Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua dạy học phần kim loại, hóa học 12 (Trang 96 - 97)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Phạm vi thực nghiệm sư phạm

- Trường THPT Hòn Gai – Quảng Ninh

- Trường THPT Văn Lang – Quảng Ninh (Dân lập) - Trường THPT Đầm Hà – Quảng Ninh

3.3.2. Đối tượng và cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm 3.3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 3.3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Đội tuyển HSG lớp 12 khối THPT năm học 2013 - 2014

Trường Số HS TN Số HS ĐC Giáo viên dạy

THPT Hòn Gai 6 6 Nguyễn Thị Thùy

THPT Văn Lang 6 6 Lê Khắc Huynh

3.3.2.2. Cách thức tiến hành

Lấy đội tuyển HSG của 3 trường chia làm 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng mỗi nhóm ở mỗi trường là 6 HS, tổng cộng là 18 HS.

3.3.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành trao đổi về việc BDHSG với các GV có nhiều kinh nghiệm, các GV trực tiếp phụ trách đội tuyển của 3 trường đồng thời trao đổi trực tiếp với HS trong các đội tuyển, từ đó nắm bắt tình hình học tập thực tế của HS.

- Đề nghị với các GV trực tiếp phụ trách các đội tuyển HSG cho phép đảo chương trình, dạy đội tuyển phần vô cơ trước, hữu cơ sau. Căn cứ vào đó, chúng tơi tiến hành thực nghiệm sư phạm từ 15/7/2014 – 10/2014.

- Quá trình dạy đội tuyển:

+ Ở nhóm đối chứng: GV dạy học theo hệ thống lý thuyết, hệ thống bài tập của GV tự xây dựng.

+ Ở nhóm thực nghiệm: GV dạy học theo hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập đã được biên soạn theo nội dung của luận văn.

- Kiểm tra:

+ Sau mỗi buổi dạy chúng tôi cho HS làm bài trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (15 phút cho 10 câu hỏi).

+ Tổ chức cho HS làm 2 bài kiểm tra giữa và sau thời gian thực nghiệm ở mỗi trường với thời gian làm bài 90 phút.

+ Chấm bài theo đáp án đã xây dựng và phân loại HS từ cao tới thấp.

+ Dùng thống kê tốn học để xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. + So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng từ đó rút ra kết luận và tính khả thi của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua dạy học phần kim loại, hóa học 12 (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)