Điều vẽ hệ thống giao thông

Một phần của tài liệu Đề tài “Thành lập bình đồ ảnh vùng đồi núi và công tác đoán đọc điều vẽ ’’ doc (Trang 58 - 59)

1.2 .Cơ sở sinh lý của cơng tác đốn đọc điều vẽ

4.3.Điều vẽ hệ thống giao thông

4- Nội dung cơng tác đốn đọc điều vẽ

4.3.Điều vẽ hệ thống giao thông

Khi điều vẽ hệ thống giao thông ta sử dụng chuẩn hình dáng, kích thước và chuẩn nền ảnh. Thể hiện các cấp đường đều phải vẽ đúng vị trí trung tâm đường xá ở thực địa. Những chỗ đường giao nhau của các cấp đường vẽ thông suốt. Riêng đường ơtơ, đường đất lớn qua khu phố thì ngắt lại hai đầu. Nếu gặp cầu phà bến lội các cấp đường đều phải ngắt lại ở hai đầu cách ký hiệu đó là 0,3mm. Trường hợp các cấp đường gặp sông mà khơng có cầu thì ta thể hiện phà hay bến lội tuỳ tình hình cụ thể.

+ Đường sắt: Ta thể hiện đúng trung tâm của đường ray ở thực địa. Các đốt đen đốt trắng của ký hiệu nhất trí giữa các ảnh tiếp giáp nhau. Đường sắt qua khu dân cư được biểu thị thông suốt, nhà cửa và các địa vật khác đều chạm vào đường sắt phải thu nhỏ lại kích thước và xê dịch vị trí thoả đáng.

Đối với nhà trạm gác đường, kiểm tra tầu có thể vẽ tiếp giáp với mép đường nhưng phải đúng vị trí. Nếu hai tuyến đường sắt giao nhau thì các mép đường phải vẽ tiếp nhau, bố trí cấp đen trắng ở chỗ giao nhau. Trường hợp hệ thống sơng ngịi song song với nhau khơng đủ thể hiện thì xê dịch sơng ngịi. Đặc biệt chú ý đường rẽ vào sân ga nhà xung quanh ga phải biểu thị theo tình hình thực tế. Và ghi chú đúng tên của các thiết bị hỗ trợ cho ga và tầu.

+ Đường ôtô: Mặt đường chủ yếu dải nhựa hoặc đá dăm, khi biểu thị phải vẽ đúng vị trí trung tâm nền đường ở thực địa. Khi qua vùng dân cư phải vẽ thông suốt nhưng khi gặp đường phố thì phải ngắt lại ở hai đầu cách 0,3mm. Nếu đường ôtô song song với đường sắt khơng đủ biểu thị thì đường nào thấp hơn phải thu nhỏ hoặc xê dịch, cịn đường ơtơ song song với sơng lớn thì phải thu nhỏ kích thước vị trí và xê dịch đường ơtơ.

+ Đường đất: Là những con đường lớn chủ yếu ở nông thôn nối giữa các làng và các đường lớn. Đường đất nhỏ là các đường trong thôn xã, đường nối bên sông, đường nối ruộng tuỳ thuộc vào mức độ bản đồ để lấy hoặc bỏ.

+ Đường mòn: Là các đường chủ yếu do con người và động vật đi lại nhiều mà thành như: đường ra đồng, ra bãi, vào rừng, xuống suối ... tuỳ vào mật độ mà lấy hoặc bỏ.

+ Cầu: là phương tiện đảm bảo cho giao thông được xuyên suốt bao gồm: cầu gỗ, sắt, phao, bê tông. Các ký hiệu cầu phải vẽ đúng vị trí phải chú thích trọng tải cầu chiều dài rộng.

+ Phà: là phương tiện bắc qua sông cho người và xe cộ đi lại trong mỗi chuyến. Ký hiệu bố trí giữa dịng sơng có ghi chú trọng tải tên phà( nếu có).

Một phần của tài liệu Đề tài “Thành lập bình đồ ảnh vùng đồi núi và công tác đoán đọc điều vẽ ’’ doc (Trang 58 - 59)