Hệ thống hóa các dạng câu hỏi lí thuyết về đại cương kim loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua dạy học phần kim loại, hóa học 12 (Trang 36 - 39)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI

2.5. Hệ thống hóa các dạng câu hỏi lí thuyết về đại cương kim loại

Dạng 1: Hồn thành sơ đồ chuyển hóa, viết PTHH điều chế kim loại Bài 1: Viết PTHH của các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

a. Sơ đồ 1

Hãy chọn các chất A, B, C, D thích hợp từ các chất Al2O3, AlCl3, Na[Al(OH)4], Al(NO3)3 để hồn thành sơ đồ biến hóa sau:

b. Sơ đồ 2

FeS2 A(khí) B (rắn) D E F

E G E H K M Bài 2: Từ các chất ban đầu là KCl, FeS2, H2O, MgCO3.CaCO3, Cu(OH)2.CuCO3 và điều kiện cần thiết. Hãy viết PTHH điều chế các kim loại K, Fe, Mg, Ca, Cu.

Bài 3: Viết 3 PTHH của phản ứng trực tiếp điều chế

a. Kim loại Fe b. Kim loại Na c. Kim loại Ag

Bài 4(HSG Vĩnh Phúc – 2010): Xác định các chất ứng với các kí hiệu và hồn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau.

A + B + H2O  có kết tủa và có khí thốt ra C + B + H2O  có kết tủa trắng keo Al (5) (6) (8) (9) (11) (12) (7) (10) (1) (2) (3) (4) D C A B + O2, t0 (1) + dd H2S (2) + Fe, t0 (3) + dd H2SO4 l (4) đpdd (5) + KMnO4 / H2SO4 l (7) + F (8) + dd NaOH (9) + O2 + H2O (10) t0 (11) + dd H2SO4 l (6)

D + B + H2O  có kết tủa và khí A + E  có kết tủa

E + B  có kết tủa

D + Cu(NO3)2  có kết tủa ( màu đen)

Với A, B, C, D, E là các muối vơ cơ có gốc axit khác nhau.

Bài 5(HSG Nghệ An – 2010): Sục khí A vào dung dịch chứa chất B ta được rắn C màu vàng và dung dịch D. Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra C và F. Nếu X tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y và F, rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. A tác dụng với dung dịch chất G là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa H màu đen. Đốt cháy H bởi oxi ta được chất lỏng I màu trắng bạc. Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phản ứng.

Dạng 2: Giải thích hiện tượng hóa học

Bài 1: Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH cho các trường hợp sau: a. Cho kim loại K vào dung dịch FeCl2.

b. Cho kim loại Al vào dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch X. Sục CO2 tới dư vào dung dịch X.

c. Cho Zn vào dung dịch NH3 đặc.

d. Cho thanh Fe vào dung dịch CuSO4 đun nóng.

e. Cho kim loại Cu vào dung dịch H2SO4 lỗng, sau đó sục liên tục khí O2 vào. Bài 2(HSG Quảng Ninh – 2004): Cho một kim loại A tác dụng với một dung dịch muối của B. Viết các PTHH trong các trường hợp sau và giải thích.

a. Có 2 chất khí.

b. Dung dịch mất màu xanh.

c. Có kim loại mới kết tủa bám lên kim loại A. Lấy hỗn hợp kim loại cho tan hết trong HNO3 đặc, nóng thu được một dung dịch G chứa 3 muối và khí D duy nhất. d. Có khí + kết tủa xanh và dung dịch D. Lọc bỏ kết tủa lấy dung dịch D cho thêm một mẩu Cu sau đó nhỏ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch D thấy có khí khơng màu F dễ hóa nâu ngồi khơng khí.

e. Có khí + kết tủa trắng + kết tủa xanh. Lọc kết tủa sục NH3 dư vào thấy xuất hiện dung dịch màu xanh đặc trưng, còn một phần kết tủa khơng tan.

f. Có khí + dung dịch K. Sục từ từ CO2 vào ½ dung dịch K thấy kết tủa xuất hiện. Sục từ từ HCl vào ½ dung dịch K thấy kết tủa xuất hiện sau đó tan dần khi dư HCl tạo dung dịch trong suốt Y. Tiếp tục nhỏ NaOH từ từ vào dung dịch trong suốt Y thấy kết tủa xuất hiện sau đó tan dần khi dư NaOH

Bài 3: Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Fe, Al2O3. Cho A tan trong NaOH dư được hỗn hợp chất rắn A1 dung dịch B1 và khí C1. Khí C1 (dư) cho tác dụng với A đun nóng được hỗn hợp chất rắn A2. Dung dịch B1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư được dung dịch B2. Chất rắn A2 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng được dung dịch B3 và khí C2. Viết các PTHH xảy ra.

Bài 4: Vì sao Au, Pt lại tan được trong nước cường toan? Ag có bị nước cường toan ăn mịn khơng? Tại sao? Tại sao Ag để lâu trong khơng khí bị xám lại.

Bài 5: Trong công nghiệp người ta điều chế CuSO4 bằng cách ngâm Cu trong dung dịch H2SO4 loãng đồng thời sục O2 liên tục. Giải thích, viết ptpư và chứng minh? Nếu điều chế CuSO4 bằng cách cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng có hiệu quả hơn phương pháp trên đây hay khơng? Giải thích?

Bài 6: a. Cho biết Cu(OH)2 tan trong axit dễ hơn hay trong kiềm dễ hơn. Có thể coi là hợp chất lưỡng tính khơng?

b. Viết các PTHH trong các thí nghiệm sau:

- Đun nóng Cu(OH)2 với dung dịch NaOH đặc 50%. - Đun nóng kết tủa Cu(OH)2 trong nước ở 80-90 0C. Bài 7: Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra khi:

- Cho bột Fe tác dụng với dung dịch CuSO4.

- Cho từ từ dung dịch NaOH đặc đến dư vào dung dịch CuSO4 đun nóng. - Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4.

Bài 8: Canxi xianamit (CaCN2) là một loại phân bón đa năng có tác dụng tốt. Nó có thể được sản xuất rất dễ dàng từ các loại hóa chất thơng thường như CaCO3. Quá trình nhiệt phân của CaCO3 cho ra một chất rắn màu trắng XA và một chất khí khơng màu XB khơng duy trì sự cháy. Một chất rắn màu xám XC và khí XD được tạo thành bởi phản ứng của XA với cacbon. XC và XD cịn có thể bị oxi hóa để tạo thành các sản phẩm có mức oxi hóa cao hơn. Phản ứng của XC với nitơ taoh thành CaCN2.

a. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Khi thuỷ phân CaCN2thì thu được chất gì? Viết phương trình phản ứng. c. Trong hóa học chất rắn thì ion CN22--có thể có đồng phân. Axit của cả hai anion đều đã được biết (chỉ tồn tại trong pha khí). Viết cơng thức cấu tạo của cả hai axit và cho biết cân bằng chuyển hóa giữa hai axit trên dịch chuyển về phía nào? Dạng 3: Tách và nhận biết

Bài 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các kim loại riêng biệt sau: Na, Ba, Mg, Fe, Cu.

Bài 2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 4 kim loại sau: Al, Zn, Cu, Fe. Bài 3: Có 4 oxit sau riêng biệt: Na2O, Al2O3, Fe2O3 và MgO. Làm thế nào để nhận biết được mỗi oxit bằng phương pháp hóa học chỉ được dùng thêm 2 chất.

Bài 4: Chỉ dùng một hóa chất hãy nhận biết các kim loại: Mg, Zn, Fe, Ba.

Bài 5: Có ba lọ đựng ba hỗn hợp dạng bột (I) chứa Al và Al2O3, (II) chứa Fe và Fe2O3, (III) chứa FeO và Fe2O3. Dùng phương pháp hóa nhận biết ba mẫu bột trên. Bài 6(HSG Vĩnh Phúc – 2013): Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt 5 dung dịch sau: NaCl, NaOH, NaHSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua dạy học phần kim loại, hóa học 12 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)