1. Thao tác chiết
1.2. Phương pháp tạo chiết
Để thực hiện được thao tác chiết, nhà thiết kế phải vẽ lại mẫu cơ bản và một loạt các đường dẫn trên mẫu. Các đường dẫn này tạo ra các vùng thông thường cho việc xác định lại vị trí pen để tạo ra các kiểu thiết kế. Tuy nhiên, ngoài những đường dẫn này, các pen có thể được dịch chuyển đến bất cứ vị trí nào quanh đường bao của mẫu. Khi pen được dịch chuyển đến ngang ngực giữa thân trước hay đến vai thì khoảng cách giữa các chân pen thay đổi rất lớn, điều này không làm thay đổi sự vừa vặn của áo do góc độ giữa các chân pen khơng thay đổi.
40
1.2.1. Chiết đơn
Một bản gốc mẫu cơ bản được sử dụng như là nguyên mẫu không bao giờ bị thay thế. Sau khi mẫu được tạo thành, nó sẽ được đặt lên một tờ giấy khác để cắt. Người thiết kế sẽ cắt theo những đường mới tạo thành, những đường này phối hợp đường may nối 2 mép. Để cho phần ngực được rộng, đường gấp nên kết thúc khoảng 3cm từ điểm đầu ngực.
1.2.1.1. Kỹ thuật cắt nới rộng
Nguyên tắc: sử dụng kỹ thật cắt nới rộng, tất cả những đường cắt dẫn đến điểm trụ hoặc đường may phải được cắt đến điểm đó. Phần nối không quan trọng được gọi là phần tạm giữ cho những bộ phận của mẫu dính với nhau trong khi cắt hoặc chồng lên nhau.
* Kiểu 1: gấp pen giữa thân trước
Hình 2.3: Mơ tả kiểu gấp pen giữa thân trước
+ Bước 1: định vị đường gấp
Theo mẫu đã phác hoạ, đánh dấu điểm gấp giữa eo thân trước, đánh dấu chân đường gấp A và B. Vẽ đường cắt từ điểm giữa eo thân trước đến điểm đầu ngực.
+ Bước 2: cắt rập
Cắt theo dấu đường gấp mới từ điểm giữa eo thân trước đến cách điểm đầu ngực khoảng 0,5cm (không cắt đứt điểm đầu ngực).
+ Bước 3: gấp pen
Đóng chân đường pen (gấp điểm A trùng lại với điểm B), giữ cố định.