THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
- Áp dụng các biện pháp đã đề xuất vào dạy học các thao tác lập luận cho học sinh lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua việc tăng cường thực hành qua hệ thống bài tập, vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
- Khẳng định tính khả thi của đề tài, khả năng ứng dụng vào thực tiễn dạy học các thao tác lập luận nói riêng và dạy học Làm văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THPT nói chung.
- Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm (TN), thăm dò ý kiến của HS và các GV khác để tiếp tục hoàn chỉnh, mở rộng những phương pháp trong dạy học phát triển năng lực.
3.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm
Do điều kiện thời gian và nhiều nguyên nhân khách quan nên chúng tôi không thể tiến hành thực nghiệm rộng rãi trên nhiều địa phương với nhiều đối tượng HS ở các môi trường, điều kiện học tập khác nhau. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở hai trường THPT ở địa phương (huyện Đan Phượng – Hà Nội). Đối với mỗi trường chúng tôi chọn hai lớp có trình độ tương đương: một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm.
Bảng 3.1. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khi thực nghiệm.
STT Trường/GV Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
1 THPT Đan Phượng
(GV Phạm Thị Vân) 11A1 42 11A10 44
2 THPT Tân Lập
HS được chúng tôi lựa chọn để tiến hành thực nghiệm là hai lớp khối 11 (ban cơ bản) của hai trường. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở cả HS có học lực khá, giỏi và HS có học lực trung bình.
Về phía GV, để đảm bảo tính khách quan cho cả q trình thực nghiệm cũng như việc đánh giá chính xác kết quả thực nghiệm, chúng tơi lựa chọn GV thực nghiệm là người có ý thức nghề nghiệp tốt, tinh thần trách nhiệm cao và tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm Ngữ văn hệ chính quy hiện đang cơng tác tại trường THPT được chúng tôi lựa chọn thực nghiệm.
GV tham gia thực nghiệm bao gồm: 1. Cô Phạm Thị Vân.
2. Cô Đặng Phương Lan.
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm
- Địa bàn tổ chức thực nghiệm: + Trường THPT Tân Lập – Hà Nội + Trường THPT Đan Phượng – Hà Nội
- Thời gian thực nghiệm: học kì I, năm học 2019-2020
3.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm
3.3.1. Nội dung thực nghiệm
Do sự hạn hẹp về điều kiện thời gian, chúng tôi không thể triển khai thực nghiệm tất cả 4 thao tác lập luận trong chương trình Ngữ văn THPT; vậy nên chúng tôi chỉ tiến hành dạy thực nghiệm hai tiết bài “Thao tác lập luận phân tích” và “Luyện tập thao tác lập luận phân tích” theo định hướng phát triển năng lực ngơn ngữ .
Từ mục tiêu, nội dung bài học chúng tôi đã thiết kế bài giảng theo định hướng ba phần:
+ Phần I: Thao tác lập luận phân tích. + Phần II: Cách phân tích.
Sau khi dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành so sánh giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng để bước đầu đánh giá hiệu quả và tính khả thi của việc dạy học bài “Thao tác lập luận phân tích” theo định hướng phát triển năng lực của HS. Căn cứ dựa trên trên kết quả chúng tôi kiểm tra và khảo sát HS sau giờ dạy.
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm
- Bước 1: Lựa chọn lớp thực nghiệm, lớp đối chứng.
- Bước 2: Chọn bài thực nghiệm: Bài Thao tác lập luận phân tích và Luyện tập thao tác lập luận phân tích.
- Bước 3: GV tiến hành trao đổi.
+ Đối với lớp thực nghiệm: GV sử dụng PPDH theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ.
+ Đối với lớp đối chứng: GV sử dụng PPDH truyền thống, không sử dụng PPDH theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ mà chúng tôi đang nghiên cứu.
- Bước 4: Tiến hành dạy bài ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. - Bước 5: Kiểm tra và chấm điểm.
- Bước 6: Xử lý số liệu, phân loại kết quả học tập.
- Bước 7: Phát phiếu khảo sát về tính hiệu quả của dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS và xử lý số liệu.
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm