Đặc điểm tâm trắc của CBCL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em achenbach – phiên bản việt nam (CBCL v) trên nhóm bệnh nhân002 (Trang 39 - 40)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4. Hệ thống đánh giá dựa trên thực chứng Achenbach (ASEBA)

1.4.2. Đặc điểm tâm trắc của CBCL

1.4.2.1. Độ tin cậy

Độ tin cậy của CBCL trong nghiên cứu của Achenbach (1983) đƣợc báo cáo ở mức cao với việc tiến hành phân tích nhân tố nội dung các câu hỏi trong từng hội chứng trong 8 nhóm hội chứng có độ tin cậy từ 0,8 trở lên. Tƣơng tự, phép phân tích nhân tố cũng đƣợc tiến hành chung cho toàn bộ các câu hỏi trong các tiểu thang thuộc các thang hội chứng các vấn đề hƣớng nội và thang hội chứng các vấn đề hƣớng ngoại. Kết quả cho thấy độ tin cậy đạt giá trị rất cao từ 0,8 đến 0,9 [15].

1.4.2.2. Độ hiệu lực

Độ hiệu lực nội dung:

Theo tài liệu của Achenbach và Edelbrock (1981), trẻ em trong nhóm lâm sàng nhận đƣợc những điểm số cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0.005) hơn so với nhóm trẻ tƣơng đồng về nhân khẩu khơng có trong nhóm lâm sàng ở 116 mục trên 118 mục vấn đề hành vi (theo phiên bản gốc CBCL/4-18). Hai mục duy nhất có sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê là mục 2. “Bị dị

ứng” và mục 4. “Bị hen suyễn”. Ở tất cả 20 mục trong phần Năng lực xã hội

(Vấn đề Xã hội), trẻ ở nhóm lâm sàng nhận đƣợc điểm số thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0.01), so với nhóm chứng [15].

Độ hiệu lực tiêu chí liên quan

Độ hiệu lực liên quan tiêu chí chỉ mức độ của sự kết hợp giữa thang đo chi tiết, nhƣ là một thang đƣợc cho điểm từ một công cụ của ASEBA, và một tiêu chí bên ngồi cho một đặc tính mà thang đó muốn đo. Achenbach (1981) đã đề cập đến việc tất cả các item của CBCL cho độ tuổi đến trƣờng đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.01) giữa nhóm trẻ lâm sàng và nhóm trẻ bình thƣờng. Kết quả này cung cấp sự hƣớng dẫn cho tác dụng của điểm ranh giới lâm sàng cho nhiều mục đích khác [17].

Độ hiệu lực cấu trúc của những thang đo đƣợc đánh giá bằng nhiều cách, nhƣ là bằng chứng có sự kết hợp có ý nghĩa thống kê với các thang đo chẩn đoán của các cơng cụ khác và với tiêu chí của DSM; bởi sự mơ phỏng đa văn hóa của những hội chứng của ASEBA; bởi những nghiên cứu về gen và sinh học, và bởi nhi khoa với những nghiên cứu có kết quả dài hạn [16].

1.4.2.3. Độ nhạy và độ đặc hiệu

Độ nhạy và độ đặc hiệu của CBCL cũng đƣợc chứng minh qua việc CBCL có khả năng cho ra các kết quả trẻ có vấn đề ở những trẻ sau này đƣợc các bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần với một tỷ lệ khá cao là 0,8 [16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em achenbach – phiên bản việt nam (CBCL v) trên nhóm bệnh nhân002 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)