Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
1.5. Nội dung kiến thức phần kim loại trong các kì thi học sinh giỏi, thi đại học, cao
học, cao đẳng.
Đề thi học sinh giỏi (tỉnh Quảng Ninh): Những bài toán về kim loại, hợp chất của kim loại thường chiếm khoảng 8 – 10 điểm/20điểm.
Như vậy ta có thể thấy được nội dung phần kim loại trong các đề thi học sinh giỏi cũng như đề thi đại học chiếm khối lượng kiến thức tương đối lớn.
1.6. Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thơng
1.6.1. Nội dung chương trình sách giáo khoa
Xu hướng dạy học hiện đại là tăng cường vai trò chủ động của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới, nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh, giúp cho học sinh có một phương pháp tư duy logic, sáng tạo. Nội dung của chương trình và sách giáo khoa lớp 12 nói chung và các tài liệu hóa học khác hiện nay đã góp phần thực hiện mục tiêu đó.
Hiện nay trên thị trường tài liệu dùng để BDHSG HH sách khá nhiều với số lượng bài tập lớn, đa dạng về loại hình bài tập và phong phú về nội dung góp phần tích cực vào việc phát hiện và BDHSG.
Thực tế cho thấy hệ thống tài liệu dùng để giảng dạy hóa học ở trường THPT nói chung và tài liệu dùng để BDHSG nói riêng, hệ thống bài tập tuy có đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung nhưng số lượng bài tập có chất lượng dùng để phát hiện và BDHSG vẫn còn tiếp tục cần bổ sung và chọn lọc để đáp ứng với yêu cầu của đề thi học sinh giỏi, thi đại học và cao đẳng hiện nay.
1.6.2. Những thuận lợi, khó khăn trong q trình phát hiện và bồi dưỡng HSG ở các trường phổ thông tỉnh Quảng Ninh
1.6.2.1 Thuận lợi
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập “Chương trình quốc gia bồi dưỡng nhân tài giai đoạn 2008 - 2020 với các phương hướng, mục tiêu cụ thể, đây là động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước”
- SGK hóa học đã được bổ sung, cập nhật khá nhiều kiến thức mới đặc biệt là các lý thuyết chủ đạo tạo điều kiện cho HS nghiên cứu Hóa học sâu hơn, rộng hơn và có tác dụng kích thích động cơ học tập, phát huy khả năng tự học của HS.
- Ở hầu hết các trường THPT, ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo, quan tâm động viên kịp thời, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Giáo viên có trình độ chun mơn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết trong công tác bồi dưỡng HSG.
1.6.2.2. Khó khăn
Giáo viên:
- Chế độ chính sách cho GV bồi dưỡng HSG cịn thấp, do đó khơng có sức thu hút GV đầu tư nghiên cứu để BDHSG và HS khơng có động lực để tham gia.
- Đa số GV đều quá tải với thời gian làm việc nhiều ngoài việc dạy trên lớp, dạy bồi dưỡng HSG cịn phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc khác.
Học sinh
- Phụ huynh HS và bản thân HS không muốn dành nhiều thời gian cho việc ơn thi HSG mà thay vào đó là định hướng tập trung cho việc ôn thi ĐH – CĐ.
- HS có rất ít quyền lợi từ kì thi HSG nên khó thu hút HS thi HSG.
Tài liệu, chương trình học
- Chương trình học quá lớn đối với HS.
- Tài liệu dạy chuyên hay tài liệu bồi dưỡng HSG ở các trường THPT rất ít. Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
- SGK và các tài liệu tham khảo vẫn cịn có nhiều điểm khơng khớp nhau về kiến thức, gây khó khăn cho GV và HS nghiên cứu.
- Cách thức ra đề còn nhiều bất cập, kiến thức thực tiễn, thực hành còn hạn chế, chủ yếu kiến thức mang tính hàn lâm lí thuyết.
1.6.3. Thực trạng dạy học hóa học và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh
Để tìm hiểu về thực trạng dạy học hóa học và cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho các giáo viên và học sinh của các trường THPT. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về những khó khăn của giáo viên trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi
STT Nội dung điều tra Số
lượng (%)
1. Giáo viên chưa xác định được vùng kiến thức cần
giảng dạy cho học sinh. 14/15 93,3%
2. Dung lượng kiến thức quá lớn so với thời gian được
phân phối trong chương trình. 12/15 80%
3.
Giáo viên chưa tuyển chọn, xây dựng được hệ thống bài tập phù hợp để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi.
14/15 93,3%
4. Tài liệu tham khảo còn hạn chế. 13/15 86,7%
5. Chưa đổi mới phương pháp học cho học sinh. 11/15 73,3%
6. Phương pháp sử dụng bài tập của giáo viên trong
giảng dạy còn hạn chế. 13/15 86,7%
7. Nội dung kiến thức hóa học cịn trừu tượng nên khơng
gây được hứng thú, tình cảm cho học sinh. 5/15 33,3%
8. Giáo viên còn còn thiếu kinh nghiệm trong việc lựa
chọn học sinh có năng khiếu hóa học. 11/15 73,3%
9. Số học sinh có năng khiếu hóa học chưa nhiều. 8/15 53,3%
Bảng 1.2. Kết quả điều tra về những khó khăn của học sinh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
STT Nội dung điều tra Số
lượng (%)
1. Học sinh chưa xác định được kiến thức cần học tập. 103/120 85,8%
2. Dung lượng kiến thức quá lớn so với thời gian học tập
của học sinh. 96/120 80%
3. Học sinh chưa có hệ thống bài tập phù hợp 106/120 88,33%
4. Tài liệu tham khảo còn hạn chế 61/120 50,8%
5. Phương pháp học còn hạn chế 101/120 84,16%
6. Nội dung kiến thức hóa học cịn trừu tượng nên khơng
gây được hứng thú, tình cảm cho học sinh. 60/120 50%
7. Các nguyên nhân khác 40/120 33,33%
Từ những kết quả điều tra như trên, có thể nhận thấy rằng chất lượng học sinh giỏi chưa cao và chưa bền vững là do nhiều ngun nhân. Trong các ngun nhân đó thì việc lựa chọn, xây dựng được hệ thống bài tập phù hợp; phương pháp sử dụng bài tập thích hợp; việc xác định được vùng kiến thức cần nghiên cứu và phương pháp học tập của học sinh được xác định là các nguyên nhân chủ yếu.
Việc sử dụng các PPDH hóa học theo hướng dạy học tích cực đã đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, sử dụng thí nghiệm và phương tiện trực quan trong các tiết dạy chưa thường xuyên hoặc sử dụng chưa hiệu quả do cơ sở giáo dục không đầy đủ trang thiết bị dạy học và đồ dùng thí nghiệm và tinh thần trách nhiệm của giáo viên chưa cao.
Việc sử dụng bài tập trong giảng dạy hóa học chưa nhiều, chưa thường xuyên và chưa chất lượng vì việc soạn hệ thống bài tập này muốn hay thường mất nhiều thời gian; Đặc biệt việc sử dụng bài tập thực nghiệm để giảng dạy cịn rất hạn chế, rất ít số tiết có sử dụng dạng bài tập này để phục vụ cho việc giảng dạy.
Với thực trạng giảng dạy đó đã ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu kiến thức và hình thành năng lực của học sinh. Các em khơng chủ động tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức nên kiến thức không sâu sắc, không chắc chắn, khả năng vận dụng kiến thức không hiệu quả trong thực tiễn,...
Tiểu kết chương 1
Trong chương này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về cơ sở lí luận của đề tài, bao gồm các vấn đề chính sau:
Cơ sở lí luận
+ Nhận thức và tư duy của HS trong quá trình dạy học.
+ Những năng lực, phẩm chất cần có của học sinh giỏi hóa học + Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
+ Một số vấn đề lí luận về bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT + Một số vấn đề về sử dụng bài tập hóa học trong dạy học ở trường THPT.
Cơ sở thực tiễn
Bên cạnh việc nghiên cứu về các cơ sở lí luận của đề tài, chúng tơi đã tiến hành phân tích nội dung kiến thức phần kiến thức kim loại trong các kỳ thi học sinh giỏi, đại học và cao đẳng đồng thời tiến hành tìm hiểu tình hình thực tế về cơng tác dạy học hóa học và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT hiện nay tại tỉnh Quảng Ninh.
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu đạt được về cơ sở lí luận cũng như thực tiễn, chúng tôi đã tuyển chọn và xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập phần kim loại để phục vụ cho công tác phát hiện và BDHSG.
CHƯƠNG 2
TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHẦN ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI BỒI DƯỠNG HỌC
SINH GIỎI HĨA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
2.1. Phân tích cấu trúc chương trình sách giáo khoa hóa học 12, phần kim loại
Chương 5: Đại cương về kim loại
Nội dung kiến thức trong chương cung cấp cho HS những khái niệm về vị trí, tính chất vật lí, tính chất hóa học chung của kim loại, dãy điện hóa, thế điện cực chuẩn của kim loại, sự điện phân, ăn mòn kim loại, nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại.
Chương 6: Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhơm
Sự nghiên cứu các nhóm kim loại kiềm, kiềm thổ và nhơm được thực hiện từ vị trí và cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế, một số hợp chất quan trọng của chúng. Từ những kiến thức lí thuyết về cấu tạo nguyên tử, đại cương về kim loại tạo điều kiện cho HS dự đốn lí thuyết về tính chất các chất và dùng thí nghiệm kiểm chứng,...
Chương 7: Crom – sắt – đồng
Đây là kim loại nhóm B có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Khi nghiên cứu các kim loại này cũng yêu cầu HS biết vị trí, cấu tạo của chúng, các trạng thái số oxi hóa của chúng hiểu được tính chất, phương pháp điều chế các kim loại cũng như hợp chất của chúng.
2.2. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập
2.2.1. Theo cấu trúc chương trình sách giáo khoa
Hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập được sắp xếp theo chương trình SGK đã được chuẩn hóa, cấu trúc này có sự hợp lí vì được sắp xếp cùng chiều với chương trình học của HS, nhờ đó HS sẽ dễ dàng định hình được chương trình.
2.2.2. Theo năng lực nhận thức của học sinh
Hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập được xây dựng phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh như từ biết, hiểu đến vận dụng và sáng tạo.
2.2.3. Theo dạng bài tập
Hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập sắp xếp theo dạng kiến thức, dạng bài tập như: Bài tập về sơ đồ phản ứng, bài tập nhận biết, bài tập tách và tinh chế các chất, bài tập dùng đồ thị, bài tập biện luận lượng chất trước và sau phản ứng,…
2.3. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học
2.3.1. Hệ thống lí thuyết và bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
Khi tuyển chọn và xây dựng nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, bài tập cho đủ các dữ kiện. Các bài tập khơng được thiếu chính xác về ngơn ngữ diễn đạt, nội dung thiếu logic chặt chẽ. Giáo viên khi ra bài tập cần nói, viết một cách chính xác, đảm bảo logic và tính khoa học về mặt ngơn ngữ hóa học.
2.3.2. Hệ thống lí thuyết và bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, đa dạng
Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào việc xây dựng bài tập cho học sinh. Trước hết chúng tôi xác định từng bài tập. Mỗi bài tập tương ứng với một kĩ năng nhất định vì bài tập khơng thể dàn trải cho mọi kĩ năng. Toàn bộ hệ thống gồm nhiều bài tập sẽ hình thành hệ thống kĩ năng tồn diện cho học sinh giỏi hóa học.
Mặt khác, hệ thống bài tập còn phải được xây dựng một cách đa dạng, phong phú. Sự đa dạng của hệ thống bài tập sẽ giúp cho việc hình thành các kĩ năng cụ thể, chuyên biệt một cách hiệu quả.
2.3.3. Hệ thống lí thuyết và bài tập phải đảm bảo tính vừa sức
Bài tập phải được tuyển chọn và xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Hệ thống bài tập phù hợp với mức độ phát triển tâm sinh lí, mức độ nhận thức của học sinh, những nội dung kiến thức của BTHH phải đảm bảo để học sinh có thể sử dụng được, khơng mang tính đánh đố. Các bài tập phải có đủ loại điển hình và tính mục đích rõ ràng, gây được hứng thú, kích thích trí sự tìm tịi quyết tâm đạt được kết quả chứ khơng mang tính chất ép buộc.
2.3.4. Hệ thống lí thuyết và bài tập phải mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết của HS
Nội dung kiến thức phần kim loại rất rộng, nhất là khi vào đội tuyển quốc gia, quốc tế thì yêu cầu về kiến thức kim loại đòi hỏi cao hơn rất nhiều. Kiến thức mở rộng không chỉ là kiến thức lý thuyết nâng cao mà còn phải bổ sung các kiến thức thực tiễn để vận dụng vào đời sống. Chính vì vậy, bài tập là cơng cụ tối ưu giúp bổ
sung mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết cho HS một cách đa dạng, khơng gây nhàm chán mà cịn mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
2.3.5. Hệ thống lí thuyết và bài tập phải phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ năng hóa học cho học sinh kỹ năng hóa học cho học sinh
Hệ thống bài tập giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ năng hóa học cho học sinh như: năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực phân tích, suy luận, diễn đạt logic, chính xác,…các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2.4. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập
2.4.1. Xác định mục đích của hệ thống bài tập
Mục đích xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại nhằm phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kĩ năng hóa học cho học sinh giỏi hóa học.
2.4.2. Xác định nội dung hệ thống bài tập
Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được kiến thức phần kim loại trong chương trình hố 12, bao gồm:
- Hệ thống kiến thức đại cương về kim loại: Cấu tạo nguyên tử, cấu tạo tinh thể, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, sự điện phân, ăn mịn kim loại...
- Các kim loại nhóm A (nhóm IA, IIA, nhơm) và một số hợp chất quan trọng của chúng (oxit, hiđroxit, muối).
- Các kim loại nhóm B (Cr, Fe, Cu,Ag, Ni, Zn, Sn, Pb, Au,…) và một số hợp chất quan trọng của chúng.
2.4.3. Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập
- Bài tập định tính; - Bài tập định lượng; - Bài tập thực nghiệm; - Bài tập tổng hợp;...
2.4.4. Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn nội dung thi chọn HSG cấp tỉnh, thành phố, nội dung thi chọn HSG quốc gia của Bộ Giáo dục và đào tạo, các kì thi Olympic hóa học trong nước và quốc tế.
- Sưu tầm, phân tích các đề thi chọn HSG mơn Hóa quốc gia, đề thi HSG của các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Nghệ An, An Giang,… từ các năm đến 2013.
- Thu thập và tham khảo các tài liệu liên quan đến hệ thống bài tập cần xây dựng qua sách, báo, tạp chí, mạng internet...
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những nội dung hóa học có liên quan đến thực tiễn của đời sống.
2.4.5. Tiến hành xây dựng hệ thống bài tập