Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội * Vị trí và địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện từ liêm (Trang 39 - 42)

- Các yếu tố về kinh tế XH

2.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội * Vị trí và địa hình

* Vị trí và địa hình

Từ Liêm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Đơng Anh và quận Tây hồ; Phía Nam giáp huyện Thanh Trì và thành phố Hà Đơng; Phía Đơng giáp Cầu Giấy và Thanh Xuân; Phía Tây giáp huyện Hồi Đức và Đan Phượng. Tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính là 7.532 ha, dân số tính đến 31/12/2006 là 282.330 người (Nguồn: Phịng thống kê huyện Từ Liêm).

Huyện Từ Liêm nằm trên trục phát triển phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, có vị trí địa lí rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế. Với mạng lưới giao thông đường bộ đã và sẽ phát triển hiện đại. Phía Bắc của huyện tiếp giáp với sơng Hồng nên ngồi giao thơng đường bộ, Từ Liêm cịn có hệ thống đường thuỷ rất thụân lợi, ngày nay cùng với xu thế phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa kết hợp với chủ trương mở rộng thủ đơ về phía Tây Hà Nội, huyện Từ Liêm đang có xu thế phát triển thành trung tâm của Thủ đơ Hà Nội mới… Với vị trí và địa hình như vậy, Từ Liêm có nhiều tiềm năng và thuận lợi trong phát triển kinh tế- văn hoá- XH.

* Về mặt lịch sử – kinh tế

Huyện Từ Liêm được thành lập theo quyết định số 78/QĐ- CP ngày 31/5/1961 của chính phủ bao gồm 26 xã, diện tích đất tự nhiên trên 114 km2, dân số 12 vạn người. Đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới để hình thành 3 quận mới, huyện Từ Liêm còn lại 15 xã và 01 thị trấn, với diện tích đất tự nhiên giảm đi gần 1/3 bao gồm các vùng kinh tế phát triển của huyện.

Tính đến 31/12/2006, dân số của huyện Từ Liêm là 282.330 người, chiếm 8,5 % dân số tồn thành phố. Với diện tích tự nhiên 75,32 km2. mật độ dân số của huyện là 3.748 người/ km2 là huyện có mật độ dân số cao nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội.

Về lao động: Lực lượng lao động ở Từ Liêm vào thời điểm điều tra là 49,38%, trong đó số người tuổi từ 15 trở lên đang làm việc chiếm 46,74%, số

người chưa có việc làm là 6556 người, chiếm tỷ lệ khoảng 5,35% lao động trong độ tuổi. Về chất lượng lao động (hiện chưa có số liệu mới), theo số liệu điều tra suy rộng năm 1999 có thể thấy bức tranh về chất lượng lao động của Từ Liêm như sau:

Bảng 2.1. Chất lƣợng lao động huyện Từ Liêm Năm 1999 Năm 2006 Trình độ học vấn Trình độ Tỷ lệ ( % ) Trình độ Tỷ lệ ( % ) 1. Mù chữ 0,97 1. Mù chữ 0 2. Cấp 1 9,18 2. Cấp 1 100 3. Cấp 2 58,43 3. Cấp 2 100 4. Cấp 3 31,42 4. Cấp 3 95 Trình độ chun mơn Trình độ Tỷ lệ ( % ) Trình độ Tỷ lệ ( % ) 1. Không bằng cấp 78,81 1. Không bằng cấp 2. Sơ cấp 2,30 2. Sơ cấp

3. Công nhân kĩ thuật 9,41 3.Công nhân kĩ thuật

4. Trung cấp 5,03 4. Trung cấp

5. Đại học, Cao đẳng 4,30 5. Đại học, Cao đẳng 6. Trên đại học 0,15 6. Trên đại học

( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Từ Liêm)

* Về văn hố, chính trị - XH

Huyện Từ Liêm thuộc vùng đất cổ Thăng Long- Hà Nội, là nơi có nhiều di tích và cơng trình văn hố lâu đời. Trải qua các thời kì chiến tranh, Từ Liêm là vùng đất ít bị ảnh hưởng nên vẫn cịn lưu giữ lại được nhiều cảnh quan thiên nhiên và cấu trúc làng mạc mang tính truyền thống đặc sắc.

Trên địa bàn huyện Từ Liêm tập trung nhiều trung tâm văn hố lớn như sân vận động QG Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị QG, và nhiều cơ sở GD quan trọng như Học viện tài chính, Đại học mỏ địa chất, Đại học công nghiệp. Đặc biệt Từ Liêm là vùng có tốc độ đơ thị hố nhanh cho nên đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, các cơ sở GD dân lập như Trường THPTDL Đoàn Thị Điểm, Lômônôxốp, Lê Quý Đôn… Những cơ sở GD này góp phần tạo nên khơng khí học tập sơi nổi trong giới trẻ Từ Liêm. Môi trường lao động sản xuất hiện đại, năng động, sự tăng trưởng kinh tế ngày càng cao cùng với sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện tạo nên một tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của Từ Liêm. Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ổn định, nhân dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Năm 2007 huyện Từ Liêm đã được chính phủ phong tặng danh hiệu huyện anh hùng, năm 2008 đồng chí phó bí thư, chủ tịch UBND huyện được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời ký đổi mới.

Trong những năm qua, chất lượng GD của huyện Từ Liêm từng bước được nâng cao ở các cấp học. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm 2007 đạt 98,7%. Do thường xuyên làm tốt công tác phổ cập nên huyện Từ Liêm đã được công nhận là đơn vị hoàn thành phổ cập THCS với chất lượng cao. Huyện Từ Liêm có 21 trường THCS, trong đó có 17 trường cơng lập; 01 trường Bán công; 03 trường ngồi cơng lập. Tổng cộng có 13744 em học sinh đang theo học tại các nhà trường [41]. Đội ngũ GV và cán bộ quản lí ở các cấp học đã được đào tạo tương đối cơ bản với mức chuẩn và trên chuẩn cao, có nhiều GV dạy giỏi, chiến sĩ thi đua. Nhiều trường THCS của Từ Liêm có truyền thống đào tạo đạt chất lượng cao như THCS Cầu Diễn, Phú Diễn, Tây Mỗ, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Minh Khai, Mễ Trì, Đồn Thị Điểm, Lômônôxốp…Con em huyện Từ Liêm có truyền thống hiếu học, đồng thời các bậc phụ huynh cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình. Nhiều dịng họ quan tâm xây dựng quỹ khuyến học để động viên con cháu của dòng họ nỗ lực học tập như Họ Trần Đăng, Họ Nghiêm Xuân ở Tây Mỗ; Họ Vũ ở Phú Diễn; Họ Lê Văn, Họ Nguyễn Cao ở Thượng Cát, 100% các xã thị trấn đã tiến hành đại hội GD lần II và 16/16 xã thị trấn đã có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; cơng tác XH hóa GD đã trở thành phong trào ở từng xã, từng thôn. Tuy nhiên GD của huyện Từ Liêm cũng cịn nhiều khó khăn: Nhu cầu học tập tại các trường ở Từ Liêm rất lớn, thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải về số lượng học sinh vì quỹ đất dành cho xây dựng trường học có hạn, nhiều trường còn thiếu các phòng học chức năng, sân chơi, nhà thể chất, trang thiết bị dạy học hiện đại cịn ít, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QL và giảng dạy cịn hạn chế… Đó cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc đổi mới PPDH, xây dựng trường chuẩn QG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện từ liêm (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)