Quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện tại viện đại học mở hà nội (Trang 32 - 35)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4. Quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT

1.4.1. Lập kế hoạch

Xây dựng mục tiêu, kế hoạch năm học và kế hoạch 5 năm phát triển của nhà trường, trên cơ sở kế hoạch chung chỉ đạo các khoa lập kế hoạch khả thi và đẩy mạnh việc thiết kế và sư dụng học liệu điện tử.

Nói cách khác, kế hoạch là bản hướng dẫn, theo đó:

- Nhà trường sẽ đầu tư nguồn lực theo nhu cầu để đạt được mục tiêu.

- Các phòng ban chức năng và các khoa tiến hành các hoạt động có liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các mục tiêu thiết kế và sử dụng học liệu điện tử; đồng thời trên cơ sở đó giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, trong những điều kiện cụ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp.

1.4.2. Tổ chức thực hiện việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử

Trên cơ sở kế hoạch thiết kế và sử dụng học liệu điện tử. Trước hết cần phải có sự kết hợp của ba nhóm chun gia 1/ Giáo viên bộ mơn đảm nhiệm nội dung của môn học.

2/ Người thiết kế kịch bản cho học liệu qua từng phần bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, trắc nghiệm...

3/ Chuyên gia về công nghệ thông tin để thực hiện đóng gói học liệu thành HLĐT.

Xây dựng qui chế quản lý phù hợp cho từng mảng công việc, từng đối tượng tham gia.

Tổ chức những hội thảo trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT&TT trong dạy học nhằm tranh thủ các ý kiến đóng góp của các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành và của người học để các sản phẩm học liệu điện tử ngày ngày một chất lượng hơn đáp ứng được nhu cầu của người học cũng như của xã hội.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử

- Tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức về thiết kế hệ thống thông tin, nâng cao trình độ tin học, kỹ năng khai thác các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cho cán bộ giảng viên .

- Tăng số đầu máy tính được nối mạng, mở rộng mạng nội bộ, nâng cấp đường truyền băng thông rộng ADSL.

- Thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống máy tính

- Xây dựng kế hoạch, quy trình và chỉ đạo thực hiện quy trình thiết kế và sử dụng học liệu điện tử.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá về việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử.

Đây là khâu cuối cùng của qui trình quản lý việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử.

Đặt ra các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu suất ứng dụng học liệu điện tử.

Đánh giá yếu tố tích cực của học liệu điện tử trong dạy học và đánh giá kết quả học tập của người học.

Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo kiểm tra khách quan, chính xác. Trong kiểm tra đánh giá cần có cơ chế khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích động viên cán bộ giáo viên tham gia quy trình thiết kế và sử dụng học liệu điện tử.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua việc nghiên cứu lịnh sử vấn đề và một số khái niệm công cụ cơ bản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lý và quản lý ứng dụng CNTT&TT trong môi trường dạy học. Trên cơ sở lý luận của quản lý ứng dụng CNTT&TT trong môi trường dạy học đa phương tiện; Cơ sở lý luận của quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT. Có thể kết luận như sau:

- Mục đích phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay là phải nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những vấn đề trăn trở của ngành giáo dục là: làm thế nào để giáo dục đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin? Làm thế nào

để nhanh chóng đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao về cơng nghệ thơng tin cung cấp cho các ngành nghề khác, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo xu thế hội nhập khu vực và thế giới?

- Ứng dụng CNTT&TT trong môi trường dạy học đa phương tiện là một trong những lời giải của bài toán nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập thế giới công nghệ hiện đại; đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục phải thực sự đi trước, đón đầu, đổi mới.

- Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT&TT trong môi trường dạy học đa phương tiện là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; Để hoàn thành sứ mệnh của mình, các nhà quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương, hơn ai hết phải khẩn truơng thay đổi tư duy, đổi mới quản lý giáo dục ở khía cạnh thúc đẩy ứng dụng CNTT&TT trong giảng dạy và học tập.

- Các biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong môi trường dạy học đa phương tiện là những việc làm cụ thể, quan trọng của những nhà QLGD ở các cơ sở giáo dục và đào tạo góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở đó.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƢỜNG DẠY HỌC ĐA PHƢƠNG TIỆN TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện tại viện đại học mở hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)