Thiết kế và sử dụng HLĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện tại viện đại học mở hà nội (Trang 29 - 32)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

1.3.4. Thiết kế và sử dụng HLĐT

Việc thiết kế một HLĐT đòi hỏi kết hợp giữa ba chuyên gia :

1/ Giáo viên bộ môn đảm nhiệm nội dung của môn học, tham gia viết kịch bản và chịu trách nhiệm về kịch bản sư phạm.

2/ Người thiết kế kịch bản cho học liệu qua từng phần bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, trắc nghiệm...

3/ Chuyên gia về công nghệ thơng tin để thực hiện đóng gói học liệu thành HLĐT.

Nội dung tài liệu phải phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo– chúng phải có những khác biệt lớn giữa tài liệu dành cho những học viên có động cơ học tập khác nhau: học để biết, học để làm, học có yêu cầu thi cử, lấy bằng cấp chứng chỉ hoặc không..., giữa nhu cầu học nghề hoặc nhu cầu học theo chương trình các khóa học chính quy. chẳng hạn với mục tiêu đào tạo kỹ năng nhiều hơn phổ biến kiến thức thì tài liệu phải cung cấp các hoạt động cho học viên để phát triển kỹ năng.

Chuẩn bị tài liệu cho HLĐT rất khác với viết bài giảng và sách giáo khoa. Các tài liệu này phải được thiết kế đặc biệt phục vụ người học có thể tự học, khơng đơn giản chỉ là tập hợp các bản trình chiếu các học liệu trên lớp.

Một điểm khác biệt nữa là HLĐT phải thường xuyên được cập nhật, nâng cấp lên phiên bản mới. Một đề tài tham khảo được cung cấp vào thời điểm 1998 không thể sử dụng lại vào năm 2008. Một sự thuận lợi lớn là những tài liệu của một khóa học có thể dùng lại cho nhiều khóa học có liên

quan. (với một vài điều chỉnh, bổ sung thích hợp). Vì vậy việc thiết kế để có thể tái sử dụng là rất quan trọng.

Mục tiêu của HLĐT là đơn giản, dễ hiểu sao cho đối với người lần đầu tiếp cận với kiến thức đó cũng có thể tự lĩnh hội được thông qua HLĐT. Nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chí là lấy người học làm trung tâm, đây chính là quan điểm đổi mới giáo dục hiện nay.

Quan điểm dạy học

Lấy thầy làm trung tâm

Quan điểm dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm

1. Thầy truyền đạt tri thức 1. Thầy định hướng nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu

2. Thầy độc thoại phát vấn. 2. Trị tự mình tìm ra tri thức bằng hành động tự học là chủ yếu

3. Thầy áp đặt những kiến thức có sẵn.

3. Đối thoại giữa trò với trò; giữa trò vời thầy ( trò đưa ra câu hỏi )

4. Trò học thuộc lòng.

4. Cùng với thầy khẳng định kiến thức lĩnh hội được. Hình thành các phương pháp học, tư duy và giải quyết các vấn đề cụ thể. 5. Thầy độc quyền đánh giá cho

điểm.

5. Tự đánh giá, tự điều chỉnh, để thầy cho điểm.

Như vậy HLĐT được xây dựng theo quan điểm như sau:

* Học liệu cung cấp và hỗ trợ người học khai phá tri thức, tự nghiên cứu .

* Học liệu có khả năng hướng dẫn và cung cấp thông tin.

* Người học tự trả lời các thắc mắc do chính mình đặt ra, thơng qua học liệu có thể tự kiểm tra mình – (Học liệu là trọng tài)

* Người học tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh - Thầy làm cố vấn (có thể trực tuyến hoặc khơng trực tuyến).

Chuyển từ các lớp học truyền thống sang E-Learning địi hỏi cần có các q trình và kỹ năng giảng dạy để tạo ra được các học liệu đặc biệt phục vụ người học. Với lớp học truyền thống thì người thầy có thể là trung tâm của quá trình dạy và học, nhưng với đào tạo từ xa và tự học thì người học luôn là trung tâm.

Như vậy các tài liệu học tập phải thiết kế để cho người học tự kiểm sốt. Điều này có thể thực hiện được với sự trợ giúp của chương trình máy tính. Các chương trình máy tính với chức năng giao tiếp đa chiều sẽ hỗ trợ người học kiểm sốt q trình học tập.

Ngồi văn bản, việc khai thác tối đa các dạng Media giúp tăng cường khả năng cung cấp thông tin. Các thông tin được truyền đạt dưới dạng âm thanh, hình ảnh và Video sẽ có khả năng mơ phỏng các giờ giảng của giáo viên trên lớp, đồng thời mô phỏng trực quan các kiến thức được truyền đạt. Các phần mềm mô phỏng sẽ hỗ trợ người học tham gia trực tiếp vào q trình thực hành, thí nghiệm nâng cao kỹ năng và tính thực tế của người học.

b. Trợ giúp người học trả lời thắc mắc

HLĐT còn là nơi để người học tra cứu và tìm kiếm thông tin. Khi người học cần tìm kiếm kiến thức hoặc giải đáp thắc mắc, họ có thể nhanh chóng tìm được những thơng tin cần thiết liên quan đến phần kiến thức họ quan tâm.

Với việc áp dụng trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia, một phần mềm hỗ trợ học tập có thể theo dõi các bước tư duy của người học, kiểm tra và phát hiện những bước tư duy sai đồng thời tư vấn cho người học các bước tiếp cận vấn đề. Những chức năng đó phần nào có thể thay thế người giáo viên trong việc hướng dẫn và định hướng tư duy cho người học.

c. Trợ giúp người học tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh

Ngoài phần bài tập yêu cầu người học tự giải quyết giúp người học rèn luyện kỹ năng và ôn tập, tổng hợp kiến thức giống như các học liệu truyền thống thì HLĐT cần có các chức năng kiểm tra kiến thức người học. Chức năng này giúp người học tự kiểm tra và đánh giá mức độ nhận thức của bản

thân, trợ giúp người học phát hiện những sai sót trong nhận thức và tự điều chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện tại viện đại học mở hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)