KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả hoạt động ở cấp khoa tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 78 - 81)

- Đối với tổ trưởng bộ môn trong khoa cần đạt được trình độ như sau:

f. Văn hoá mạnh: Văn hoá của tổ chức là nền tảng của tổ chức biết

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Tương lai, triển vọng phát triển hoạt động du lịch Việt nam

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế chung của sự phát triển du lịch thế giới, Du lịch việt nam đã có bước phát triển cao cả về số lượng và chất lượng. Khách du lịch quốc tế đến Việt nam ngày càng nhiều. Năm 2002 so với năm 2001, các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra đều tăng: tồn ngành đã đón trên 2,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 11.5 %; phục vụ hơn 13 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 11.6 %; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 23.500 tỷ đồng, tăng 14.6 %. Năm 2003, ngay từ những ngày đầu năm, ngành du lịch Việt nam đã đạt các chỉ tiêu tăng trưởng cao. Song do ảnh hưởng của chiến tranh Irắc và dịch bênh SARS, làm cho khách du lịch quốc tế và nội địa đều giảm sút. Tuy nhiên, nhờ sự quyết tâm cao, ứng phó kịp thời, du lịch Việt nam đã vượt qua những khó khăn, thử thách, sớm phục hồi, dần đạt mức tăng trưởng cao trở lại. Năm 2003, khách du lịch quốc tế vào Việt nam đạt 2.2 triệu lượt người, khách du lịch nội địa đạt 13 triệu lượt người. Năm 2004, ngành du lịch phấn đấu đón từ 2,5 đến 2,7 triệu khách quốc tế, 13,5 triệu khách du lịch nội địa, doanh thu từ du lịch phấn đấu đạt 25.000 tỷ đồng. Phấn đấu năm 2005 đón khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế và từ 15-16 triệu lượt khách du lịch nội điạ; Năm 2010 đón 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu khách nội địa. Thu nhập về du lịch năm 2005 đạt 2,1 tỷ USD và năm 2010 đạt 4-4,5 tỷ USD. Về buồng trong khách sạn, năm 2005 cần có 80.000 buồng và năm 2010 là 130.000 buồng. Về việc làm, năm 2005 tạo ra 220.000 việc làm trực tiếp trong ngành và đến năm 2010 là 350.000. Dự báo tổng số việc làm trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch năm 2010 là 1,4 triệu người.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của du lịch, Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định: du lịch là một nghành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hố sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hố cao, phát triển

du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Chính vì lẽ đó, trong Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng tồn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Mục tiêu tổng quát của ngành là phát triển nhanh và bền vững làm cho “Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Từng bước đưa Việt nam trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ

của khu vực, phấn đấu đến năm 2020 đứng vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.

Việt nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa cây trái xanh tươi, địa hình có núi, có rừng, có hồ, có sơng, có biển, có đồng bằng và cao nguyên. Với chiều dài khoảng 3260km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiếng, đặc biệt có các danh lam được UNESCO cơng nhận là di sản thế giới như: Hạ Long, Huế, Hội An, khu di tích Mỹ sơn và Phong Nha- Kẻ Bàng. Tài nguyên du lịch của Việt Nam đa dạng, phong phú và có tính hấp dẫn tương đối cao so với các nước trong khu vực, các di tích lịch sử, lễ hội văn hố cổ truyền, khí hậu dễ chịu, động thực vật, các món ăn dân tộc, các làng nghề truyền thống, an ninh, an toàn xã hội ổn định. Tất cả những tiềm năng trên, cộng với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Việt Nam có những chính sách tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển. Để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Võ Thị Thắng đã chỉ đạo: toàn ngành phải tập trung cao độ năng lực, trí tuệ, phát huy tính năng động, sáng tạo của mọi tập thể và cá nhân, tạo sự chuyển biến mạnh cả về lượng và chất, huy động ngày càng nhiều nguồn lực trong và ngoài nước để giữ vững và tăng tốc độ tăng trưởng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hố các sản phẩm du lịch, tăng cường cơng tác

quản lý nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công tác và thực hiện được các mục tiêu chiến lược phát triển du lịch 2001-2010 và Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch 2002-2005 đã được Thủ tướng phê duyệt, nhằm góp phần tích cực hơn vào tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đaị hoá đất nước và vững bước trên con đường hội nhập.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài tác giả rút ra một số kết luận tổng quát sau:

- Hiệu quả hoạt động cấp khoa là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất, quyết định đến tồn tại và phát triển của nhà trường, đặc biệt là trong tình hình giáo dục hiện nay.

- Hiệu quả hoạt động cấp khoa được tạo nên bởi nhiều yếu tố. Chính vì vậy muốn phát huy được phải giải quyết đồng bộ hàng các vấn đề liên quan, đặc biệt là các vấn đề về tạo cơ chế hoạt động cho khoa.

- Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã thực hiện được mục tiêu của đề tài, làm sáng tỏ được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát huy hiệu quả hoạt động cấp khoa nói chung trong trường cao đẳng và thực trạng hoạt động cấp khoa tại trường Cao đẳng Du lịch Hà nội.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động ở trường, tác giả đề xuất 8 nhóm biện pháp quản lý có tính khả thi trong quản lý nhằm phát huy hiệu quả hoạt động cấp khoa tại trường Cao đẳng Du lịch Hà nội. Đó là:

1- Biện pháp xây dựng các văn bản quản lý 2- Biện pháp qui hoạch cán bộ cấp khoa

3- Biện pháp xây dựng cơ chế lựa chọn cán bộ cấp khoa theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra

4- Biện pháp xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại cho cán bộ cấp khoa

5- Biện pháp tăng quyền tự chủ và phân cấp quản lý ở cấp khoa 6- Biện pháp tăng cường đôn đốc, kiểm tra

7- Biện pháp xây dựng văn hoá khoa trong nhà trường 8- Một số biện pháp hỗ trợ.

Các biện pháp này gắn bó thống nhất với nhau, biện pháp này là tiền đề, cơ sở để thực hiện biện pháp kia. Vì thế khi vận dụng các biện pháp trên phải sử dụng chúng một cách đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả hoạt động cấp khoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả hoạt động ở cấp khoa tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)