Phương pháp học tập hóa học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông (Trang 36 - 40)

1.3.1. Tầm quan trọng của phương pháp học tập

Học tập là nhiệm vụ quan trọng của mỗi học sinh. Quá trình học tập sẽ giúp học sinh trang bị cho bản thân mình những kiến thức vơ cùng quý báu. Là hành trang giúp học sinh có thể vững vàng, tự tin trong môi trường làm việc, trong cuộc sống tương lai.Trong quá trình học tập, học sinh thường khơng có tính chủ động trong học tập thường ỷ lại vào sự trợ giúp các bạn học sinh khá giỏi. Hoặc không biết phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc….. Vậy làm thế nào để quá trình học tập thực sự đạt hiệu quả

Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

Trước khi học Trong quá trình học Sau khi học

Nhận Kiểm soát Lên Lựa Thực Tổng kết thức bản thân kế hoạch chọn hiện

* Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học tập địi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được nội dung bài axit nitric. Khi đó bạn sẽ lên kế hoạch phân chia thời gian hợp lý: - Đầu tiên bạn dành ra 15- 20 phút đề ơn lại lý thuyết: tính chất hóa học quan trọng, những vấn đề gì cần chú ý.

- Tiếp theo bạn sẽ làm các bài tập theo mức độ từ dễ đến khó dần.

- Tổng kết lại các vấn đề, tìm hiểu mở rộng kiến thức về bài axit đã học,… * Giai đoạn thứ hai: Trong q trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé: Bạn đang cần chứng

minh một bài tập hóa học nhưng để làm được nó bạn cần sử dụng kiến thức đã học nào đó. Lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

+ Thứ nhất: Bỏ qua làm tiếp bài khác để dành thời gian cịn học các mơn

khác.

+ Thứ hai: Cố gắng tìm lại kiến thức trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.

* Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện một "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy những cơng thức hóa học, mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được .

1.3.2. Dạy cho học sinh phương pháp học tập [19]

1.3.2.1. Mục đích

Mỗi giáo viên khi thực hiện các giờ lên lớp hãy luôn phấn đấu để trong mỗi tiết học bình thường học sinh được:

- Hoạt động nhiều hơn - Thực hành nhiều hơn - Thảo luận nhiều hơn - Suy nghĩ nhiều hơn

Đối với mơn Hóa học là mơn khoa học thực nghiệm có rất nhiều thí nghiệm thực hành đó là một lợi thế để thực hiện các phương pháp dạy học tích cực.

1.3.2.2. Hướng thực hiện

a/ Hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu học tập của mình

Học để biết – Học để làm – Học để cùng sống với nhau – Học để làm người.

động:

- Hình thành kiến thức, kĩ năng. - Xây dựng thái độ niềm tin - Rèn kĩ năng tư duy

- Xử lý các tình huống giải quyết vấn đề

c/ Thông qua các hoạt động cụ thể

- Trả lời câu hỏi, điền từ, điền bảng, ghép tranh, lập bảng biểu - Làm thí nghiệm, quan sát, ghi chép, thảo luận kết quả

- Giải các bài toán lý thuyết, thực tiễn

d/ Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp e/ Học cách thu thập thông tin

Giáo viên phải dạy cho học sinh cách thu thập thông tin và coi đây là một hình thức dạy phương pháp tự học cho học sinh. Muốn thu thập tốt các thông tin học sinh cần phải

- Học cách nghe giảng, ghi bài trên lớp: Tận dụng sách giáo khoa và sách bài tập

- Học cách học bài:

* Học cách tự học: Chú ý cách học theo hướng thao tác tư duy từ thấp

tới cao: nhận biết, thơng hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. * Học cách trình bày diễn giải bằng lời: những điều học được trước

nhóm nhỏ học tập hoặc trước tập thể lớp.

* Học cách tham khảo trí tuệ của bạn bè hoặc cách thuyết phục các bạn

* Học cách đọc sách

+ Trước hết phải làm cho học sinh cảm thấy yêu thích, hứng thú, say mê, đọc sách.

+ Cần chọn cách chọn sách đọc: phải phù hợp với mục tiêu môn học, trình độ, khả năng người đọc, biết chọn sách để đào sâu mở rộng vấn đề. + Học cách đọc sách và ghi chép để lưu giữ thông tin để bổ sung bài giảng và để tự học nâng cao tri thức và năng lực.

- Học cách làm thí nghiệm, thực nghiệm: học cách quan sát, làm thí

nghiệm, quan sát các phương tiện trực quan và hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống.

g/ Học cách xử lý thông tin

Để có thể tự rút ra kết luận cần thiết hoặc nhận xét trả lời câu hỏi hay hệ thống câu hỏi hướng dẫn, cần:

- Hỏi để hiểu rõ, hiểu sâu

- Cần rèn luyện thói quen thường xuyên nêu thắc mắc, nêu vấn để thảo luận hoặc các vấn đề chưa hiểu rõ.

- Học cách tóm tắt tài liệu đọc được, làm tổng kết hệ thống hóa các kiến thức của một chương, một số chương hoặc cả kì học, cả năm học

h/ Học cách lập kế hoạch cá nhân

Muốn đạt được những kết quả ngắn hạn, dài hạn, muốn có được mục tiêu phấn đấu thì mỗi học sinh ngay từ khi trong ghế nhà trường cũng cần giúp đỡ để các em có thể tự hoạch định kế hoạch riêng cho mình và cố gắng thực hiện tốt nhất kế hoạch đã đề ra.

Tóm lại:

- Hiệu quả học tập là do bản thân học sinh quyết định, giáo viên chỉ có vai trị hướng dẫn, trợ giúp.

- Hoạt động dạy học phải nhằm vào kĩ năng, năng lực bộ phận của mục tiêu hơn là chỉ nhằm vào nội dung kiến thức

- Hoạt động trên lớp phải chuẩn bị cho hoạt động tự học sau bài học trên lớp.

1.4. Thực trạng học sinh yếu kém trong học tập mơn Hóa học ở các trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)