Phân bố nơi sống của khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em achenbach – phiên bản việt nam (CBCL v) trên nhóm bệnh nhân002 (Trang 59)

Do nhóm nghiên cứu phân chia nơi sống của khách thể nghiên cứu là từ đô thị loại 3 trở lên đã đƣợc tính là sống tại thành thị, cịn lại đƣợc tính là sống tại nơng thơn, nên chúng ta có thể thấy qua biểu đồ, tỷ lệ nơi sống của mẫu nghiên cứu khá là đông đều giữa nông thôn và thành thị.

Vấn đề trẻ sống cùng ai đƣợc mô tả cụ thể trong biểu đồ dƣới đây:

Biểu đồ 2.7: Người sống cùng trẻ trong gia đình.

Qua biểu đồ trên chúng ta thấy là phần lớn trẻ tham gia nghiên cứu đều sống trong mơi trƣờng có cả bố và mẹ (bố mẹ sống chung) với tỷ lệ là 88%. 9,6 % số trẻ sống trong gia đình thiếu vắng hoặc bố hoặc mẹ. Có một số lý do các khách thể nghiên cứu đã liệt kê bao gồm cha mẹ ly hôn, ly thân sống nơi khác, cha hoặc mẹ đã mất hoặc đi nƣớc ngoài… Ngoài ra cịn một tỷ lệ nhỏ trẻ khơng đƣợc sống cùng bố mẹ thậm chí là hoặc bố hoặc mẹ, đó là các trƣờng hợp bố mẹ ly hơn lập gia đình khác, hoặc cha mẹ trẻ đi làm xa, dài hạn, khiến trẻ phải sống cùng ơng bà hoặc họ hàng. Cịn một phần nhỏ trong trƣờng hợp này là trẻ đến từ các cơ sở chăm sóc tình thƣơng, làng trẻ mồ cơi và các chùa chiền.

Biểu đồ 2.8: Tình trạng hơn nhân bố mẹ của khách thể nghiên cứu

Qua biểu đồ 2.8 chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ cha mẹ trẻ đang có tình trạng hơn nhân và sống chung chiếm hầu hết tỷ lệ tham gia nghiên cứu (89,4%). Tình trạng ly thân hoặc ly hôn chiếm 5,8% và một tỷ lệ nhỏ khác bao gồm cha mẹ mất hoặc trẻ mồ côi chiếm 4,8% trong tổng số 208 khách thể nghiên cứu. Số liệu khá là tƣơng đồng với tỷ lệ trẻ em sống chung với cha mẹ, phản ánh tính nhất qn của thơng tin thu đƣợc.

Về đặc điểm trình độ học vấn của cha mẹ khách thể nghiên cứu, chúng tôi thu đƣợc thông tin nhƣ sau:

Từ biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng, tỷ lệ cha mẹ trẻ em tham gia nghiên cứu đã tốt nghiệp phổ thông chiếm 34,2% đối với bố và 30,9% đối với mẹ, chiếm khoảng 1/3 số lƣợng cha mẹ tham gia điền phiếu trả lời. Trong khi đó, số lƣợng cha mẹ trẻ tham gia điều tra chƣa hồn thành chƣơng trình học phổ thơng chiếm tỷ lệ khoảng ¼ tổng số cha mẹ tham gia nghiên cứu (24,8% đối với bố và 27,5% đối với mẹ). Cịn số cha mẹ có trình độ học vấn cao đẳng, đại học cũng chiếm một tỷ lệ tƣơng đƣơng khoảng 1/3 tổng số cha mẹ tham gia nghiên cứu (32,7% đối với cha và 32,4% đối với mẹ). Còn lại một tỷ lệ nhỏ là trình độ học vấn trung cấp và trình độ học vấn cao trên đại học, cùng chiếm một tỷ lệ tƣơng đối nhỏ.

Kết luận chƣơng 2

Nghiên cứu đã đƣợc thực hiện theo một quy trình đủ độ tin cậy, có tổ chức, đi từ khâu nghiên cứu lý luận để xác lập cơ sở lý thuyết xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho đề tài đến vấn đề thu thập số liệu thông qua hai bảng hỏi để xác lập các vấn đề sức khỏe tâm thần trên nhóm bệnh nhân trẻ em và vị thành niên.

Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phƣơng pháp từ phƣơng pháp phân tích tài liệu, phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi đến phƣơng pháp phân tích thống kê tốn học. Các phƣơng pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu, cho phép những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học, đủ cơ sở cho những kết quả của nghiên cứu này mang tính khách quan và đạt độ tin cậy cao.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả sơ lƣợc về giá trị các thang đo

Trƣớc khi đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam, ngƣời nghiên cứu tiến hành mô tả một số giá trị của các thang đo đƣợc sử dụng trong đề tài nhƣ sau:

3.1.1. Mô tả các giá trị của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân

3.1.1.1. Điểm số trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân

Điểm trung bình của nhóm trẻ từ 6 đến 16 tuổi đến khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa đƣợc mô tả qua biểu đồ dƣới đây:

Bảng 3.1: Giá trị trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân Số trƣờng hợp (n) Điểm trung bình (mean) Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 208 61,41 25,38 11 126

Tổng điểm thô của thang cha mẹ đánh giá CBCL-V là tổng điểm của 118 item có trong thang, mỗi item đƣợc đánh giá theo các mức điểm từ 0 đến 2, tƣơng đƣơng với mức độ xuất hiện các vấn đề của trẻ. Nhìn vào bảng 3.1, chúng ta có thể thấy tổng số khách thể tính đƣợc điểm trung bình là 208, trong đó điểm trung bình của nhóm trẻ 6 đến 16 tuổi đến khám và điều trị tại các cơ sở điều trị chuyên khoa là 61,41, độ lệch chuẩn là 25,38, giá trị nhỏ nhất là 11, giá trị lớn nhất là 126.

Điểm số trung bình của tổng điểm thơ CBCL-V trên nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Bilenberg và cs (1999) khi điểm trung bình CBCL nhóm lâm sàng ở trẻ từ 4 đến 16 tuổi của Đan Mạch là 60,8; và đồng thời cũng cao điểm trung bình CBCL trong nhóm lâm sàng ở trẻ từ 6 đến 17 tuổi là 46,7 (độ lệch chuẩn 24,3) trong nghiên cứu của Baeur và cs tại Na Uy (2010).

3.1.1.2. Tương quan giữa điểm trung bình thang đo CBCL-V với các biến độc lập

Ngƣời nghiên cứu tiến hành kiểm định các yếu tố nhƣ giới tính, nhóm tuổi, địa điểm đến khám hay nơi sống có ảnh hƣởng đến điểm số trung bình của thang đo CBCL-V bằng các phép tính trong thuật tốn thống kê. Kết quả đƣợc trình bày thơng qua bảng sau:

Bảng 3.2: Bảng so sánh điểm trung bình thang đo CBCL-V theo các biến độc lập

Biến so sánh n Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số p Địa điểm nghiên cứu BV Bạch Mai 70 60,34 22,37 0,239 BV Mai Hƣơng 66 65,65 28,63 BV Nhi Trung Ƣơng 72 58,57 24,81 Nhóm tuổi 6-11 tuổi 108 63,70 25,04 0,177 12-16 tuổi 100 58,94 25,64 Giới tính Nam 139 63,94 25,90 0,041 Nữ 69 56,32 23,66

Nơi sống Nông thôn 108 61,29 26,80 0,941

Thành thị 100 61,55 23,89 Trẻ sống cùng ai Cả bố và mẹ 183 61,08 25,34 0,781 Hoặc bố hoặc mẹ 20 62,60 28,08 Khác 5 68,80 16,90 Tình trạng hơn nhân bố mẹ Hơn thú, sống chung 186 61,36 25,52 0,456 Ly thân hoặc ly hôn 12 55,56 21,32 Khác 10 69,30 27,66

Từ số liệu bảng 3.2, chúng ta có thể thấy rằng khơng có sự khác biệt về địa điểm nghiên cứu khi p = 0,239 > 0,05. Các địa điểm nghiên cứu đều là các

cơ sở khám và điều trị thuộc lĩnh vực chun khoa tâm thần và khơng có sự khác biệt giữa điểm trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân giữa các địa điểm nghiên cứu trên. Về nhóm tuổi nghiên cứu, chúng tơi chia tuổi của trẻ thành 2 nhóm tuổi đó là từ 6 đến 11 tuổi và từ 12 đến 16 tuổi. Với hệ số p = 0,177 > 0,05 có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt về điểm số trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân giữa các nhóm tuổi của khách thể nghiên cứu. Nơi sống của trẻ cũng là một biến không ảnh hƣởng đến điểm trung bình thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân với p = 0,941 > 0,05. Tƣơng tự nhƣ vậy việc trẻ đang chung sống cùng với ai, dù là sống cùng bố mẹ hay thiếu vắng một ngƣời hoặc khơng có điều kiện nhƣ thế thì sự khác biệt về điểm số trung bình của CBCL-V trên nhóm bệnh nhân khơng có ý nghĩa thống kê với p = 0,781 > 0,05. Ngồi ra, tình trạng hơn nhân của bố mẹ cũng là yếu tố khơng ảnh hƣởng đến điểm trung bình của CBCL-V trên nhóm bệnh nhân với p = 0,456 > 0,05.

Từ bảng so sánh trên duy nhất chúng ta thấy biến giới tính với nam là 139 trẻ và nữ là 69 trẻ tham gia nghiên cứu là sự khác biệt về điểm trung bình có ý nghĩa thống kê với p = 0,041 < 0,05. Điều này có thể giải thích là do đặc điểm tâm, sinh lý cũng nhƣ những biểu hiện hành vi của trẻ nam có nhiều sự khác biệt so với trẻ nữ. Những biểu hiện của nam trong độ tuổi này thƣờng là những biểu hiện hành vi đƣợc bộc lộ ra bên ngoài đƣợc bố mẹ dễ nhận thấy nhƣ các hành vi tăng động, giam chú ý, các hành vi không tuân thủ theo quy tắc v.v…và đƣa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh; trong khi ở trẻ nữ, các “vấn đề” của trẻ có xu hƣớng bộc lộ bên trong qua các biểu hiện trầm, ít nói v.v…

3.1.1.3. Điểm trung bình các nhóm hội chứng của CBCL-V trên nhóm bệnh nhân

Biểu đồ 3.2: Điểm trung bình các thang hội chứng CBCL-V trên nhóm bệnh nhân.

Từ biểu đồ 3.2, chúng ta có thể thấy điểm trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân đƣợc chia thành 8 tiểu thang và 2 nhóm hội chứng chung là nhóm Hƣớng nội và Hƣớng ngoại. Điểm trung bình của CBCL-V hƣớng nội trên nhóm bệnh nhân là 17,03, cao hơn so với điểm trung bình của CBCL-V hƣớng ngoại là 15,81.

Trong 8 tiểu thang của CBCL-V thì Nhóm Hành vi hung tính có điểm trung bình cao nhất (11,07), tiếp theo là nhóm hội chứng Vấn đề chú ý (điểm trung bình 9,85). Vấn đề xã hội và Lo âu/trầm cảm xếp tiếp theo với điểm trung bình là 7,31. Những tiểu thang có điểm trung bình thấp nhất là Phá vỡ quy tắc (điểm trung bình 4,74) và Than phiền cơ thể ( điểm trung bình 4,44).

Nhƣ vậy là nhóm hành vi hung tính, mang tính chất bạo lực và nhóm vấn đề chú ý kém xuất hiện với tần xuất nhiều nhất. Điều này phản ánh sự lo ngại của các bậc phụ huynh trƣớc những hành vi của con em mang tính bạo lực nhƣ vậy. Hơn nữa, những hành vi này rất dễ gây chú ý và làm ảnh hƣởng đến cha mẹ cũng nhƣ những ngƣời xung quanh. Nhóm vấn đề chú ý có điểm trung

bình cao thứ hai. Đây là những nhóm hành vi rất dễ nhận thấy. Hơn nữa, hiện nay do sự phát triển của xã hội, áp lực của cha mẹ trong việc học hành của con cái ngày càng tăng khiến cho việc quan tâm và tập trung vào những hành vi kém chú ý, tăng vận động của trẻ là điều tất nhiên. Đồng thời do áp lực về học tập của con cái mà cha mẹ sẽ đƣa trẻ đến các cơ sở khám và điều trị chuyên khoa để đƣợc tƣ vấn và chữa trị. Đó cũng là một lý do có thể khiến cho vấn đề chú ý của trẻ có điểm trung bình cao hơn các nhóm khác. Bên cạnh đó thì các vấn đề khác đặc biệt là các vấn đề hƣớng nội, lo âu trầm cảm thƣờng ít đƣợc phát hiện hơn bởi cha mẹ.

3.1.2. Mô tả các giá trị của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân

3.1.2.1. Điểm trung bình tổng khó khăn của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân

Biểu đồ 3.3: Hàm phân phối tổng điểm khó khăn của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân nhóm bệnh nhân

Bảng 3.3: Giá trị trung bình của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân Số trƣờng hợp (n) Điểm trung bình (mean) Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 208 16,72 5,97 4 33

Tổng điểm thơ các vấn đề khó khăn của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân là tổng điểm của 4 nhóm hội chứng gồm các vấn đề hành vi (5 item), các vấn đề tăng động (5 item), các vấn đề tình cảm (5 item) và các vấn đề bạn bè (5 item). Mỗi một item đều có 3 mức độ trả lời từ 0 đến 2 tƣơng ứng với tần xuất xuất hiện của các vấn đề ở trẻ. Trong thang đo SDQ (cha mẹ báo cáo) có một số câu hỏi ngƣợc. Để tính đúng điểm số thực của trẻ, trƣớc khi phân tích số liệu chúng tơi đã tiến hành mã hóa và ghi lại điểm theo đúng yêu cầu của thang đo.

Nhìn vào hàm phân phối điểm tổng khó khăn của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân, chúng ta thấy tổng số ngƣời tham gia nghiên cứu là 208, trong đó điểm trung bình là 16,72, độ lệch chuẩn là 5,97. Giá trị nhỏ nhất là 4 điểm, giá trị lớn nhất là 33 điểm.

3.1.2.2. Tương quan giữa điểm trung bình tổng khó khăn của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân với các biến độc lập

Bảng 3.4: Bảng so sánh điểm trung bình tổng khó khăn của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân theo các biến độc lập

Biến so sánh n Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số p Địa điểm nghiên cứu BV Bạch Mai 70 16,86 5,92 0,969 BV Mai Hƣơng 66 16,68 6,79 BV Nhi Trung Ƣơng 72 16,61 5,24

Biến so sánh n Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số p Địa điểm nghiên cứu BV Bạch Mai 70 16,86 5,92 0,969 BV Mai Hƣơng 66 16,68 6,79 BV Nhi Trung Ƣơng 72 16,61 5,24 Nhóm tuổi 6-11 tuổi 108 17,69 5,94 0,015 12-16 tuổi 100 15,67 5,85 Giới tính Nam 139 17,35 5,91 0,031 Nữ 69 15,45 5,93

Nơi sống Nông thôn 108 16,87 6,22 0,700

Thành thị 100 16,55 5,71 Trẻ sống cùng ai Cả bố và mẹ 183 16,40 5,91 0,121 Hoặc bố hoặc mẹ 20 18,85 6,58 Khác 5 19,60 3,36 Tình trạng hơn nhân bố mẹ Hôn thú, sống chung 186 16,44 5,87 0,046 Ly thân hoặc ly hôn 12 17,25 5,85 Khác 10 21,20 6,71

Từ bảng số liệu 3.4. chúng ta có thể thấy rằng điểm trung bình tổng khó khăn của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi trẻ đƣợc đƣa đến khám ở các địa điểm nghiên cứu là các bệnh viện chuyên khoa tâm thần khác nhau (p = 0,969 > 0,05) cũng nhƣ việc

trẻ đến từ đâu cũng không là yếu tố ảnh hƣởng đến sự khác biệt về điểm trung bình tổng khó khăn của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân (p = 0,700 > 0,05). Những ngƣời trẻ sống cùng, đầy đủ cha mẹ hoặc sống cùng một trong hai ngƣời hay những hình thức khác có vẻ cũng có một sự khác biệt trên mẫu lâm sàng, tuy nhiên chƣa đủ đại diện cho nhóm trẻ Việt Nam với hệ số p = 0,121 > 0,05.

Cũng từ bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng có một sự khác biệt về điểm trung bình tổng khó khăn của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân có ý nghĩa thống kê về nhóm tuổi, về giới tính và về tình trạng hơn nhân của bố mẹ. Điểm trung bình tổng khó khăn của thang DSQ trên nhóm bệnh nhân ở nhóm trẻ 6 đến 11 tuổi đƣợc báo cáo cao hơn điểm trung bình tổng khó khăn của nhóm 12 đến 16 tuổi (17,69, độ lệch chuẩn 5,94 so với 15,67, độ lệch chuẩn 5,85 với p = 0,015 < 0,05). Điểm trung bình tổng khó khăn của SDQ trên nhóm bệnh nhân theo giới tính cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi điểm trung bình của nam là 17,35 độ lệch chuẩn 5,91 so với điểm trung bình của nữ là 15,45, độ lệch chuẩn 5,93 với p = 0,031 < 0,05. Kết quả này tƣơng đồng với nhiều nghiên cứu tƣơng tự đi trƣớc khi kết luận rằng ĐTB của các thang đo có sự khác biệt theo giới tính và nhóm tuổi.

3.1.2.3. Điểm trung bình của các nhóm hội chứng thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân

Các nhóm hội chứng SDQ đƣợc chia thành 5 nhóm trong đó có một nhóm hội chứng đánh giá điểm mạnh là nhóm Xã hội tích cực và bốn nhóm hội chứng cịn lại là đánh giá về khó khăn. Điểm trung bình của từng nhóm hội chứng đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4. Điểm trung bình các nhóm hội chứng thang đo SDQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em achenbach – phiên bản việt nam (CBCL v) trên nhóm bệnh nhân002 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)