu quả thấp, nhất là việc trao đổi với giáo viên để tư vấn các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, khi trao đổi/đối thoại thường chưa tạo được sự thoải mái và khơng khí "hiểu nhau", nặng về áp đặt một chiều từ phía thanh tra viên, nội dung cần tư vấn còn chung chung, thiếu sức thuyết phục, nên sự chuyển biến tiến bộ của giáo viên sau thanh tra rất chậm.

+ Khâu kiến nghị với nhà trường, với giáo viên nhằm thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và quản lý trường học còn chung chung, các giải pháp quản lý đưa ra thường khó thực hiện, đặc biệt là chưa giúp nhà trường chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế làm kìm hãm sự phát triển của nhà trường. Vì vậy, sự chuyển biến tiến độ của các trường sau thanh tra thường chậm, hoặc không rõ.

+ Hầu hết các cuộc thanh tra, sau khi kết thúc thanh tra trực tiếp đều không thực hiện được thủ tục công bố công khai kết luận thanh tra tại đơn vị theo quy định, chủ yếu thực hiện bằng hình thức gián tiếp (qua đường công văn), do vậy hiệu quả tác động của hoạt động thanh tra tới cán bộ, giáo viên có phần hạn chế.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do:

+ Công tác thống kê, thông tin trong quản lý giáo dục từ Tổng cục Dạy nghề và Sở LĐTB&XH đến các nhà trường cịn bất cập;

+ Cơng tác chỉ đạo điều hành hoạt động thanh tra chưa chặt chẽ, thiếu những quy định cụ thể, chi tiết về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải tiến công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường dạy nghề (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)