Chuẩn đoán đọc trực tiếp

Một phần của tài liệu Đề tài “Thành lập bình đồ ảnh vùng đồi núi và công tác đoán đọc điều vẽ ’’ doc (Trang 40 - 44)

1.2 .Cơ sở sinh lý của cơng tác đốn đọc điều vẽ

2. Các chuẩn đoán đọc

2.1. Chuẩn đoán đọc trực tiếp

Các đặc tính của địa vật được truyền trực tiếp nên trên ảnh và mắt người cảm thụ trực tiếp gọi là chuẩn đoán đọc trực tiếp. Chúng bao gồm : hình dạng

kích thước, nền màu, mà sắc và bóng địa vật.

a, Chuẩn hình dáng.

Đây là chuẩn đốn đọc trực tiếp cơ bản. Theo chuẩn này ta xác định được sự có mặt của địa vật và tính chất của địa vật đó. Việc quan sát bằng mắt của người đoán đọc điều vẽ trứoc tiên sẽ phát hiện ra chính diện mạo của địa vật có trên ảnh .

Trên ảnh bằng các địa vật được biểu thị bằng hình dáng như trên bản đồ, tức là giữ nguyên tính đồng dạng với địa vật nhưng với kích thước nhỏ hơn phụ thuộc vào tỉ lệ ảnh. ở tâm ảnh, tính đồng dạng được bảo tồn, cịn ở rìa ảnh, các địa vật cao như ống khói nhà máy, nhà cao tầng được chụp lên trên ảnh với độ biến dạng có chiều hướng vào tâm ảnh.

Có hai loại hình dạng xác định và hình dạng khơng xác định, hình dạng xác định là chuẩn đoán đọc điều vẽ tin cậy các mục tiêu nhân tạo, vì chúng thường có ảnh với hình dạng hình học xác định. Còn các địa vật tự nhiên ( cánh đồng cỏ, khu rừng) thường có hình dạng khơng xác định thường là chuẩn đốn đọc điều vẽ ảnh khơng tin cậy.

Ngoài ra, người ta cịn chia ra hình vết, hình tuyến , hình khối hình phẳng . Hình tuyến có ý nghĩa rất quan trọng khi đốn đọc điều vẽ các địa vật hình tuyến như các yếu tố giao thơng, thủy lợi vì người ta có thể nhìn thấy chúng ngay cả trên ảnh tỉ lệ nhỏ ở giai đoạn 2 của thụ cảm vị giác. Đặc điểm của hình tuyến thường là chuẩn đốn đọc điều vẽ quan trọng.

Ví dụ ,theo đặc điểm của đường cong ta có thể phân biệt được đường sắt với đường bộ. Dưới kính lập thể, ta có thể phân biệt được các địa vật bằng phẳng và địa vật khối. Dạng không gian của địa vật là chuẩn đoán đọc tốt để nhận biết các mục tiêu nhân tạo và các mục tiêu tự nhiên.

b.Kích thước :

Kích thước hình ảnh cũng là chuẩn đốn đọc trực tiếp ,song ít chắc chắn hơn chuẩn hình dáng . Kích thước ảnh địa vật trên ảnh phụ thuộc vào tỷ lệ ảnh.

Có thể xác định kích thước thực tế của địa vật theo tỷ lệ ảnh hay bằng cách so sánh kích thước hình ảnh của địa vật khác đã biết theo cơng thức :

' ' l l L L trong đó :

L–Chiều dài của địa vật cần được xác định ngoài thực địa (m). l - Chiều dài ảnh địa vật cần xác định ở trên ảnh (mm).

L’ –Chiều dài của ảnh địa vật dã biết ngoài thực địa (m). l’ –Chiều dài của ảnh địa vật đã biết trên ảnh (mm).

Theo chuẩn kích thước, người ta biết được một số tính chất đặc trưng của địa vật bằng cách gián tiếp, ví dụ ,theo kích thước của cầu người ta có thể biết được trọng tải của cầu. Chuẩn kích thước dùng để đốn đọc vẽ các địa vật cùng hình dạng.

c. Nền ảnh:

Nền ảnh là độ hố đen của phim chụp ở chỗ tương ứng của ảnh địa vật và sau này là độ đen trên ảnh. Độ đen là hàm logarit độ sáng của bề mặt địa vật được chụp ảnh. Cường độ khác nhau của tia sáng phản xạ từ vật chụp chiếu lên vật liệu ảnh sẽ làm hoá đen lớp nhũ ảnh ở các mức độ khác nhau. Nền ảnh của địa vật được chụp lên ảnh chủ yếu phụ thuộc vào:

- Khả năng phản xạ của địa vật : vật càng trắng thì khả năng phản xạ tia sáng càng lớn do đó ảnh của nó nhận được càng sáng.

- Cấu trúc của bề ngoài địa vật : bề mặt địa vật càng nóng, càng phẳng thì ảnh của nó nhận được càng sáng. Ví dụ cánh đồng đã cày sẽ có nền màu thẫm hơn cánh đồng chuẩn bị cày, mặc dù màu của chúng trên thực địa hầu như giống nhau.

- Độ nhạy của nhũ ảnh trên các vật liệu ảnh khác nhau sẽ tạo ra nền ảnh khác nhau ngay cả đối với cùng đối tựơng chụp.

thẫm hơn . Ví dụ ảnh của bãi cát ẩm sẽ có nền ảnh thậm hơn ảnh của bãi cát khô.

Bằng kinh nghiệm người ta đã xác định được mắt người có khả năng phân biệt được 25 bậc nền màu sám. Để đánh giá số lượng nền màu khi đoán đọc điều vẽ chỉ cần thang 7 độ nền màu là đủ.

d, Chuẩn bóng

Trong ảnh của bóng địa vật trên ảnh là chuẩn đốn đọc ngược, đơi khi chỉ có bóng mới cho phép ta xác định tính chất của địa vật. Đơi khi bóng gây ảnh hưởng xấu cho việc đốn đọc điều vẽ vì bóng làm che lấp các địa vật lân cận .

Có 2 loại bóng : Bóng bản thân và bóng đổ.

Bóng bản thân là bóng nằm ngay tại chính bản thân địa vật đó, tức là phía địa phận khơng được chiếu sáng. Bóng bản thân làm nổi bật tính khơng gian của địa vật. Nếu mặt địa vật gẫy góc ( các khối nhà , kho xăng) thì giữa phần sáng và phần tối trên ảnh có ranh giới rõ ràng .

Bóng đổ là bóng do địa vật hắt xuống mặt đất hoặc hắt xuống địa vật khác. Bóng đổ có hình dạng quen thuộc của địa vật. Cột ăng ten, ống khói, cột tiêu Trắc địa ,cây cối thường được đoán đọc rất tốt nhờ bóng đổ của chúng. Vì bóng đổ được tạo ra từ tia chiếu nghiêng nên giữa hình dáng của bóng đổ và hình dáng của địa vật nhìn bên cạnh khơng hồn tồn đồng dạng.

Địa hình cũng ảnh hưởng đến chiều dài của bóng ,nó sẽ làm cho bóng dài ra hay ngắn lại phụ thuộc vào hướng dốc của địa hình.

Độ tương phản giữa bóng đổ và nền có thể lớn hơn độ tương phản của địa vật và nền.

Ví dụ: Cây độc lập trên cánh đồng cỏ ,nhà lợp xi măng trên nền cát khơ. Trong những trường hợp này, bóng có thể là chuẩn đốn đọc điều vẽ duy nhất. Trong nhiều trường hợp việc xác định chiều cao của địa vật theo bóng của nó nhanh hơn đo lập thể. Khi đó chiều cao h của địa vật xác định theo cơng thức :

h = L.tg trong đó: L = l. ma

ma:là mẫu số tỷ lệ bản đồ. l :là chiều dài bóng trên ảnh.

: là góc hợp bởi tia mặt trời và mặt phẳng nằm ngang ( độ cao của mặt trời ở thời điểm chụp ảnh ).

Một phần của tài liệu Đề tài “Thành lập bình đồ ảnh vùng đồi núi và công tác đoán đọc điều vẽ ’’ doc (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)