Đánh giá hiệu quả hoạt động ở cấp khoa hiện nay và tìm ra nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả hoạt động ở cấp khoa tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 49 - 53)

- Hệ nghề (1 năm) gồm các ngành nghề:

2.2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động ở cấp khoa hiện nay và tìm ra nguyên nhân

khoa tập trung vào việc trau dồi kiến thức về chuyên môn, thực hành nghề nghiệp. Vì vậy trong khoa tỷ lệ cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chưa nhiều.

- Vi tính hố cơng tác quản lý cịn chưa được chú trọng. Việc vi tính hố cơng tác quản lý học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh cần khoa học hơn nữa.

- Cơ chế quản lý cấp khoa chưa rõ ràng, việc phân cấp quản lý cho các khoa chưa được thực hiện. Cơ chế tự chủ ở cấp khoa còn nhiều bất cập. Chưa thực sự giao cho cấp khoa tự chịu trách nhiệm trước nhà trường về các vấn đề như nhân sự, tài chính, quản lý điều hành hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.

2.2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động ở cấp khoa hiện nay và tìm ra nguyên nhân nhân

Trong thời gian vừa qua, mới đi vào hoạt động các khoa của nhà trường đã bộc lộ những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn thuận lợi cơ bản như sau:

- Về mặt tâm lý: Hầu hết cán bộ giáo viên phấn khởi, háo hức từ khi nhà trường được nâng cấp thành trường cao đẳng. Và sau này họ sẽ là các giảng viên trong khoa được trực tiếp giảng dạy sinh viên hệ cao đẳng. Cảm nhận thấy được sự trưởng thành và kết quả của sự nỗ lực đóng góp trong việc xây dựng và quản lý nhà trường kể từ khi được thành lập đến nay. Tuy nhiên bên cạnh những vui mừng đó, cán bộ quản lý khoa phải gánh vác, đảm đương rất nhiều nhiệm vụ mới để đưa hoạt động cấp khoa đi vào hoạt động có hiệu quả với điều kiện khơng được xảy ra bất kỳ một sự sai lầm nào xảy ra. Bởi trong giáo dục, sản phẩm khơng được phép mang ra thử nghiệm, thí điểm. Do đó khơng cho phép những nhà quản lý giáo dục nói chung, những nhà quản lý khoa nói riêng có những sai lầm, đem đến những hậu quả cho con người.

- Mặc dù trường Cao đẳng Du lịch Hà nội là một trường hoàn toàn mới theo đúng nghĩa của nó, nhưng chứa đựng trong nó là những con người quen thuộc cũ. Hầu hết cán bộ công nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh ... là những người đã cộng tác làm việc cùng nhau nhiều năm đã hiểu biết tương đối rõ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống đời thường. Đây là một sự thuận lợi lớn cho những nhà quản lý cấp trường cũng như cấp khoa trong việc bố trí nhân lực đúng người đúng việc và dễ dàng tìm ra các biện pháp quản lý thích hợp nhằm đạt được sự cộng tác, tham gia vào các hoạt động quản lý khoa, quản lý nhà trường của các đồng nghiệp.

- Được sự ủng hộ của nhà trường của các cơ quan, đoàn thể trong nhà trường, và có được sự ủng hộ nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

- Bề dày kinh nghiệm, truyền thống của nhà trường.

Trường Cao đẳng Du lịch Hà nội đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, nhân viên cho ngành Du lịch. Là một trường Du lịch đầu tiên, đầu ngành của ngành Du lịch nước nhà và ngày nay là trường Cao đẳng Du lịch đầu tiên trong cả nước. Nhà trường có nhiều thế mạnh về vị trí về cơ sở

vật chất, về đội ngũ cán bộ quản lý. Đến nay có thể nói uy tín, chất lượng đào tạo, mối quan hệ của nhà trường đã được khẳng định trong và ngoài ngành Du lịch Việt nam. Những thế hệ đi trước của nhà trường luôn luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng và làm giầu tri thức đặc biệt là khả năng về chuyên môn cho thế hệ đi sau. Và những thế hệ sau ln trong mình ý thức việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp, những thành tựu, kết quả vẻ vang đã và đang đạt được của nhà trường để xứng đáng với thế hệ cha, anh và với truyền thống của nhà trường đã được vun đắp từ trước tới nay.

-Trình độ chun mơn của cán bộ cấp khoa tương đối tốt. Họ đều là những giảng viên có chun mơn giỏi, giầu kinh nghiệm, có tâm huyết, nhiệt tình, có uy tín cao trong tồn trường và đều có năng lực lãnh đạo, quản lý. Cán bộ quản lý trực tiếp của khoa là trợ lý khoa, giáo vụ khoa, giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ giảng viên của khoa.

* Khó khăn:

Mặc dù có bề dày kinh nghiệm đào tạo cán bộ, nhân viên trong ngành Du lịch nước nhà, tuy nhiên quản lý cấp khoa trong nhà trường cao đẳng lại là một công việc rất mới đối với cán bộ, nhân viên trong tồn trường. Vì thế khi tiến hành công tác quản lý cấp khoa sẽ vấp phải những vướng mắc sau đây:

- Khó khăn lớn nhất của các khoa là cơ chế hoạt động. Để các khoa đi vào hoạt động có hiệu quả địi hỏi phải có một cơ chế hoạt động hợp lý nhằm phát huy, động viên, khuyến khích mọi thành viên trong khoa tham gia vào hoạt động quản lý khoa. Việc phân cấp, phân quyền quản lý cấp khoa còn chưa rõ ràng.

- Đặc thù của nhà trường là một trường đào tạo nghề, do đó địi hỏi đối với giáo viên trong khoa phải có trình độ tay nghề cao. Trong khi đó từ khi nhà trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Du lịch Hà nội hầu hết các giáo viên trong khoa lại theo đuổi nâng cao trình độ của mình bằng con đường hàn lâm. Theo tác giả đối với đội ngũ giáo viên dạy các trường nghề

nói chung, trường Cao đẳng Du lịch Hà nội nói riêng thì trước hết cần trau dồi kiến thức nghề nghiệp trước sau đó mới phấn đấu theo con đường hàn lâm. Ví dụ như đối với giáo viên dạy chun ngành chế biến món ăn thì đầu tiên những giáo viên này phải trau dồi kiến thức, tay nghề về nấu ăn không chỉ ở trong nước mà phải được cử đi nước ngoài để tu nghiệp.

- Đội ngũ lãnh đạo khoa cịn thiếu, lại chưa có kinh nghiệm về quản lý cấp khoa. Mặc dù nhiều lãnh đạo khoa đã trải qua nhiều năm làm công tác quản lý. Nhưng khoa mới được thành lập do đó quản lý cấp khoa lại rất mới mẻ đối với các nhà quản lý trong nhà trường. Trong khi đó mỗi khoa phải quản lý nhiều hệ, nhiều chuyên ngành. Ví dụ như đối với sinh viên hệ cao đẳng áp dụng qui chế thi, kiểm tra, xét tốt nghiệp theo qui chế 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh hệ trung học theo qui chế 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn hệ học nghề theo qui chế 448 của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Ngoài ra trong thực tế các quy định từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo còn chưa thống nhất cũng làm cho công tác quản lý các hoạt động dạy và học của Nhà trường nói chung và đối với quản lý cấp khoa nói riêng.

Chương 3:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả hoạt động ở cấp khoa tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)