Quy trình xây dựng hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua dạy học phần kim loại, hóa học 12 (Trang 34 - 36)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập

2.4.1. Xác định mục đích của hệ thống bài tập

Mục đích xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại nhằm phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kĩ năng hóa học cho học sinh giỏi hóa học.

2.4.2. Xác định nội dung hệ thống bài tập

Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được kiến thức phần kim loại trong chương trình hố 12, bao gồm:

- Hệ thống kiến thức đại cương về kim loại: Cấu tạo nguyên tử, cấu tạo tinh thể, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, sự điện phân, ăn mịn kim loại...

- Các kim loại nhóm A (nhóm IA, IIA, nhơm) và một số hợp chất quan trọng của chúng (oxit, hiđroxit, muối).

- Các kim loại nhóm B (Cr, Fe, Cu,Ag, Ni, Zn, Sn, Pb, Au,…) và một số hợp chất quan trọng của chúng.

2.4.3. Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập

- Bài tập định tính; - Bài tập định lượng; - Bài tập thực nghiệm; - Bài tập tổng hợp;...

2.4.4. Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập

- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn nội dung thi chọn HSG cấp tỉnh, thành phố, nội dung thi chọn HSG quốc gia của Bộ Giáo dục và đào tạo, các kì thi Olympic hóa học trong nước và quốc tế.

- Sưu tầm, phân tích các đề thi chọn HSG mơn Hóa quốc gia, đề thi HSG của các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Nghệ An, An Giang,… từ các năm đến 2013.

- Thu thập và tham khảo các tài liệu liên quan đến hệ thống bài tập cần xây dựng qua sách, báo, tạp chí, mạng internet...

- Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những nội dung hóa học có liên quan đến thực tiễn của đời sống.

2.4.5. Tiến hành xây dựng hệ thống bài tập

Gồm các bước sau:

- Soạn từng loại bài tập: Chọn lọc bài tập từ các nguồn tài liệu và đề thi sưu tầm phù hợp với nội dung hệ thống bài tập cần xây dựng.

- Chỉnh sửa các bài tập chưa phù hợp như quá khó hoặc quá nặng nề, chưa chính xác,…

- Chọn lọc bài tập theo từng giai đoạn nhận thức: Từ đơn giản đến phức tạp, từ mức độ nhận thức hiểu biết đến vận dụng và sáng tạo.

- Xây dựng bài tập bồi dưỡng HSG hóa học.

Ngồi tuyển chọn, GV phải biết cách xây dựng bài tập phù hợp với trình độ nhận thức, rèn kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua một số cách sau:

+ Lược bớt hoặc chia nhỏ

+ Thay đổi mức độ yêu cầu hoặc hình thức bài tập + Thay đổi hình thức phát triển bài tập theo nhiều hướng + Xây dựng các bài tập tương tự nhau,...

2.4.6. Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

Sau khi xây dựng xong hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập, chúng tơi tham khảo ý kiến các đồng nghiệp về tính chính xác, tính khoa học, tính phù hợp với trình độ của học sinh, với mục đích BDHSG.

2.4.7. Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung

Để khẳng định lại mục đích của hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập là nhằm phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ năng hóa học cho học HSG HH, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để bước đầu thử nghiệm sử dụng hệ thống bài tập và đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng hệ thống bài tập trong BDHSG HH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua dạy học phần kim loại, hóa học 12 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)