Quy mô và chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện tại viện đại học mở hà nội (Trang 40 - 48)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Giới thiệu một số nét về Viện đại học mở Hà Nội

2.1.3. Quy mô và chất lượng đào tạo

Khi mới thành lập (năm 1993) Viện đại học Mở Hà Nội chỉ có 04 ngành đào tạo (Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tin học, Tiếng Anh). Cho đến năm 2008 trường đã có sự phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện, đặc biệt về quy mô ngành nghề, cụ thể với 18 ngành đào tạo của 10 khoa và 01 trung tâm hợp tác đào tạo quốc tế gồm:

1. Khoa Cơng nghệ Tin học: Tin học quản lý, Tốn - Tin ứng dụng 2. Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh: Quản trị kinh doanh, Kế tốn 3. Khoa Cơng nghệ Sinh học: Công nghệ vi sinh

4. Khoa Du lịch: Quản trị kinh doanh Khách sạn, Quản trị du lịch

5. Khoa tạo dáng công nghiệp: Nội - ngoại thất, đồ hoạ, thời trang, kiến trúc. 6. Khoa Ngoại ngữ: Tiếng Anh

7. Khoa Điện tử - Thông tin: Điện tử viễn thông 8. Khoa Luật: Luật kinh tế, Luật quốc tế

9. Khoa Tài chính – Ngân hàng 10. Khoa Đào tạo từ xa

11. Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế: Điện tử viễn thông, kỹ thuật máy tính, kế tốn.

Những năm mới thành lập (1993) Viện mới chỉ tiến hành đào tạo 02 bậc học chính là đào tạo đại học và cao đẳng, nhưng đến nay sinh viên có thể lựa chọn bậc học phù hợp với điều kiện cá nhân gồm đào tạo Đại học, cao đẳng, trung cấp. Trong đó trường chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế, một trong những hoạt động trong lĩnh vực này là "chương trình đào tạo du học tại chỗ" thông qua hợp đồng hợp tác với viện Kĩ thuật Box Hill - Victoria - Úc và đã đạt những thành công bước đầu. Thời gian tới trường sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ với một số đối tác nước ngoài (Nga, Hà Lan, Thái Lan...), mở thêm các chương trình mới (đào tạo đại học, các khóa học ngắn hạn, dạy nghề...) từ đó góp phần trong cơng cuộc cải cách giáo dục đại học và chuẩn bị cho hội nhập quốc tế.

Loại hình đào tạo: Từ 1995 tới nay Trường có các loại hình gồm Hệ chính quy, hệ tại chức, hệ từ xa với tổng số HV, SV đang theo học là 37.279 với tỷ lệ như sau:

Số SV Hệ chính quy: 7389 chiếm tỷ lệ (19%) trên tổng số Số SV Hệ tại chức : 5736 chiếm tỷ lệ (16%) trên tổng số Số HV Hệ từ xa : 24.172 chiếm tỷ lệ (65%) trên tổng số

Biểu đồ tỷ lệ sinh viên giữa các hệ đào tạo

Tỷ lệ sinh viên giữa các hệ đào tạo

hệ chính qui hệ tại chức hệ từ xa

Giai đoạn mới thành lập từ 1993 - 1994 các loại hình được đào tạo trong trường như sau: Hệ tập trung: có sự khác biệt với các trường đại học công lập khác là công tác tuyển sinh do trường tự tuyển sinh qua việc kiểm tra văn hóa đầu vào chứ khơng tuyển sinh sinh viên thông qua kỳ tuyển sinh do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức chung cho các trường đại học với 9094 SV; Hệ tại chức có (6781 SV); Hệ từ xa ở giai đoạn chuẩn bị và mới bắt đầu triển khai hoạt động.

Kể từ 1995 tới nay, với hệ chính quy: được tuyển sinh theo chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao hằng năm và tổ chức thi tuyển sinh hằng năm theo chỉ đạo của Bộ: tổng số sinh viên đang theo học hệ chính quy là 15.832, trung bình tuyển sinh hàng năm 1760SV/năm; Hệ tại chức: Cũng giống như trên từ giai đoạn này trường bắt đầu thực hiện tuyển sinh theo chỉ tiêu Bộ giao: tổng số sinh viên đang theo học hệ tại chức là 10.457, trung bình tuyển sinh hằng năm 1307 SV/năm; Hệ từ xa: chia thành 02 đợt tuyển sinh hàng

năm, hiện nay tổng số học viên hệ từ xa là 24.172 SV. Trung bình xét tuyển

sinh hệ từ xa hàng năm khoảng 4000SV/năm.

Nhìn lại quãng thời gian hơn mười năm đã qua, trường đã đạt được những thành tựu đáng kể. Với những khó khăn của buổi ban đầu mới thành lập, trường chỉ là một cơ sở đào tạo nhỏ trong khn viên tịa nhà B101, 03 tầng có tổng diện tích sử dụng khoảng gần 3000m2 và một dãy nhà A 03 tầng (tiền thân là dãy nhà một tầng sau đó được sửa lại thành 03 tầng) với diện tích khoảng gần 2000m2 được sử dụng vừa làm các văn phịng, vừa bố trí phịng học. Bên cạnh đó cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và làm việc là rất cũ và thiếu. Ban giám hiệu, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và giáo viên đã rất cố gắng và dồn hết tâm huyết cho nghề để xây dựng trường có được như ngày hôm nay:

Đào tạo và cung cấp cho xã hội : một đội ngũ cán bộ khoa học cho các

ngành nghề khá phong phú gồm: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tiếng Anh, Du lịch, Công nghệ sinh học, Công nghệ tin học, Điện tử thông tin, Luật kinh tê, Luật quốc tế, Điện tử viễn thơng, Kỹ thuật máy tính, Tạo đáng công nghiệp với số lượng:

Số lượng sinh viên tốt nghiệp của các hệ đào tạo trong 10 năm

Bậc học

Hệ đào tạo Đại học Cao đẳng

Chính quy 14.099 354

Tại chức 10.291 4230

Từ xa 10.291 200

2.1.3.2 Chất lượng đào tạo

Thông qua khảo sát, thống kê kết quả đào tạo của Viện trong thời gian qua được thể hiện khá rõ và có phần hơi khiêm tốn so với mong đợi. Tỷ lệ xếp loại sinh viên tốt nghiệp của tất cả các ngành

Xếp loại Ngành

Trung bình

TB khá Khá Giỏi Xuất sắc

Mỹ thuật công nghiệp 19% 32% 46% 3%

Tiếng Anh 57% 30% 13%

Quản trị kinh doanh 70% 26% 4%

Kế toán 50% 38% 13%

Luật học 74% 16% 10%

Công nghệ sinh học 7% 53% 36% 3%

Công nghệ tin học 25% 41% 30% 4% 1%

Kiến trúc 68% 32%

Quản trị kinh doanh DLKS 50% 28% 20% 2%

Hướng dẫn du lịch 33% 44% 17% 5% 1%

Tổng 51,02% 31,71% 1592% 1,2% 0,1%

Qua phân tích trên cho thấy, số sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi và Xuất sắc cịn q ít, phần nhiều các sinh viên có sức học trung bình hoặc trung bình khá. Điều đó do những ngun nhân sau đây:

- Trong giai đoạn tuyển sinh 1993-1995, chất lượng "đầu vào" chưa đồng đều, trường tuyển sinh theo chỉ tiêu tự đưa ra và tự tổ chức. Song, từ năm 1995, kỳ thi tuyển sinh đại học của Viện hội nhập cùng kỳ thi tuyển sinh quốc gia nên có được lựa chọn những sinh viên có trình độ đồng đều nhất định học tốt ở bậc phổ thông;

- Do mới thành lập nên chương trình đào tạo và việc chưa ổn định về nhân sự, giáo viên tác động lớn đến chất lượng đào tạo;

- Cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác quản lý cịn nghèo nàn, thiết bị phục vụ cho thực hành, thực tập, điều kiện phòng học còn thấp;

- Kết quả sinh viên học giai đoạn 1 (giai đoạn cơ bản) trước đây thường thấp hơn ở giai đoạn chuyên môn nên ở giai đoạn 2, mặc dù sinh viên có kết quả học tập cao hơn, nhưng kết quả giai đoạn 1 đã chi phối kết quả chung cả quá trình học tập.

Vì vậy, nhà trường đã chú ý thực hiện những biện pháp quản lý để xác định thái độ học tập đúng đắn của sinh viên ngay từ khi vào trường thông qua hoạt động đồn, hội sinh viên, cơng tác quản lý sinh viên của đội ngũ cán bộ giáo vụ; Hướng cho sinh viên làm quen và thích nghi với phong cách học ở bậc Đại học; Quán triệt ngay từ đầu cho sinh viên quy chế học tập và thông báo cơng khai phương pháp tính điểm trung bình của cả khố học để họ có thể đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể ngay từ kỳ học đầu tiên. Nhà trường cũng đã kiểm nghiệm khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước, cụ thể thơng qua hình thức điều tra, thăm dò sinh viên đã tốt nghiệp. Trong một dự án mới đây trường đã tiến hành gửi phiếu điều tra và căn cứ vào 1317 phiếu điều tra được gửi trở lại, tình trạng SVTN có việc làm phân chia theo ngành đào tạo như sau:

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm

Ngành Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm Mỹ thuật cơng nghiệp 93,33%

Tiếng Anh 82,80%

Quản trị kinh doanh 91,79%

Kế tốn 94,61%

Luật học 88,46%

Cơng nghệ sinh học 81.5% Công nghệ tin học 90,00%

Quản trị kinh doanh DL - KS 89,05% Hướng dẫn du lịch 89,06%

Tổng 88.06%

Như vậy, tỷ lệ SVTN có việc làm rất cao (90,28%), trong đó 3 ngành có tỷ lệ cao nhất là: Cơng nghệ Tin học với 95,86%; Kế tốn với 94,61% và Mỹ thuật công nghiệp với 93,33%. Kết quả này cho thấy, không thể phủ nhận sự phát triển, hồn thiện chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức tiên tiến của các khoa. Nhiều Khoa đã đầu tư các thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý và đào tạo, tạo môi trường học tập hiệu quả, hiện đại, động lực thúc đẩy sinh viên học tập, nghiên cứu. Quan trọng là từ đó tạo tiếng vang hay nói khác là thương hiệu cho mình, thu hút đơng đảo thí sinh, nâng cao chất lượng đầu vào để ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, trường đã kiểm tra mức độ phù hợp của kết quả đào tạo với thị trường lao động để từ đó có chiến lược đầu tư phát triển phù hợp, hiệu quả.

Bảng 4: Mức độ phù hợp với ngành đào tạo của sinh viên tốt nghiệp

Ngành Rất phù hợp Phù hợp Bình thƣờng Khơng phù hợp

Mỹ thuật cơng nghiệp 29% 45% 26%

Tiếng Anh 8% 49% 32% 8%

Quản trị kinh doanh 5% 40% 44% 10%

Kế toán 12% 61% 22% 4%

Công nghệ sinh học 14% 42% 16% 19%

Công nghệ tin học 14% 51% 29% 6%

Kiến trúc 42% 42% 17%

Quản trị kinh doanh

DL – KS 6% 35% 47% 9%

Hướng dẫn du lịch 33% 40% 18% 9%

Tổng 11,27% 45,58% 32,88% 8,33%

Phân tích trên cho thấy phần lớn sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành đào tạo.

Biểu đồ về mức độ sinh viên có cơng việc phù hợp với ngành nghề đào tạo.

Mức độ phù hợp với nghành nghề được đào tạo của SV tốt nghiệp có việc làm

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Mỹ thuật cụng nghiệp Tiếng Anh Quản trị kinh doanh

Kế tốn Luật học Công

nghệ sinh học Công nghệ tin học Kiến trúc Quản trị kinh doanh DL – KS Hướng dẫn du lịch Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Khơng phù hợp

Tóm lại: Hơn mười năm xây dựng và trưởng thành, Viện Đại học Mở đã

đạt được những thành tựu chủ yếu sau:

1. Kiên trì thực hiện nhiệm vụ chính trị của Viện là: Mở cơ hội học tập cho nhiều người bằng cách đa dạng hố các loại hình đào tạo: chính quy, tại chức, từ xa, trong đó đào tạo từ xa được coi là nhiệm vụ chủ yếu. Đây là q

trình thuyết phục rất khó khăn với những nhận thức khơng đúng từ nhiều phía từ dư luận xã hội tới quản lý cấp ngành.

2. Góp phần khẳng định được đào tạo từ xa trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trước đây, nhiều người thậm chí trong ngành cũng như ngồi xã hội còn nhiều e ngại về loại hình đào tạo này. Ngày nay, đào tạo từ xa đã trở thành chủ trương chiến lược phát triển giáo dục, giáo dục từ xa từ chỗ là giải pháp tình thế, nay đã trở thành xu thế của thời đại.

3. Xây dựng thành cơng mơ hình trường Đại học cơng lập trên cơ sở xã hội hoá giáo dục về cơ bản. Thực hiện nhiệm vụ trên trong điều kiện cực kỳ khó khăn (về bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ - công chức cơ hữu, cơ sở vật chất hầu như khơng có gì, ngân sách hỗ trợ rất hạn chế, nguồn thu học phí bị ràng buộc bởi khung thu học phí của một trường cơng lập ...) song cho tới nay vẫn bảo đảm thu - chi và có tích luỹ, khơng phải vay nợ và trả lãi.

4. Thực hiện phân cấp quản lý theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm vừa quản lý tập trung, vừa phát huy tính năng động, sáng tạo của các đơn vị.

Quan điểm thực hiện rất rõ ràng: phân cấp quản lý không phải là giải pháp trước mắt để giải quyết khó khăn ban đầu, thực sự là một giải pháp có tính ngun tắc trên cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện tại viện đại học mở hà nội (Trang 40 - 48)