thông theo đặc trƣng thể loại
Dạy học tác phẩm văn học trong nhà trƣờng có nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣng về cơ bản nó bao gồm 5 phƣơng pháp chủ yếu: Phƣơng pháp đọc diễn cảm, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích nêu vấn đề, phƣơng pháp gợi mở, phƣơng pháp giảng bình (Theo Phan Trọng Luận – tác giả cuốn Phương pháp dạy học văn). Theo chúng tôi, việc dạy tác phẩm kịch bản ở trƣờng phổ thơng cũng có thể sử dụng các phƣơng pháp dạy học ở trên.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cơng trình nghệ thuật đầy sáng tạo của nhà văn, nó thuộc về một thể loại nhất định. Mặc dù một số tác phẩm vẫn có sự đan xen, pha tạp của các loại thể khác nhƣng về cơ bản chúng đƣợc nhà văn viết dƣới hình thức một thể loại nào đó. Do vậy chúng tơi cho rằng với từng thể loại văn học khác nhau lại có những phƣơng pháp dạy học khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng thể loại đó. Theo các nhà nghiên cứu, việc chiếm lĩnh tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng loại thể sẽ giúp ta hiểu sâu sắc tác phẩm, khơng ít giáo viên bấy lâu nay lãng quên vấn đề thể loại, trong khi vấn đề này rất cần đƣợc chú trọng từ khâu thiết kế bài soạn đến khâu thực hành bài giảng. Do vậy, khi giảng dạy các tác phẩm văn chƣơng, ngƣời giáo viên cần lƣu ý rằng, mỗi thể loại trong văn học đều có những đặc trƣng riêng, do đó cần có những nguyên tắc dạy riêng phù hợp với đặc trƣng của từng thể loại. Kịch là một thể loại có những đặc điểm đặc thù, do vậy nó có phƣơng pháp dạy học riêng. Ở phần này, chúng tôi không nhắc lại những phƣơng pháp dạy học chung, mang tính khái qt cao có thể sử dụng cho việc dạy học nhiều thể loại khác nhau của tác phẩm trong nhà trƣờng nhƣ nhiều sách nghiên cứu đã đề cập tới. Chúng tôi sẽ dựa trên một số đặc điểm đặc trƣng của kịch để đƣa ra những điều cần lƣu ý khi dạy học tác phẩm thuộc thể loại này.
Trong kịch thƣờng có các vai, mỗi vai thƣờng có những đặc điểm rất khác nhau ví dụ nhƣ: lời nói, ngữ điệu, cử chỉ…do vậy giáo viên nên phân vai cho học sinh đọc. Nếu có thể giáo viên nên cho học sinh nhập vai, diễn đoạn trích đó, đây là một biện pháp rất hữu hiệu đã đƣợc triển khai và mang lại hiệu quả cao.
Nhân vật trong vở kịch mang những đặc trƣng riêng so với nhân vật trong thơ, trong văn xuôi, tiểu thuyết. Nếu nhƣ trong truyện, thơ tâm trạng cảm xúc của nhân vật nhiều khi đƣợc bộc lộ qua quang cảnh thiên nhiên nhƣng điều này hầu nhƣ ít gặp ở kịch. Diễn biến nội tâm của nhân vật kịch thƣờng bộ lộ thơng qua lời nói, ngữ điệu của lời nói, hành động của nhân vật.
Vì vậy khi phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật kịch, giáo viên phải hƣớng học sinh tới việc tìm hiểu về lời thoại, hành động của các nhân vật.
Xung đột kịch là một đặc trƣng quan trọng của thể loại này, nó cũng là một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định tới phƣơng pháp dạy học. Xung đột kịch khiến cho thể loại kịch có sự phân biệt với các thể loại khác. Nếu dạy học tác phẩm kịch không làm rõ đƣợc xung đột kịch thì việc dạy học đã không thành công, dạy kịch sẽ khơng có gì khác với văn xi. Trong q trình dạy học, giáo viên phải chú ý giúp học sinh nhận ra đƣợc xung đột kịch, xung đột kịch này đƣợc thể hiện chủ yếu thơng qua lời nói và hành động của nhân vật ở các tuyến đối lập. Thơng thƣờng lối hƣớng dẫn phân tích theo kiểu “bổ dọc tác phẩm” sẽ giúp lột tả đƣợc xung đột kịch.
Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm kịch bao gồm ba dạng thức chính: Ngơn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ bàng thoại. Khi phân tích, giáo viên nên giúp học sinh phân biệt đƣợc ba dạng thức này của ngơn ngữ nhân vật từ đó giúp học sinh tìm ra sự khác biệt của ngơn ngữ kịch so với ngôn ngữ của các thể loại khác. Ngôn ngữ trong kịch là phƣơng tiện quan trọng nhất để bộc lộ tính cách nhân vật. Ngơn ngữ kịch trên sân chủ yếu là lời thoại của các nhân vật. Xung đột hay diễn biến của hành động kịch chủ yếu bộc lộ qua lời thoại của các nhân vật (lời thoại có thể là lời đối thoại cũng có thể là độc thoại). Giáo viên phải hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu lời thoại của nhân vật.
Trong kịch khơng có sự xuất hiện rõ ràng của ngƣời kể chuyện nhƣ trong văn xi. Tác giả ẩn mình đi và chỉ xuất hiện với những lời chú thích, hƣớng dẫn ngắn gọn về địa điểm, thời gian xảy ra hành động. Hành động kịch không thể tách rời khơng gian và thời gian nó diễn ra, các yếu tố này sẽ góp phần làm cho hành động kịch trở nên cụ thể và bộc lộ ý nghĩa của nó một cách rõ ràng hơn. Mặt khác, sự chỉ dẫn sân khấu cũng là một đặc trƣng riêng có ở kịch so với văn xi và thơ. Vì vậy, khi dạy học tác phẩm kịch, giáo viên
phải giúp học sinh phân tích đƣợc yếu tố khơng gian, thời gian diễn ra hành động kịch dựa trên những chỉ dẫn sân khấu này.
Nói tóm lại, kịch là một thể loại có những đặc trƣng riêng biệt, phân biệt nó với các thể loại khác. Khi dạy học cho học sinh ngƣời giáo viên nên chú ý tới những đặc trƣng này từ đó đƣa ra những phƣơng pháp dạy học phù hợp nhằm giúp học sinh không chỉ phân tích, cảm thụ tốt những tác phẩm thuộc thể loại này mà hơn thế, từ việc hiểu học sinh có thể tiến tới u thích, say mê đối với một thể loại khơng hề dễ tìm hiểu đối với các em.