Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.4. Hệ thống đánh giá dựa trên thực chứng Achenbach (ASEBA)
1.4.3. Sử dụng CBCL trong các nền văn hóa khác
Trong một vài thập kỷ gần đây, bộ công cụ ASEBA đặc biệt là CBCL và YSR ngày càng đƣợc cho là những bộ công cụ đƣợc sử dụng nhiều nhất để sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em và vị thành niên. Mặc dù CBCL đƣợc phát triển tại Mỹ, nhƣng những nghiên cứu về sự so sánh giữa điểm số trung bình của CBCL qua 31 nền văn hóa (Rescorla, 2007, Ivanova, 2007) đã cung cấp những bằng chứng về sự tƣơng đồng ở hầu hết các nền văn
hóa khác nhau về các phƣơng diện cấu trúc nhân tố, sự thống nhất bên trong các tiểu thang, điểm số trung bình các mục và điểm số trung bình các thang (Achenbach, 2008, Rescorla, 2007). Rescorla và cộng sự (Rescorla, 2007) gợi ý rằng tìm kiếm sự tƣơng đồng xuyên suốt rất nhiều nền văn hóa với sự đa dạng của chúng đã hỗ trợ cho tính đa văn hóa mạnh mẽ của CBCL [38, 50].
Các nghiên cứu đa văn hóa qua nhiều nƣớc cũng đã chứng minh độ hiệu lực tiêu chí của CBCL. Khả năng của CBCL phân biệt đƣợc một cách rõ rệt mang ý nghĩa thống kê giữa nhóm trẻ lâm sàng và nhóm trẻ ngồi cộng đồng lần đầu tiên đƣợc chứng minh tại Mỹ (Achenbach, 1991, 2001). Achenbach và Rescorla (Achenbach, 2001, 2007) đã báo cáo điểm số ở các thang hội chứng, thang định hƣớng DSM, vấn đề hƣớng nội, vấn đề hƣớng ngoại và tổng các vấn đề cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm trẻ em lâm sàng so với nhóm trẻ em cộng đồng, sau khi các vấn đề tuổi, giới tính đƣợc kiểm soát trong một mẫu lớn ở Mỹ gồm 2.500 trẻ. Kết quả tƣơng đồng cũng đƣợc tìm thấy ở các nƣớc Châu Âu nhƣ Đan Mạch (Bilenberg, 1999) [26], Phần Lan (Helstela, 2001) [37], Đức (Schmeck, 2001) [52] và Hà Lan (Verhulst, 1985) [57] v.v…
Tại Châu Á - các quốc gia phƣơng Đơng, việc chuẩn hóa và nghiên cứu về CBCL là vơ cùng cần thiết để tìm ra sự khác biệt giữa các nền văn hóa đặc biệt là văn hóa phƣơng Đơng và phƣơng Tây. Nghiên cứu của Leung và cộng sự (2006) là nghiên cứu đầu tiên về khả năng phân biệt của CBCL giữa hai nhóm là nhóm lâm sàng và nhóm cộng đồng tại một mẫu trẻ ở Hồng Kông. Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng rõ rệt về độ tin cậy cũng nhƣ độ hiệu lực tiêu chí của CBCL, YSR và TRF [41]. Và một nghiên cứu mới đây nhất của Rebecca Ang và cs (2012) về “Kiểm tra độ hiệu lực tiêu chí của các mục
và các thang hội chứng của CBCL và TRF trên một mẫu lớn của Singapore”
của từng mục trong bảng hỏi cũng nhƣ các tiểu thang, các vấn đề hƣớng nội, hƣớng ngoại cũng nhƣ điểm trung bình tổng của CBCL và TRF [49].
1.4.4. Thích ứng CBCL ở Việt Nam
Tại Việt Nam, CBCL đã đƣợc dịch và sử dụng rộng rãi từ nhiều năm nay, nhƣng chính thức năm 2009, CBCL mới đƣợc sử dụng để nghiên cứu trong một đề tài của Đặng Hoàng Minh (2009) về thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh ở Hà Nội dƣới sự đồng ý của tác giả, và đến năm 2011, bộ cơng cụ chính thức đƣợc mua bản quyền và chuẩn hóa bởi Đặng Hồng Minh và Trung tâm thông tin hƣớng nghiệp và nghiên cứu ứng dụng tâm lý – Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua nghiên cứu “Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam: thực trạng và các yếu tố nguy cơ” [6].
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng CBCL và YSR – phiên bản tiếng Việt trên một mẫu lớn của Việt Nam với 1320 hộ gia đình có trẻ từ 6-16 tuổi, phân bố tại 10 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền, kinh tế, địa lý của Việt Nam. Cách thức chọn mẫu đảm bảo ngẫu nhiên và đại diện [6]. Nghiên cứu đã cơng bố điểm trung bình của CBCL của trẻ em Việt Nam là 19,12 với độ lệch chuẩn là 16.43, tƣơng đƣơng với điểm trung bình của Trung Quốc và thấp hơn điểm trung bình tổng các vấn đề của quốc tế. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là các tác giả mới chỉ nghiên cứu trên nhóm cộng đồng mà chƣa có số liệu trên nhóm lâm sàng đến từ các bệnh viện, cơ sở y tế hoặc các trung tâm tƣ vấn, can thiệp tâm lý để đối chiếu. Điều này chƣa đảm bảo đƣợc CBCL phiên bản tiếng Việt có thể phân biệt đƣợc một cách rõ rệt có ý nghĩa thống kê điểm trung bình của nhóm cộng đồng và điểm trung bình của nhóm lâm sàng về các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu “Đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em
Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân” sẽ
đƣợc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em mắc hoặc không mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Kết luận chƣơng 1
Sức khỏe tâm thần là một bộ phận không thể thiếu cấu thành nên khái niệm sức khỏe. Trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay, các vấn đề sức khỏe tâm thần đang lĩnh vực không chỉ ở các nƣớc phát triển mà ngay cả ở những nƣớc đang phát triển cũng quan tâm. Chính vì vậy việc sàng lọc tốt các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em và vị thành niên, đặc biệt ngay ở lứa tuổi học đƣờng là một công việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với nền chăm sóc sức khỏe ở mỗi một quốc gia. CBCL là một trong số bộ công cụ ASEBA đƣợc Achenbach nghiên cứu, phát triển và chứng minh có đủ độ tin cậy và độ hiệu lực để đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ sàng lọc hiệu quả nhất đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em tuổi học đƣờng. CBCL đã đƣợc thích nghi và sử dụng rộng rãi trên hơn 80 nƣớc trên thế giới. Năm 2011, CBCL chính thức đƣợc tác giả cho phép thích nghi và sử dụng phiên bản tiếng Việt. CBCL cũng đƣợc rất nhiều nghiên cứu chứng minh là có độ hiệu lực cao trong việc phân biệt đƣợc rõ ràng có ý nghĩa thống kê giữa nhóm trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần với nhóm trẻ khơng mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần. Công cụ hay đƣợc sử dụng để đánh giá, so sánh độ hiệu lực với CBCL là SDQ.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản tiếng Việt.
2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tính điểm Cronbach Alpha cho từng nhóm vấn đề để tính tƣơng quan, nhằm kiểm định độ tin cậy giữa các câu trả lời trong nhóm vấn đề của cả hai bộ công cụ CBCL-V và SDQ.
- Kiểm định độ hiệu lực đồng thời – một trong hai vấn đề của độ hiệu lực tiêu chí liên quan bằng cách so sánh điểm trung bình của CBCL-V với điểm trung bình của SDQ tìm ra mối tƣơng quan giữa điểm số ở hai công cụ. Nếu hệ số tƣơng quan r từ 0,5 trở lên (mức tƣơng quan trung bình) có ý nghĩa thống kê, có thể kết luận rằng bộ cơng cụ CBCL-V có độ hiệu lực đồng thời trong đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam.
- Kiểm định độ hiệu lực phân biệt – một trong hai dạng của độ hiệu lực cấu trúc bằng cách tính tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trên nhóm trẻ đƣợc đƣa đến khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần của thang đo CBCL-V. Nếu tỷ lệ này cao hơn có ý nghĩa thống kê khi tính tƣơng quan với điểm trung bình của CBCL-V trên nhóm chuẩn Việt Nam đƣợc cơng bố trƣớc đó, có thể kết luận thang đo CBCL-V có độ hiệu lực phân biệt trong đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam.
- Kiểm định độ nhạy của CBCL-V bằng cách tính ra số trẻ có điểm trung bình ở cả hai bộ cơng cụ CBCL-V và SDQ sau đó biểu diễn trên biểu đồ ROC so với điểm ranh giới của CBCL-V theo từng nhóm tuổi và giới tính của trẻ.
2.1.3. Mẫu nghiên cứu
2.1.3.1. Địa bàn nghiên cứu
Do hạn chế của đề tài nghiên cứu và nên mẫu nghiên cứu đƣợc xác định tại 3 bệnh viện chuyên khoa tâm thần trên địa bàn Hà Nội. Đó là Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hƣơng. Tuy nhiên, do tính chất và đặc điểm của các địa bàn lấy mẫu nghiên cứu, nên mẫu nghiên cứu cũng có một số những ƣu điểm tích cực. Đó là:
- Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng là cơ sở đầu ngành trong việc tiếp nhận bệnh nhi đến khám và điều trị trên cả nƣớc. Bệnh viện là tuyến Trung ƣơng cao nhất xét về khám và điều trị nội trú, ngoại trú các vấn đề sức khỏe của bệnh Nhi trên tất cả các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chẩn đoán, can thiệp, điều trị. Khoa Tâm bệnh của Bệnh viện là một địa chỉ tin cậy, mỗi ngày tiếp đón, khám, chẩn đốn và điều trị hơn 300 bệnh nhi đến từ khắp nơi của cả nƣớc với rất nhiều mã bệnh khác nhau [62].
- Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai: là một trong những cơ sở đầu ngành về đào tạo và khám, điều trị nội trú, ngoại trú các vấn đề về sức khỏe tâm thần tuyến trung ƣơng của cả nƣớc. Có lợi thế nằm trong Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt là bệnh viện Bạch Mai, Viện Sức khỏe Tâm thần mỗi ngày phục vụ hơn 300 bệnh nhân cả điều trị nội trú và ngoại trú ở mọi lứa tuổi, trong đó có một bộ phận khơng nhỏ là bệnh nhân trẻ em và vị thành niên [61].
- Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hƣơng trực thuộc Sở Y tế Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa chuyên điều trị ngoại trú bệnh nhân có các vấn đề
sức khỏe tâm thần. Ngồi việc là cơ sở khám, chứng nhận và điều trị cho các đối tƣợng thuộc diện chính sách, đúng tuyến, những năm gần đây, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hƣơng cũng thực hiện khám, tƣ vấn và điều trị ngoại trú cho các bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi, đến từ khắp nơi trong cả nƣớc, trong đó cũng có một phần lớn là trẻ em và vị thành niên, nhất là những em trong độ tuổi đến trƣờng [60].
Tuy mẫu nghiên cứu có hạn chế về địa điểm nghiên cứu chỉ thuộc địa bàn Hà Nội, nhƣng do tính chất và đặc điểm của các cơ sở y tế chuyên khoa trên nên mẫu nghiên cứu vẫn có những điểm tích cực riêng, đó là phân bố mẫu rộng, đa dạng về lứa tuổi, về địa điểm cƣ trú và có độ tin cậy cao khi đƣợc giới thiệu bởi các bác sỹ chuyên khoa tâm thần.
2.1.3.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu đƣợc xác định là trẻ em và vị thành niên trong độ tuổi từ 6 tuổi 0 tháng đến 16 tuổi 11 tháng. Những đối tƣợng này đƣợc đƣa đến gặp các bác sỹ chuyên khoa tâm thần hoặc các cán bộ tâm lý làm việc tại các bệnh viện trong địa bàn nghiên cứu, đƣợc các bác sỹ hoặc các cán bộ tâm lý giới thiệu tham gia nghiên cứu.
Nguồn cung cấp thông tin là cha, mẹ, hoặc ngƣời chăm sóc.
Trong khn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành lấy mẫu nghiên cứu tại các địa bàn nghiên cứu trên từ tháng 6 năm 2013 đến hết tháng 12 năm 2013.
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
2.1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích khi chúng tơi sử dụng phƣơng pháp này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Chúng tôi xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài bao gồm các khái niệm về sức khỏe tâm thần, các vấn đề
sức khỏe tâm thần, vấn đề công cụ sàng lọc, vấn đề độ hiệu lực và bộ cơng cụ ASEBA. Chúng tơi thu thập, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài, cũng nhƣ các tác giả trong nƣớc đƣợc đăng tải trên sách, báo, các tạp chí và các website uy tín trên thế giới nhằm mục đích làm rõ các vấn đề liên quan đến đề tài.
2.1.4.2. Phương pháp nghiên cứu trắc nghiệm
Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi sử dụng hai cơng cụ bảng hỏi, đó là:
- Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt dành cho trẻ từ 6 đến 18 tuổi do cha mẹ, ngƣời đại diện hợp pháp hoặc ngƣời chăm sóc tự thuật.
- Bảng hỏi Những điểm mạnh và khó khăn dành cho trẻ từ 6 đến 16 tuổi do cha mẹ, ngƣời dại diện hợp pháp hoặc ngƣời chăm sóc trẻ tự thuật.
2.1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Để trình bày và phân tích số liệu, đề tài sử dụng chƣơng trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trƣờng Window, phiên bản 19.0.
Các thơng số và phép tốn thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài này để phân tích thống kê mơ tả các chỉ số:
- Điểm trung bình cộng (mean).
- Độ lệch chuẩn (standardizied devation): là chỉ số mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu hỏi.
- Phép kiểm định giá trị trung bình so với các biến độc lập: t-test , one- way ANOVA. Đây là những phép thống kê sử dụng độ lệch chuẩn nhằm trả lời câu hỏi giữa hai hay nhiều nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số trung bình của một biến số phụ thuộc hay khơng. T-test cịn đƣợc sử dụng để kiểm định điểm số trung bình của các nhóm hội chứng CBCL và
SDQ trên nhóm bệnh nhân có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với điểm số trung bình của nhóm cộng đồng hay khơng.
- Phép tính tƣơng quan (Correlation): để đánh giá đƣợc độ hiệu lực đồng thời của CBCL-V, chúng tôi sử dụng phép đo tƣơng quan giữa điểm số trung bình của CBCL-V với SDQ, tức là so sánh điểm trung bình của CBCL-V với điểm trung bình của một thang đo đã đƣợc chứng minh là có đủ độ hiệu lực và độ tin cậy để đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam đƣợc khách thể thực hiện tại cùng một thời điểm. Nếu tƣơng quan điểm số trung bình giữa các nhóm hội chứng của CBCL-V với SDQ là tƣơng quan dƣơng tính từ trung bình trở lên có ý nghĩa thống kê, có thể kết luận thang đo CBCL phiên bản Việt có độ hiệu lực đồng thời trong việc đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam.
- Phép tính Cronbach alpha: nhằm tìm hiểu độ tin cậy của các tiểu thang tƣơng quan giữa các câu trả lời trong cùng một nhóm hội chứng. Nếu kết quả thu đƣợc có độ tin cậy từ 0,6 trở lên, các câu hỏi trong thang đo có đủ độ tin cậy để tiếp tục kiểm định độ hiệu lực.
2.1.5. Công cụ nghiên cứu
Các công cụ đƣợc sử dụng trong đề tài này gồm 02 Bảng hỏi chính và 01 Phiếu thơng tin bệnh nhân
2.1.5.1. Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL:
Thang đánh giá CBCL dành cho trẻ từ 6 đến 18 tuổi (CBCL/6-18) là một phiên bản của CBCL/4-18 (Achenbach, 1991; Achenbach & Edelbrock, 1983). Thang này do cha mẹ, ngƣời đại diện cho cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ trong gia đình thực hiện. Cơng cụ này đƣợc thiết kế để ngƣời trả lời có khả năng đọc ít nhất tƣơng đƣơng với học sinh lớp 5 tự hoàn thành. Nếu là ngƣời đại diện cho cha mẹ, ngƣời chăm sóc hoặc các thành viên khác trong gia đình thì những ngƣời này phải có thời gian tiếp xúc tối thiểu với trẻ là sáu tháng [15-16].