Mô tả các giá trị của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em achenbach – phiên bản việt nam (CBCL v) trên nhóm bệnh nhân002 (Trang 63 - 68)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả sơ lƣợc về giá trị các thang đo

3.1.1. Mô tả các giá trị của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân

3.1.1.1. Điểm số trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân

Điểm trung bình của nhóm trẻ từ 6 đến 16 tuổi đến khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa đƣợc mô tả qua biểu đồ dƣới đây:

Bảng 3.1: Giá trị trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân Số trƣờng hợp (n) Điểm trung bình (mean) Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 208 61,41 25,38 11 126

Tổng điểm thô của thang cha mẹ đánh giá CBCL-V là tổng điểm của 118 item có trong thang, mỗi item đƣợc đánh giá theo các mức điểm từ 0 đến 2, tƣơng đƣơng với mức độ xuất hiện các vấn đề của trẻ. Nhìn vào bảng 3.1, chúng ta có thể thấy tổng số khách thể tính đƣợc điểm trung bình là 208, trong đó điểm trung bình của nhóm trẻ 6 đến 16 tuổi đến khám và điều trị tại các cơ sở điều trị chuyên khoa là 61,41, độ lệch chuẩn là 25,38, giá trị nhỏ nhất là 11, giá trị lớn nhất là 126.

Điểm số trung bình của tổng điểm thơ CBCL-V trên nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Bilenberg và cs (1999) khi điểm trung bình CBCL nhóm lâm sàng ở trẻ từ 4 đến 16 tuổi của Đan Mạch là 60,8; và đồng thời cũng cao điểm trung bình CBCL trong nhóm lâm sàng ở trẻ từ 6 đến 17 tuổi là 46,7 (độ lệch chuẩn 24,3) trong nghiên cứu của Baeur và cs tại Na Uy (2010).

3.1.1.2. Tương quan giữa điểm trung bình thang đo CBCL-V với các biến độc lập

Ngƣời nghiên cứu tiến hành kiểm định các yếu tố nhƣ giới tính, nhóm tuổi, địa điểm đến khám hay nơi sống có ảnh hƣởng đến điểm số trung bình của thang đo CBCL-V bằng các phép tính trong thuật tốn thống kê. Kết quả đƣợc trình bày thơng qua bảng sau:

Bảng 3.2: Bảng so sánh điểm trung bình thang đo CBCL-V theo các biến độc lập

Biến so sánh n Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số p Địa điểm nghiên cứu BV Bạch Mai 70 60,34 22,37 0,239 BV Mai Hƣơng 66 65,65 28,63 BV Nhi Trung Ƣơng 72 58,57 24,81 Nhóm tuổi 6-11 tuổi 108 63,70 25,04 0,177 12-16 tuổi 100 58,94 25,64 Giới tính Nam 139 63,94 25,90 0,041 Nữ 69 56,32 23,66

Nơi sống Nông thôn 108 61,29 26,80 0,941

Thành thị 100 61,55 23,89 Trẻ sống cùng ai Cả bố và mẹ 183 61,08 25,34 0,781 Hoặc bố hoặc mẹ 20 62,60 28,08 Khác 5 68,80 16,90 Tình trạng hơn nhân bố mẹ Hơn thú, sống chung 186 61,36 25,52 0,456 Ly thân hoặc ly hôn 12 55,56 21,32 Khác 10 69,30 27,66

Từ số liệu bảng 3.2, chúng ta có thể thấy rằng khơng có sự khác biệt về địa điểm nghiên cứu khi p = 0,239 > 0,05. Các địa điểm nghiên cứu đều là các

cơ sở khám và điều trị thuộc lĩnh vực chun khoa tâm thần và khơng có sự khác biệt giữa điểm trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân giữa các địa điểm nghiên cứu trên. Về nhóm tuổi nghiên cứu, chúng tơi chia tuổi của trẻ thành 2 nhóm tuổi đó là từ 6 đến 11 tuổi và từ 12 đến 16 tuổi. Với hệ số p = 0,177 > 0,05 có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt về điểm số trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân giữa các nhóm tuổi của khách thể nghiên cứu. Nơi sống của trẻ cũng là một biến không ảnh hƣởng đến điểm trung bình thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân với p = 0,941 > 0,05. Tƣơng tự nhƣ vậy việc trẻ đang chung sống cùng với ai, dù là sống cùng bố mẹ hay thiếu vắng một ngƣời hoặc khơng có điều kiện nhƣ thế thì sự khác biệt về điểm số trung bình của CBCL-V trên nhóm bệnh nhân khơng có ý nghĩa thống kê với p = 0,781 > 0,05. Ngồi ra, tình trạng hơn nhân của bố mẹ cũng là yếu tố không ảnh hƣởng đến điểm trung bình của CBCL-V trên nhóm bệnh nhân với p = 0,456 > 0,05.

Từ bảng so sánh trên duy nhất chúng ta thấy biến giới tính với nam là 139 trẻ và nữ là 69 trẻ tham gia nghiên cứu là sự khác biệt về điểm trung bình có ý nghĩa thống kê với p = 0,041 < 0,05. Điều này có thể giải thích là do đặc điểm tâm, sinh lý cũng nhƣ những biểu hiện hành vi của trẻ nam có nhiều sự khác biệt so với trẻ nữ. Những biểu hiện của nam trong độ tuổi này thƣờng là những biểu hiện hành vi đƣợc bộc lộ ra bên ngoài đƣợc bố mẹ dễ nhận thấy nhƣ các hành vi tăng động, giam chú ý, các hành vi không tuân thủ theo quy tắc v.v…và đƣa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh; trong khi ở trẻ nữ, các “vấn đề” của trẻ có xu hƣớng bộc lộ bên trong qua các biểu hiện trầm, ít nói v.v…

3.1.1.3. Điểm trung bình các nhóm hội chứng của CBCL-V trên nhóm bệnh nhân

Biểu đồ 3.2: Điểm trung bình các thang hội chứng CBCL-V trên nhóm bệnh nhân.

Từ biểu đồ 3.2, chúng ta có thể thấy điểm trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân đƣợc chia thành 8 tiểu thang và 2 nhóm hội chứng chung là nhóm Hƣớng nội và Hƣớng ngoại. Điểm trung bình của CBCL-V hƣớng nội trên nhóm bệnh nhân là 17,03, cao hơn so với điểm trung bình của CBCL-V hƣớng ngoại là 15,81.

Trong 8 tiểu thang của CBCL-V thì Nhóm Hành vi hung tính có điểm trung bình cao nhất (11,07), tiếp theo là nhóm hội chứng Vấn đề chú ý (điểm trung bình 9,85). Vấn đề xã hội và Lo âu/trầm cảm xếp tiếp theo với điểm trung bình là 7,31. Những tiểu thang có điểm trung bình thấp nhất là Phá vỡ quy tắc (điểm trung bình 4,74) và Than phiền cơ thể ( điểm trung bình 4,44).

Nhƣ vậy là nhóm hành vi hung tính, mang tính chất bạo lực và nhóm vấn đề chú ý kém xuất hiện với tần xuất nhiều nhất. Điều này phản ánh sự lo ngại của các bậc phụ huynh trƣớc những hành vi của con em mang tính bạo lực nhƣ vậy. Hơn nữa, những hành vi này rất dễ gây chú ý và làm ảnh hƣởng đến cha mẹ cũng nhƣ những ngƣời xung quanh. Nhóm vấn đề chú ý có điểm trung

bình cao thứ hai. Đây là những nhóm hành vi rất dễ nhận thấy. Hơn nữa, hiện nay do sự phát triển của xã hội, áp lực của cha mẹ trong việc học hành của con cái ngày càng tăng khiến cho việc quan tâm và tập trung vào những hành vi kém chú ý, tăng vận động của trẻ là điều tất nhiên. Đồng thời do áp lực về học tập của con cái mà cha mẹ sẽ đƣa trẻ đến các cơ sở khám và điều trị chuyên khoa để đƣợc tƣ vấn và chữa trị. Đó cũng là một lý do có thể khiến cho vấn đề chú ý của trẻ có điểm trung bình cao hơn các nhóm khác. Bên cạnh đó thì các vấn đề khác đặc biệt là các vấn đề hƣớng nội, lo âu trầm cảm thƣờng ít đƣợc phát hiện hơn bởi cha mẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em achenbach – phiên bản việt nam (CBCL v) trên nhóm bệnh nhân002 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)