Bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong quá trình dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông (Trang 49)

cầu sau:

- Sử dụng tích cực chức năng giải thích, dự đốn lý thuyết trong các bài dạy. - Xác định việc nghiên cứu các kiến thức về các nhóm phi kim dựa trên cơ sở các quan điểm của thuyết electron, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn là chính chứ khơng phải là cung cấp tư liệu về tính chất của các phi kim.

- Vận dụng triệt để các kiến thức về sự biến đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất và hợp chất để giải thích các tính chất hóa học của chúng. - Thường xuyên làm rõ mối quan hệ phụ thuộc của tính chất các chất vào cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học trong phân tử, so sánh tính chất các nguyên tố trong nhóm và giải thích quy luật biến thiên tính chất, nguyên nhân giống nhau, khác nhau theo quan điểm cấu tạo chất.

- Cần sử dụng thí nghiệm để nghiên cứu những tính chất mới, củng cố và phát triển các nội dung kiến thức đã có về các phi kim ở trung học cơ sở. Phát huy tối đa tính tích cực, độc lập của học sinh trong các hoạt động học tập.

2.2. Bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong quá trình dạy học dạy học

2.2.1. Phương hướng chung [21]

2.2.1.1. Xây dựng thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học tập mơn Hóa học

Học sinh sẽ khó có thể đạt hiệu quả cao trong học tập nếu khơng có thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học. Các nhân tố sau chi phối sự nhận thức tích cực về việc học của học sinh:

- Khơng khí lớp học

- Sự quan tâm của giáo viên, bạn cùng lớp (tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập)

- Sự thoải mái và trật tự

của học sinh.

o Tạo bầu khơng khí học tập thích hợp: Khơng khí học tập thường được

hiểu như là những nhân tố bên ngồi như: mơi trường, điều kiện học tập. Hiện nay các nhà tâm lý học coi khơng khí học tập là những nhân tố bên trong như: thái độ học tập, nhận thức về việc học của học sinh. Nếu học sinh có sự nhận thức đúng đắn về việc học, họ sẽ có bầu khơng khí tinh thần thuận lợi cho việc học. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý của học sinh là cảm giác được chấp nhận và cảm giác dễ chịu, thoải mái trong lớp học.

o Cảm giác được chấp nhận: Học sinh sẽ cảm thấy thoải mái nếu được sự

quan tâm, tôn trọng của giáo viên và bạn cùng lớp. Có được những điều này, năng lực tư duy của học sinh sẽ được phát huy. Sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh có thể được thể hiện bằng nhiều cách: có thái độ thân mật với học sinh, nhìn vào mắt học sinh, di chuyển về phía học sinh. Sự quan tâm của các bạn cùng lớp thể hiện ở tinh thần hợp tác trong học tập. Điều kiện cốt yếu để học sinh thể hiện tinh thần hợp tác trong học tập là việc giáo viên ra những bài tập cho từng nhóm học sinh thực hiện và yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm về một phần của bài tập đồng thời các thành viên trong nhóm phải có sự hợp tác với nhau để hoàn thành bài tập.

o Sự thoải mái và trật tự: Để học sinh không bị ức chế tinh thần, giáo viên

phải chú ý tạo sự thoải mái trong lớp học bằng thái độ vui vẻ, hài hước, bằng việc cho học sinh có sự tự do nhất định trong việc chọn cách trình bày bài tập, và có quyền trao đổi với giáo viên những vấn đề còn khúc mắc. Tuy nhiên, mọi hành vi của học sinh trong lớp học không vượt quá những nguyên tắc, nội quy được chấp nhận trong lớp học. Sự trật tự còn đồng nghĩa với mơi trường học tập an tồn, học sinh tin rằng họ được giáo viên và bạn bè bảo vệ khi cần thiết.

o Ni dưỡng thái độ và sự nhận thức tích cực về nhiệm vụ học tập

Người học sẽ làm việc một cách hứng thú và có hiệu quả khi họ tin rằng họ hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ học tập được giao và họ có đủ kiến thức,

phương tiện cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đó. Giáo viên có thể dùng những biện pháp sau để củng cố niềm tin đó của người học.

+ Giá trị của nhiệm vụ học tập: Sự nhận thức về giá trị của bài tập được giao

là yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành cơng của học sinh. Tính tích cực của học sinh sẽ được kích thích khi họ tin rằng nhiệm vụ học tập mà họ đang thực hiện liên quan đến mục tiêu của cá nhân họ. Các nhà giáo dục đã chỉ ra rằng khi được làm việc với mục tiêu mà người học tự xác định họ sẽ làm việc hứng thú và hiệu quả hơn, và cũng sẽ thành công hơn khi họ làm việc để đáp ứng mục tiêu do giáo viên xác định. Do vậy, nếu giáo viên muốn kích thích người học hồn thiện hồn thành nhiệm vụ học tập thì giáo viên phải tạo ra mối liên hệ giữa nhiệm vụ học tập với mục tiêu người học. Biện pháp hiệu quả nhất là cho phép học sinh xây dựng nhiệm vụ học tập dựa trên sự hứng thú của bản thân, cho phép học sinh kiểm soát một số mặt đặc biệt của bài tập và kích thích trí tị mị của họ.

Để làm được điều trên giáo viên cần biết học sinh hứng thú với cái gì sau đó giao nhiệm vụ học tập gắn với hứng thú của họ.

Bên cạnh đó, giáo viên có thể kích thích bản chất tò mò của học sinh để giao nhiệm vụ học tập bằng cách đưa ra những “món ăn ngon” cùng với nội dung bài tập.

+ Sự rõ ràng của nhiệm vụ học tập: Nếu học sinh khơng hình dung được rõ

ràng kết quả cơng việc mà họ sẽ thực hiện thì những cố gắng của họ thường sẽ khơng có hiệu quả. Vì vậy giáo viên hãy cung cấp cho học sinh mẫu hình bài tập khi nó được hồn thành.

+ Nguồn hỗ trợ: Nhiệm vụ học tập chỉ có giá trị khi học sinh nhận thức rõ

ràng có đầy đủ tài liệu, thời gian, phương tiện và kiến thức đề hoàn thành nhiệm vụ. Những yếu tố này là nguồn hỗ trợ bên ngồi. Bên cạnh đó cịn cần nguồn lực bên trong, gồm 4 yếu tố: khả năng, sự cố gắng, mức độ khó khăn của nhiệm vụ và sự may mắn. Trong bốn yếu tố này, khả năng và sự cố gắng là 2 yếu tố then chốt. Người học hay tin rằng họ chỉ có thể hồn thành tốt bài

tập này nhưng khơng có khả năng để thành cơng ở bài tập khác. Vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh tin tưởng vào khả năng của bản thân và khuyến khích sự cố gắng của học sinh. Thỉnh thoảng giáo viên nên khen thưởng học sinh (ví dụ như cho điểm) vì sự cố gắng của họ hơn là vì việc hồn thành bài tập.

2.2.1.2. Thu thập và tổng hợp kiến thức của học sinh

Mục đích của biện pháp này là khảo sát xem kiến thức hiện tại của học

sinh ở mức độ nào. Kiến thức nền tảng hay kiến thức cơ sở mơn Hóa học học sinh đã tiếp nhận như thế nào? Giáo viên có thể sử dụng bài test nhanh để kiểm tra kiến thức thực tế của học sinh như. Qua mỗi kì học, hoặc đầu năm học giáo viên kiểm tra chất lượng đầu vào học sinh. Học sinh đã biết được những kiến thức hóa học nào, những kiến thức hóa học nào cần bổ sung. Để làm được điều đó địi hỏi giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Đặc biệt là học sinh yếu kém kiến thức cơ sở hầu như là con số không: học sinh thậm chí khơng nhớ hóa trị ngun tố, khơng viết được các phương trình phản ứng hóa học đơn giản khơng biết cách tóm tắt hay làm bài tập hóa học,…Chính điều đó, giáo viên phải thu thập và tống hợp kiến thức đó. Trong một lớp học số học sinh đạt yêu cầu về kiến thức cơ sở hóa học chiếm bao nhiêu? Giáo viên cần phải biết được điều đó để xây dựng kế hoạch cho bài dạy của mình phù hợp với đối tượng học sinh hơn. Học sinh vừa được học kiến thức mới đồng thời lại được ôn tập lại kiến thức cũ. Đồng thời yêu cầu giáo viên đối với học sinh yếu kém khơng q cao mang tính vừa sức, đặc biệt là giáo viên không nên tạo ra sự khác biệt khiến học sinh cảm thấy mất tự tin, ngại học so với bạn bè cùng lớp. Đây chính là nghệ thuật của người thầy.

Ví dụ với học sinh yếu kém giáo viên chỉ cần yêu cầu học sinh nhắc lại được phương trình hóa học, còn với đối tượng học sinh khá, giỏi giáo viên yêu cầu cao hơn là giải thích, so sánh nguyên nhân dẫn đến tính chất hóa học đó.

Đây là bước rất quan trọng, qua việc tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp trên sẽ giúp giáo viên phân loại học sinh yếu kém. Từ đó có kế hoạch cụ thể giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ trong học tập.

Tiền đề xuất phát ở đây muốn nói tới trình độ, tới những điều kiện của học sinh tại điểm xuất phát của một quá trình dạy học. Việc tạo tiền đề xuất phát thường được tiến hành theo quy trình sau:

Trước tiên, giáo viên nên khảo sát để nắm những kiến thức, kỹ năng cần thiết đã có sẵn ở các học sinh yếu, kém tới mức độ nào (qua bài test nhanh). Sau đó, cho tái hiện những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Việc tái hiện có thể thực hiện theo hai cách:

- Tái hiện tường minh: giáo viên cho học sinh ôn tập trước khi dạy nội dung

mới.

- Tái hiện ẩn tàng: tức là những kiến thức, kỹ năng cần thiết được tái hiện

ở những lúc thích hợp, trong mối liên quan với từng nội dung mới chứ không thành một khâu tách biệt.

Tuy nhiên, tùy theo nội dung bài dạy và đối tượng học sinh yếu kém ở mức độ nào để lựa chọn hình thức phù hợp để tăng cường hiệu quả và tạo động cơ, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với bài học.

2.2.2. Một số biện pháp cụ thể [20]

2.2.2.1. Biện pháp 1: Lấp lỗ hổng kiến thức

Kiến thức có nhiều lỗ hổng là một bệnh thường gặp của HS yếu kém. Việc tạo tiền đề xuất phát cũng chính là nhằm lấp lỗ hổng kiến thức và kỹ năng nhưng chỉ để phục vụ cho một số một nội dung mới của bài học.Trong quá trình dạy học trên lớp, chúng ta nên quan tâm, tìm hiểu, phát hiện những lỗ hổng kiến thức của học sinh. Những lỗ hổng nào điển hình, cơ bản đối với học sinh yếu kém. Từ đó, chúng ta có kế hoạch cụ thể giải quyết riêng trong nhóm học sinh yếu kém.

- Khơng nhớ hóa trị và viết cơng thức hóa học sai.

- Khơng thuộc các cơng thức tính tốn

- Khơng thuộc các bước giải bài tốn tính theo phương trình hóa học. - Lúng túng khi đổi đơn vị trong bài tốn. Hay nhầm lẫn giữa tính % và

C%, thể tích dung dịch và thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn,…. Ví dụ khi cho học sinh làm một bài tốn hóa học đơn giản: kim loại Al tác dụng với axit HNO3 sinh ra một chất khí duy nhất NO yêu cầu học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng. Học sinh khi đó khá lúng túng viết phương trình phản ứng: khơng biết rõ sản phẩm là gì, cơng thức muối nhơm Al(NO3)3. Sau đó kĩ năng cân bằng phản ứng hóa học rất chậm, khơng biết đưa hệ số vào phương trình như thế nào,…

HS yếu kém khả năng tiếp thu và nắm bắt kiến thức chậm, nên giáo viên (GV) cần giảm tải quá trình nhận thức của HS bằng cách giản lược hóa nội dung bài học, rút gọn lại dưới dạng trọng tâm, truyền tải súc tích dưới dạng hình ảnh trực quan, dễ hiểu dễ quan sát. Đối với bài tập thì cố gắng đưa ra các bước càng cụ thể, rõ ràng càng tốt, với phương châm: “Điều tôi nghe tôi quên. Điều tơi nhìn tơi nhớ. Điều tơi làm tơi hiểu”.

Ngồi ra, thơng qua q trình học lý thuyết và làm bài tập của học sinh trên lớp, giáo viên nên tập cho HS có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng kiến thức của bản thân mình và biết cách tra cứu sách vở, tài liệu để tự lấp những lỗ hổng kiến thức đó.

2.2.2.2. Biện pháp 2: Giúp đỡ học sinh rèn luyện phương pháp học tập

Yếu về phương pháp học tập là một tình trạng phổ biến chung của học sinh yếu kém. Vì vậy, một trong những biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém là giúp đỡ các em về phương pháp học tập.

Phương pháp học tập đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình học tập. Đối với học sinh yếu kém, giáo viên nên hướng dẫn và rèn luyện phương pháp học cụ thể. Cách học lý thuyết, xác định kiến thức trọng tâm, cách làm bài tập như thế nào?...…(Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp các kiến thức) - Phương pháp học tập trên lớp: Cách nghe giảng, ghi bài,..

- Phương pháp học tập ở nhà: Học sinh tự học ở nhà như thế nào?

Ví dụ khi sau khi học xong nội dung bài học Nitơ trên lớp học sinh về nhà cần phải học những nội dung nào, cách học ra sao. Khi đó, giáo viên nên có sự hướng dẫn cụ thể (qua các nhiệm vụ giao cho học sinh về nhà):

+ Tóm tắt lại các ý chính của bài ( trọng tâm là tính chất hóa học): qua sơ đồ.

+ Những vấn đề gì cần lưu ý, các dạng bài tập đơn giản vận dụng kiến thức: Hoàn thành dãy phản ứng hóa học, bài tập tính tốn đơn giản.

+ Đọc nội dung và chuẩn bị cho bài học hôm sau.

2.2.2.3. Biện pháp 3: Luyện tập vừa sức học sinh yếu kém

Đối với học sinh yếu kém, mỗi GV nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kỹ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao mở rộng kiến thức. Do đó khi hướng dẫn học sinh luyện tập nên đặc biệt chú ý đến các điều sau:

* Đảm bảo học sinh hiểu đề bài: HS yếu kém nhiều khi gặp khó khăn ngay từ từ bước đầu tiên: khơng hiểu đề bài nói gì, cho các yếu tố gì, có mối liên hệ như thế nào với các yêu cầu bài hay việc áp dụng lý thuyết vào bài như thế nào,…do đó khơng thể tiếp tục q trình giải bài tập. Vì vậy, việc đầu tiên giáo viên cần làm là giúp các em hiểu rõ yêu cầu đầu bài, bài tốn đã cho yếu tố nào và u cầu tính tốn gì, sử dụng kiến thức nào, cơng thức nào để giải bài tập.

Ví dụ: Cho 34 g hỗn hợp Zn và CuO tác dụng vừa hết với V lít dung dịch HNO3 2M thu được 2,24 lít N2 duy nhất (đktc) và dung dịch A.

a) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu. b) Thể tích dung dịch HNO3 cần dùng

Đối với bài tập này giáo viên nên tóm tắt bài tốn dưới dạng sơ đồ

- Bước 1: Hướng dẫn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học nhanh và chuẩn nhất

- Bước 2: Khai thác dữ kiện bài tốn: Cho m hỗn hợp, thế tích khí→ quy về đặt ẩn số mol để giải. Đưa ra cơng thức cụ thể tính số mol, phương trình biểu thị số gam khối lượng hỗn hợp → giải hệ

- Bước 3: Sau khi tìm ra số mol mỗi chất hướng dẫn học sinh tính % khối lượng, đưa công thức u cầu học sinh nhớ cơng thức đó.

- Bước 4: Để tính được thể tích axit áp dụng cơng thức CM

Sau bài tốn ví dụ giáo viên nên tổng kết hệ thống lại và đưa ra các cơng thức hóa học cơ bản giúp học sinh làm bài tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)