Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông (Trang 41)

1.4.3.1. Ý kiến giáo viên

a/ Nguyên nhân học sinh yếu kém.

Bảng 2.1: Nguyên nhân học sinh yếu kém

Nguyên nhân học sinh yếu kém Số ý kiến Tỉ lệ % TT HS lười học, thái độ thờ ơ trong học tập 23 38.98 1 Hổng kiến thức cơ bản hóa học từ cấp 2 20 33.89 2

Sức khỏe yếu, bệnh tật, nhận thức kém 7 11.86 4 Gia đình khó khăn, khơng có thời gian

dành cho học tập

9 15.25 3

Qua các ý kiến của giáo viên ta thấy nguyên nhân chính dẫn đến học sinh yếu kém là do học sinh lười học, thái độ thờ ơ trong học tập tiếp đến là hổng kiến thức cơ bản hóa học từ cấp 2.

b/ Biểu hiện của học sinh yếu kém

Bảng 2.2: Biểu hiện của học sinh yếu kém

Các biểu hiện của học sinh yếu kém Ý kiến Tỉ lệ % TT Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm 13 15.11 5

Có nhiều lỗ hổng kiến thức 18 20.93 3

Lúng túng trong cách diễn giải ngơn ngữ hóa học 16 18.60 4 Thái độ học tập khơng tích cực, ngại cố gắng,

thiếu tự tin

20 23.25 1

Kết quả học tập thường xuyên dưới trung bình 19 22.09 2

Qua kết quả thu được ta nhận thấy biểu hiện chính của học sinh yếu kém là thái độ học tập khơng tích cực và kết quả học tập thường xuyên dưới trung bình.

1.4.3.2. Ý kiến của học sinh

a/ Cảm nhận chung của học sinh về mơn hóa học

Bảng 2.3: Tỉ lệ % ý kiến của học sinh về mơn hóa học

Cảm nhận của học sinh về mơn hóa học Số ý kiến Tỉ lệ % TT

Mơn học q khó, em khơng hiểu 45 35.1 2

liên hệ thực tế

Mất kiến thức cơ bản về Hóa học, khơng có

hứng thú học 68 53.1 1

Không nằm trong số môn thi đại học của em 24 18.7 3 ( Đối với câu hỏi này, các em có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án để thấy

được sự lựa chọn nào nhiều nhất cũng như lí do quan trọng nhất ảnh hướng tới thái độ học tập của các em)

Phần lớn các em cho rằng mất kiến thức căn bản Hóa học là lí do chính khiến khơng hứng thú học, dẫn tới lơ là, học kém. Ngồi ra, lí do khác là do nội dung mơn học quá khó, học sinh khơng hiểu và cuối cùng là lí do giáo viên giảng bài khơng hấp dẫn khơng liên hệ thực tế. Như vậy ngun nhân chính là do học sinh bị hổng kiến thức từ THCS do đó để học sinh học tập tốt mơn học là điều không dễ dàng.

b/ Hoạt động học tập của học sinh

Bảng 2.4: Tỉ lệ % phản ánh mức độ hoạt động học tập của học sinh

Hoạt động HS Mức độ (%)

TX BT Không TX Trên lớp chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến 14.3 54.5 31.2 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp 21.5 62.4 16.1 Tích cực làm bài tập, hoàn thành nhiệm vụ GV 19.4 55.1 29.5 Đọc thêm sách tham khảo hóa học 17.6 40.3 42.1

(TX: Thường xuyên, BT: Bình thường)

Nhận xét: Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy hoạt động học tập của học

sinh chưa thật sự tích cực. Cụ thể chỉ có 14.3% học sinh trả lời là thường xuyên chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến trong giờ học và 19.4 % học sinh tích cực làm bài tập, hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra. Đa số các em có thái độ học tập bình thường trên lớp, cịn lại khơng thường xun tích cực hoạt động

trong giờ học. Rõ ràng hoạt động học tập ở trên lớp của học sinh có vai trị quyết định rất lớn tới kết quả học tập, sự lĩnh hội kiến thức. Học sinh chỉ thực sự chú ý nghe giảng mới có thể tiếp thu cũng như hiểu nội dung bài.

1.4.3.3. Biểu hiện của học sinh yếu kém

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng học sinh yếu kém lấy ý kiến của giáo viên , chúng tôi có thể tổng kết một số biểu hiện chính của học sinh yếu kém như sau:

(1) Thái độ học tập khơng tích cực, ngại cố gắng. thiếu tự tin (2) Kết quả học tập thường xuyên dưới trung bình

(3) Có nhiều lỗ hổng kiến thức, kỹ năng

(4) Lúng túng trong cách diễn giải ngơn ngữ hóa học (5) Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm

1.4.3.4. Nguyên nhân của học sinh yếu kém

Tổng hợp các ý kiến của giáo viên và học sinh chúng tôi đưa ra những nguyên nhân chính của học sinh yếu kém như sau:

(1) Lười học, thái độ thờ ơ với việc học tập (2) Hổng kiến thức từ cấp 2

(3) Sức khỏe yếu, bệnh tật (chiếm số ít)

(4) Gia đình khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến học sinh không chú tâm vào học tập.

(5) Do kiến thức quá khó với học sinh

(6) Một số ít giáo viên giảng bài chưa thực sự hấp dẫn lôi cuốn học sinh

Tiểu kết chương 1

Dựa trên cơ sở lí luận, chúng ta đã tìm hiểu về bản chất của dạy học. Đó là: Khái niệm dạy học, dạy học là một quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh, dạy học với tư cách là hoạt động giáo dục, dạy học là hệ thống.

Bên cạnh đó là vấn đề và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy và học, khái niệm và đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, các định hướng của đổi mới phương pháp dạy học áp dụng vào trong quá trình dạy và học. Phương pháp dạy học tích cực đóng vai trò rất quan trọng trong quan niệm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.Tuy nhiên để áp dụng và triển khai phương pháp dạy học tích cực vào trong nhà trường, lớp học không phải dễ dàng đòi hỏi giữa giáo viên, học sinh, nhà trường (quản lý, trang bị phương tiện kĩ thuật) đều phải có sự phối hợp tương tác với nhau. Và một trong những yếu tố để góp phần áp dụng thành cơng phương pháp dạy học tích cực chính là người giáo viên với vai trò là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập để học sinh tự mình lĩnh hội kiến thức.

Cuối cùng là thực trạng học sinh yếu kém tại các trường THPT. Qua tìm hiểu thực tế ta thấy nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Phần lớn là do bản thân các em lười học, hổng kiến thức, ngồi ra có một tỉ lệ ít là do sức khỏe yếu, hoặc gia đình gặp khó khăn.

CHƯƠNG 2

BỒI DƯỠNG KHẢ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH YẾU KÉM THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH

2.1. Cấu trúc phần phi kim Hóa học lớp 11- chương trình cơ bản, THPT

2.1.1. Vị trí, nội dung kiến thức phần phi kim Hóa học lớp 11 [16], [17]

Trong chương trình hóa học THCS học sinh được nghiên cứu một số phi kim tiêu biểu như: oxi, hidro, clo, cacbon, silic. Kiến thức về các phi kim này mang tính chất cung cấp các tư liệu về một số nguyên tố phi kim cùng với một số kim loại thông dụng để giúp học sinh củng cố khái niệm về chất, đơn chất, hợp chất, ngun tố hóa học và bảng tuần hồn các ngun tố hóa học. Trong chương trình hóa học THPT nội dung phần phi kim được nghiên cứu ở học kì II lớp 10 và học kì I lớp 11. Trong đó nội dung phần phi kim lớp 11 được nghiên cứu cụ thể qua 2 chương là:

- Chương Nitơ – Photpho - Chương Cacbon - Silic

2.1.2. Mục tiêu chung, cấu trúc chương Nitơ – Photpho [16],[17]

2.1.2.1. Mục tiêu chung chương Nitơ – Photpho a. Kiến thức:

Học sinh trình bày được:

- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của nitơ, photpho. Số oxi hóa của nitơ, photpho trong các hợp chất.

- Tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản của nitơ, photpho và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Ứng dụng và phương pháp điều chế nitơ, photpho và một số hợp chất quan trọng của chúng.

Học sinh giải thích được:

- Ngun nhân của tính oxi hóa mạnh của các đơn chất nitơ, photpho và khả năng thể hiện tính khử của chúng.

b. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng hóa học để dự đốn lý thuyết tính chất cơ bản của đơn chất, hợp chất của nitơ, photpho và giải thích tính chất của chúng.

- Quan sát, mơ tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm hóa học nghiên cứu tính chất của nitơ, photpho và hợp chất.

- Giải các dạng bài tập hóa học có liên quan đến các kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của chúng.

c. Giáo dục tình cảm, thái độ

Học sinh có:

- Hứng thú và say mê học tập, phương pháp tư duy và nghiên cứu hóa học. - Thái độ đúng đắn với các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ mơi trường khơng khí, đất, nước.

- Ý thức vận dụng kiến thức học được vào cuộc sống.

2.1.2.2. Cấu trúc các bài chương Nitơ – Photpho

Bài 7: Nitơ

Bài 8: Amoniac và muối amoni Bài 9: Axit nitric và muối nitrat Bài 10: Photpho

Bài 11: Axit photphoric và muối photphat Bài 12: Phân bón hóa học

Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng Bài 14: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất của nitơ, photpho

2.1.3. Mục tiêu chung, cấu trúc chương Cacbon – Silic [16], [17]

2.1.3.1. Mục tiêu chung chương Cacbon – Silic a. Kiến thức:

Học sinh trình bày được:

- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của cabon, silic. Số oxi hóa của cabon, silic trong các hợp chất.

- Tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản của cabon, silic và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Ứng dụng và phương pháp điều chế cacbon, silic và một số hợp chất quan trọng của chúng.

Học sinh giải thích được:

- Ngun nhân của tính oxi hóa mạnh của các đơn chất cacbon, silic và khả năng thể hiện tính khử của chúng.

b. Kĩ năng

Học sinh được rèn luyện các kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng hóa học để dự đốn lý thuyết tính chất cơ bản của đơn chất, hợp chất của cabon, silic và giải thích tính chất của chúng.

- Giải các dạng bài tập hóa học có liên quan đến các kiến thức về cabon, silic và hợp chất của chúng.

c. Giáo dục tình cảm, thái độ

Học sinh có được:

- Hứng thú và say mê học tập

- Thái độ đúng đắn với các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ môi trường khơng khí, đất, nước.

2.1.3.2. Cấu trúc các bài chương Cacbon – Silic

Bài 15: Cacbon

Bài 16: Hợp chất của cacbon Bài 17: Silic và hợp chất của silic Bài 18: Công nghiệp silicat

Bài 19: Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng

2.1.4. Một số điểm cần lưu ý về phương pháp dạy học phần phi kim Hóa học lớp 11- chương trình cơ bản [16], [17] học lớp 11- chương trình cơ bản [16], [17]

Trong nghiên cứu về các phi kim ta cần chú ý lựa chọn các phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng tích cực chức năng giải thích, dự đốn lý thuyết trong các bài dạy. - Xác định việc nghiên cứu các kiến thức về các nhóm phi kim dựa trên cơ sở các quan điểm của thuyết electron, liên kết hóa học, định luật tuần hồn là chính chứ khơng phải là cung cấp tư liệu về tính chất của các phi kim.

- Vận dụng triệt để các kiến thức về sự biến đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất và hợp chất để giải thích các tính chất hóa học của chúng. - Thường xuyên làm rõ mối quan hệ phụ thuộc của tính chất các chất vào cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học trong phân tử, so sánh tính chất các ngun tố trong nhóm và giải thích quy luật biến thiên tính chất, nguyên nhân giống nhau, khác nhau theo quan điểm cấu tạo chất.

- Cần sử dụng thí nghiệm để nghiên cứu những tính chất mới, củng cố và phát triển các nội dung kiến thức đã có về các phi kim ở trung học cơ sở. Phát huy tối đa tính tích cực, độc lập của học sinh trong các hoạt động học tập.

2.2. Bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong quá trình dạy học dạy học

2.2.1. Phương hướng chung [21]

2.2.1.1. Xây dựng thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học tập mơn Hóa học

Học sinh sẽ khó có thể đạt hiệu quả cao trong học tập nếu khơng có thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học. Các nhân tố sau chi phối sự nhận thức tích cực về việc học của học sinh:

- Khơng khí lớp học

- Sự quan tâm của giáo viên, bạn cùng lớp (tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập)

- Sự thoải mái và trật tự

của học sinh.

o Tạo bầu khơng khí học tập thích hợp: Khơng khí học tập thường được

hiểu như là những nhân tố bên ngồi như: mơi trường, điều kiện học tập. Hiện nay các nhà tâm lý học coi khơng khí học tập là những nhân tố bên trong như: thái độ học tập, nhận thức về việc học của học sinh. Nếu học sinh có sự nhận thức đúng đắn về việc học, họ sẽ có bầu khơng khí tinh thần thuận lợi cho việc học. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý của học sinh là cảm giác được chấp nhận và cảm giác dễ chịu, thoải mái trong lớp học.

o Cảm giác được chấp nhận: Học sinh sẽ cảm thấy thoải mái nếu được sự

quan tâm, tôn trọng của giáo viên và bạn cùng lớp. Có được những điều này, năng lực tư duy của học sinh sẽ được phát huy. Sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh có thể được thể hiện bằng nhiều cách: có thái độ thân mật với học sinh, nhìn vào mắt học sinh, di chuyển về phía học sinh. Sự quan tâm của các bạn cùng lớp thể hiện ở tinh thần hợp tác trong học tập. Điều kiện cốt yếu để học sinh thể hiện tinh thần hợp tác trong học tập là việc giáo viên ra những bài tập cho từng nhóm học sinh thực hiện và yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm về một phần của bài tập đồng thời các thành viên trong nhóm phải có sự hợp tác với nhau để hồn thành bài tập.

o Sự thoải mái và trật tự: Để học sinh không bị ức chế tinh thần, giáo viên

phải chú ý tạo sự thoải mái trong lớp học bằng thái độ vui vẻ, hài hước, bằng việc cho học sinh có sự tự do nhất định trong việc chọn cách trình bày bài tập, và có quyền trao đổi với giáo viên những vấn đề còn khúc mắc. Tuy nhiên, mọi hành vi của học sinh trong lớp học không vượt quá những nguyên tắc, nội quy được chấp nhận trong lớp học. Sự trật tự cịn đồng nghĩa với mơi trường học tập an toàn, học sinh tin rằng họ được giáo viên và bạn bè bảo vệ khi cần thiết.

o Ni dưỡng thái độ và sự nhận thức tích cực về nhiệm vụ học tập

Người học sẽ làm việc một cách hứng thú và có hiệu quả khi họ tin rằng họ hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ học tập được giao và họ có đủ kiến thức,

phương tiện cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đó. Giáo viên có thể dùng những biện pháp sau để củng cố niềm tin đó của người học.

+ Giá trị của nhiệm vụ học tập: Sự nhận thức về giá trị của bài tập được giao

là yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành cơng của học sinh. Tính tích cực của học sinh sẽ được kích thích khi họ tin rằng nhiệm vụ học tập mà họ đang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)