Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các thao tác lập luận cho học sinh lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ (Trang 99 - 127)

3.3.1 .Bài giảng thao tác lập luận phân tích

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau khi tổ chức thực nghiệm, chúng tôi sơ bộ đánh giá kết quả thực nghiệm như sau:

Khơng khí giờ học sơi nổi, nghiêm túc, học sinh có hứng thú trong việc chiếm lĩnh tri thức.

Nhìn chung, học sinh tiếp nhận tương đối đầy đủ về các vấn đề tri thức, biết vận dụng các thao tác lập luận vào bài tập luyện tập. Trong quá trình làm bài tập học sinh rất hứng thú khi nhận ra mối quan hệ tương giữa thao tác lập luận. Trong các giờ luyện tập mối quan hệ giữa các nhân và tập thể cũng được tăng cường. Việc chuẩn bị cùng một chủ đề, làm việc theo nhóm, thảo luận giúp các em có điều kiện hỗ trợ nhau về mặt nhận thức, bổ sung kiến thức. Bên cạnh đó, giáo viên cịn có điều kiện lắng nghe ý kiến của các em. Chính nhờ điều đó mà các giáo viên có thể trình bày hoặc bổ sung kịp thời các tri thức cụ thể, định hướng các em thực hiện trúng, đúng yêu cầu. Việc làm này sẽ giúp học sinh điều chỉnh những thiếu sót trong nhận thức của bản thân các em.

Trong thời gian này chúng tơi cịn tham gia dự giờ một số lớp không thực nghiệm và thấy rằng: giáo viên bám sát vào các bài tập có trong sách giáo khoa, trong tiết luyện tập chủ yếu là hoạt động chữa bài tập và yêu cầu cụ thể thì giao cho học sinh về nhà làm. Như vậy, giờ luyện tập trở nên vừa khó, vừa khơ khan. Học sinh khơng hào hứng phát biểu, gặp nhiều lúng túng, khó khăn khi làm bài tập. Khi tham khảo giáo án của giáo viên thì thấy nội dung sơ sài, hoạt động dạy học không được triển khai một cách rõ ràng, khơng có điểm nhấn để tạo ra một sự mới lạ, giờ dạy luyện tập nhưng giải lại các bài tập lại nặng về củng cố, khắc sâu lý thuyết, không chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng vận dụng, sáng tạo cho học sinh. Có lẽ vì vậy mà giờ học không thu hút được học sinh tham gia.

- Về định lượng: Căn cứ vào khả năng giải quyết các bài tập của học sinh trong

giờ luyện tập vận dụng các thao tác lập luận chúng tôi định lượng như sau:

Nhìn chung các em học sinh đã nắm được nội dung cơ bản nhất về thao tác lập luận. Các em vận dụng được các thao tác này trong những bài tập cụ thể của các thao tác như viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận và sự kết hợp của các thao tác, hơn thế HS còn xác định được thao tác nào đóng vai trị chủ yếu, thao tác nào đóng vai trị hỗ trợ trong đoạn (bài) văn nghị luận.

Tuy vậy, không phải học sinh nào cũng biết vận dụng nhuần nhuyễn, có em kết hợp các thao tác lập luận cịn khiên cưỡng, có em chỉ triển khai luận điểm một cách chung chung, không cụ thể. Đó là sự hạn chế thời gian trong tiết luyện tập và nhận thức, khả năng của học sinh không đồng đều nên việc vận dụng là không như nhau.

Hơn nữa, do thời gian có hạn nên chúng tôi đã mượn bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để xem xét, đánh giá. Qua các bài kiểm tra ấy, chúng tôi nhận thấy:

Đại đa số các em học sinh nhận thức được vai trò của thao tác lập luận trong văn nghị luận và vận dụng chúng vào việc triển khai luận điểm. Tuy nhiên việc vận dụng ấy có mức độ khác nhau. Có một vài trường hợp rất tinh ý khi biết chọn thao tác lập luận nào là chính khi triển khai luận điểm, biết hướng thao tác lập luận theo mục đích nghị luận và bám sát vào luận điểm. Nhưng cũng nhiều trường hợp học sinh tỏ ra lúng túng, áp đặt khi vận dụng các thao tác này.

Bảng 3.6. Đối chiếu giá trị điểm trung bình hai lần kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN của trường THPT Đan Phượng.

Điểm trung bình kiểm tra lần 1 Điểm trung bình kiểm tra lần 2 Lớp đối chứng 6,0 6,2 Lớp thực nghiệm 6,6 6,9

Biểu đồ 3.1. So sánh giá trị điểm trung bình hai lần kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN củ trường THPT Đan Phượng.

a

Bảng 3.7. Đối chiếu giá trị điểm trung bình hai lần kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN của trường THPT Tân Lập.

Điểm trung bình kiểm tra lần 1 Điểm trung bình kiểm tra lần 2 Lớp đối chứng 5,9 6,0 Lớp thực nghiệm 6,5 6,7

Biểu đồ 3.2. So sánh giá trị điểm trung bình hai lần kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN của trường THPT Tân Lập.

5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 7

Điểm trung bình lần 1 Điểm trung bình lần 2

Dựa vào giá trị điểm trung bình kiểm tra và hình ảnh, số liệu thể hiện trên biểu đồ, chúng ta chứng minh được tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Các bài tập trong đề bài kiểm tra đáp ứng yêu cầu dạy học các thao tác lập luận định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ. Cách ra đề văn nghị luận có sự đổi mới, thiết kế theo hướng mở tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng các thao tác lập luận, phát huy được vốn hiểu biết, vốn ngôn ngữ và tư duy vận dụng, sáng tạo ngôn ngữ của HS.

Kết quả hai lần kiểm tra cho thấy lớp TN đạt chất lượng tốt hơn so với lớp ĐC. Như vậy, chứng tỏ ở lớp ĐC với lối dạy truyền thống, mặc dù có cung cấp được đủ những nội dung của thao tác lập luận nhưng chủ yếu vẫn là sự truyền tải nội dung kiến thức một chiều từ GV đến HS; HS chưa chủ động động tạo lập văn bản; chưa biết cách lập luận khoa học và lô gic, nghị luận kiểu bài nào cũng chủ yếu chỉ dùng thao tác phân tích. Ngược lại ở lớp TN, GV áp dụng các biện pháp dạy học các thao tác lập luận theo định hướng phát triển năng lực ngơn ngữ thì HS tự tin tiến hành tạo lập văn bản nghị luận khả quan hơn, có kĩ năng lập luận hơn và làm bài kiểm tra tốt hơn.

5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Tóm lại, khi tổ chức thực nghiệm, chúng tơi thấy nếu có thêm thời gian cho nội dung này thì việc sử dụng bài tập, các phương pháp và kĩ thuật dạy học các thao tác lập luận theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ để rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận sẽ mang lại hiệu quả hơn. Sự hạn chế về thời gian luyện tập đã phản ánh qua kết quả của các bài kiểm tra trong các lớp thực nghiệm, trong đó có một số bài chưa đạt yêu cầu.

Tiểu kết chƣơng 3

Ở chương 3 chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm dạy học các thao tác lập luận theo định hướng phát triển năng lực ngơn ngữ. Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc thực nghiệm chưa được tiến hành với số lượng bài học và HS đa dạng, chưa đủ chắc chắn để khẳng định thành công của đề tài. Song với những kết quả đạt được bước đầu chúng tơi có thể đánh giá:

- Việc dạy học các thao tác lập luận cho học sinh lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực ngơn ngữ đã góp phần nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận của HS. HS đã nhận thấy tầm quan trọng của việc áp dụng các thao tác lập luận trong làm văn nghị luận, bước đầu đã khắc phục được lối viết văn nghị luận lan man, suy diễn, không thuyết phục và sử dụng không đúng phong cách ngôn ngữ trong làm văn. Ở một số HS có năng khiếu văn học và tư duy ngôn ngữ nổi trội, các em đã mạnh dạn vận dụng kết hợp linh hoạt các thao tác lập luận và sáng tạo ngơn ngữ trong q trình tạo lập các kiểu bài văn nghị luận.

- Để giờ học các thao tác lập luận đạt hiệu quả, GV cần đầu tư thời gian, tham khảo tài liệu để chuẩn bị giáo án một cách chu đáo, thiết kế được những hoạt động dạy học tích cực để khuyến khích HS tích cực tham gia, phát huy được những năng lực vốn có của HS. Khi đánh giá HS, GV cần hướng đến phát triển trí tuệ, óc sáng tạo của HS. GV khuyến khích HS tìm tịi mở rộng những bài văn nghị luận hay, tăng cường việc tự học như đọc tài liệu tham khảo, tích lũy vốn từ, tự viết văn về chủ đề u thích…Từ đó, HS sẽ vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống trong hoạt động giao tiếp một cách linh hoạt và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Đề tài đã thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, cụ thể như sau:

- Đề tài đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận dạy học các thao tác lập luận theo định hướng phát triển năng lực ngơn ngữ.

- Tìm hiểu thực trạng dạy học cụm bài về các thao tác lập luậncho HS lớp 11 thông qua tiến hành điều tra và đánh giá thực trạng.

- Đề xuất những biện pháp nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 11 qua dạy học cụm bài về các thao tác lập luận nhằm, đáp ứng việc đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và phát triển năng lực ở HS.

- Tiến hành thực nghiệm thông qua việc thiết kế giáo án bài “Thao tác lập luận phân tích” theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS. Sau đó xử lí, phân tích kết quả thu được và cuối cùng đưa ra được đánh giá nhận xét chung với kết quả khả quan.

Thông qua thực tế dạy học và kết quả thực nghiệm về việc dạy học các thao tác lập luận cho HS lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ, chúng tôi rút ra được kết luận như sau:

Thứ nhất, đứng trước thực trạng dạy và học bộ mơn Ngữ văn nói chung và cụm bài về các thao tác lập luận nói riêng cịn nhiều bất cập như hiện nay thì việc dạy học Làm văn theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực trạng đó, luận văn muốn tìm ra các biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ của HS để khơi dậy niềm yêu thích, đam mê cũng như tăng cường khả năng tiếp thu và vận dụng vào quá trình tạo lập văn bản của các em khi học các tiết Làm văn. Luận văn khẳng định cụm bài về các thao tác lập luận rất thuận lợi cho việc tổ chức các biện pháp phát triển năng lực ngơn ngữ cho HS. Mỗi TTLL có những đặc trưng và

cách vận dụng riêng, hiểu rõ và phân biệt được cách vận dụng từng thao tác HS mới có khả năng vận dụng và sáng tạo ngơn ngữ phù hợp với với từng kiểu bài văn nghị luận.

Thứ hai, việc dạy học cụm bài về các thao tác lập luận cho HS lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữđã đem lại hiệu quả nhất định. Vận dụng các PPDH tích cực và tăng cường thực hành qua các dạng bài tập về các thao tác lập luận làm cho học sinh thực sự thích thú, sơi nổi trong tiết học. Không chỉ vậy, các em đã biết chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát huy được những năng lực ngơn ngữ vốn có của bản thân, có thêm được sự tự tin để khẳng định kĩ năng giao tiếp của bản thân.

Thứ ba, muốn phát triển năng lực ngôn ngữ của HS thì GV là người đóng vai trị quan trọng nhất. GV phải thay đổi tư duy để hiểu rõ được bản chất của việc dạy học Làm văn theo định hướng phát triển năng lực, GV phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, bắt kịp với xu thế dạy học hiện nay. Có như vậy chất lượng giáo dục mới được nâng cao và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Song do thời gian và trình độ của bản thân cịn hạn chế, bởi vậy chúng tôi rất mong nhận được những lời góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Nguyễn Trí (2001), Làm văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Phạm Kiều Anh (2013), Rèn luyện các thao tác lập luận trong dạy học làm văn nghị luận ở trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học,

Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Bài tập Ngữ văn 11 tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Bài tập Ngữ văn 11 tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Bài tập Ngữ văn 11( nâng cao) tập 1,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Bài tập Ngữ văn 11( nâng cao) tập 2,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn mới, ban hành kèm theo thông tư số 32.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng – chương trình tổng thể, ban hành kèm theo thông tư số 32.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dự án Việt Bỉ, Dạy và học tích cực-Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11 tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11 tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11(nâng cao) tập1, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11(nâng cao) tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1, Nxb

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 2, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 11(nâng cao) tập

1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 11(nâng cao) tập

2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiếm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT, Hà Nội.

19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ Văn.

20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK Lớp 11 THPT mơn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Ban (1999), Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

22. Đình Cao, Lê A (1991), Làm văn (tập 1), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 23. Nguyễn Quang Cương (2011), Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực

văn học cho học sinh phổ thông trước yêu cầu đổi mới, Tạp chí Giáo dục,

266(2), tr.30 – 33.

24. Trần Thanh Đạm (chủ biên) (2001), Làm văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 26. Sái Cơng Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hồng Hà, Lê Đức Ngọc (2017),

Giáo trình kiểm tra đánh giá trong dạy học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà

Nội.

27. Phan Trọng Luận (2008), Phương pháp dạy học Văn tập 1,2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

28. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

29. Trần Thị Hiền Lương (2015), Thiết kế chuẩn học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 114, trang

6-7, 54.

30. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (1993), Muốn viết

được bài văn hay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Bernd Meier-Nguyễn Văn Cường (2011), Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở

đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

32. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong (2000), Luyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các thao tác lập luận cho học sinh lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ (Trang 99 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)