Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Ứng dụng mạng xã hội Facebook và phần mềm Prezi vào dạy học phát
2.4.1. Mạng xã hội (Facebook)
2.4.1.1. Mạng xã hội (Facebook) với khả năng phát triển năng lực cho học sinh
Mạng xã hội (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng nền tảng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau khơng phân biệt không gian và thời gian (Weinberg, 2009, p.149).
Mạng xã hội là mạng đƣợc tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng thông qua các tƣơng tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó. Mọi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi ngƣời là một mắt xích để tạo nên một mạng lƣới rộng lớn truyền tải thơng tin trong đó.
Các trang web mạng xã hội trực tuyến phát triển mạnh và mang lại những thay đổi lớn cho cuộc sống của con ngƣời. Mạng xã hội là một nguồn dự trữ thông tin vô cùng với khả năng thông tin liên lạc một cách nhanh chóng và chính xác đã trở thành một nhân tố quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân, của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam cũng tồn tại nhiều trang mạng xã hội nhƣ: Zing me, Tamtay, Ola, Zalo,… tuy nhiên, phổ biến nhất
trong số đó là Facebook. Theo thống kê của trang web Wearesocial.net vào năm 2012, số lƣợng ngƣời dùng facebook của Việt Nam là 8.5 triệu ngƣời, độ tuổi sử dụng mạng xã hội facebook chủ yếu là từ 13 đến 24, chiếm 71%. Đến năm 2014 số lƣợng này đã tăng gấp 3 lần với gần 25 triệu ngƣời đang sử dụng mạng xã hội Facebook trong số 36 triệu ngƣời dùng Internet (Theo kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trƣờng Epinion (Đan Mạch)). Tiến hành khảo sát tại hai lớp thực nghiệm là 6a và 7a (trƣờng THCS Nội Hoàng) cũng cho kết quả khả quan về số lƣợng ngƣời dùng:
Bảng 2.1: Khảo sát số lượng người dùng Facebook của hai lớp 6a và 7a
Lớp Lớp 6a Lớp 7a
Số lƣợng 32/39 40/40
Bảng 2.2: Khảo sát tần suất sử dụng facebook của HS hai lớp 6a và 7a
Tần suất sử dụng (phút/ngày) 15 - 30’ 30 - 45’ 45 - 60’
Lớp 6a 22 8 2
Lớp 7a 28 7 4
Với một khảo sát tƣơng tự, số lƣợng GV sử dụng facebook là 100%, thời lƣợng sử dụng trung bình dao động từ 15 phút đến 1 tiếng 30 phút.
Về cơ bản, facebook giống nhƣ một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau. Mạng xã hội khác với trang web thông thƣờng ở cách truyền tải thơng tin và tích hợp ứng dụng. Trang web thông thƣờng cũng giống nhƣ truyền hình, cung cấp càng nhiều thơng tin hấp dẫn càng tốt, cịn facebook tạo ra các ứng dụng mở để mọi ngƣời tự tƣơng tác và tạo ra dòng tin rồi cùng lan truyền, đánh giá, thảo luận thơng tin đó.
Ban đầu Facebook thiết kế nhƣ là trang giao lƣu trực tuyến, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, các nhà giáo dục nhận thấy Facebook có tiềm năng rất lớn cho việc giảng dạy và học tập vì những tính năng độc đáo và dễ dàng phát hiện. Vai trò nổi bật nhất của facebook là giúp kết nối, giao lƣu, trao đổi “communication” giữa các thành viên dễ dàng. Hình thức kết nối theo hƣớng “gặp gỡ mọi ngƣời, tìm hiểu những sở thích chung”.
Bowers - Campbell (2008) lập luận rằng việc sử dụng Facebook có thể hữu ích trong việc cải thiện việc tự học hiệu quả thấp và học tập tự quản lý [32]. Goertler (2009) cho thấy rằng Facebook là mối quan tâm đặc biệt trong lớp học có giao tiếp, chẳng hạn nhƣ ngơn ngữ học, do có tác động tích cực và liên kết giữa các thành viên và các nội dung của trang. Thông qua sự giúp đỡ của các trang web, ngƣời dùng có thể dễ dàng tạo ra các nội dung của họ nếu họ có kỹ năng máy tính cơ bản.
Sengés (2008) nhận ra rằng bằng cách sử dụng Facebook HS có nhiều cơ hội để tìm các chuyên gia hoặc các bạn cùng trang lứa để thảo luận và xem xét một chủ đề [29]. Bằng cách kết nối HS và GV, Facebook có thể tạo ra các cộng đồng mạnh mẽ trong thực hành dạy và học.
Facebook thúc đẩy cộng tác và trao đổi xã hội giữa ngƣời tham gia. HS tham gia vào các hoạt động học tập bên ngoài lớp học. Nghiên cứu từ Keas.com đã chỉ ra rằng nếu con ngƣời đƣợc dùng facebook 10 phút mỗi ngày họ sẽ trở nên hạnh phúc hơn. Trong một nghiên cứu của đại học Abilene Christian cho thấy những sinh viên tích cực hoạt động trên facebook tỏ ra hứng thú hơn với môi trƣờng học.
Hiện nay facebook đang tối đa hóa tích hợp các hình ảnh, video,… thu hút ngƣời dùng. Những group chia sẻ về giáo dục, trong đó có các nhóm về Văn học đƣợc thành lập ngày một nhiều với lƣợng thông tin phong phú, cập nhật, chất lƣợng thu hút đƣợc nhiều ngƣời dùng facebook quan tâm nhƣ Học văn - văn học (303.460 ngƣời like), Văn học và Tuổi trẻ (có 21.044 ngƣời quan tâm), Học Ngữ văn (với 80.080 ngƣời thƣờng xuyên cập nhật)…. Điều này mang đến nhiều cơ hội cho GV và HS trong việc sử dụng facebook để tiếp cận gần hơn với môn Ngữ văn.
2.4.1.2. Một số ứng dụng mang tính giáo dục trên Facebook dành cho giáo viên và học sinh
Có rất nhiều ứng dụng mang tính giáo dục trên Facebook dành cho GV và HS.
Đối với HS:
Ứng dụng Chức năng
WeRead dùng để bàn luận về những cuốn sách mà họ đọc và tìm hiểu những cuốn sách mà ngƣời khác đọc
Notely dùng để sắp xếp bài tập, lớp, ghi nhớ và nhiều hơn thế Study Groups dùng để tạo các nhóm học và hợp tác với nhau
CiteMe dùng để học cách đƣa những lời trích dẫn hợp lý vào bài
Một số ứng dụng dành cho GV:
Ứng dụng Chức năng
Calendar dùng để ghi lại các lớp học với những bài tập sắp tới, những bài kiểm tra, hạn nộp bài, v.v
Courses dùng để tạo các trang hƣớng dẫn và quản lý khóa học
Webinaria giúp GV ghi lại bài giảng trên lớp và gửi lên Facebook cho cả lớp xem lại
To-do-list tạo một danh sách nhắc nhở một cách dễ dàng
Worldcat tìm kiếm tài liệu có tại các thƣ viện trên toàn thế giới một cách dễ dàng để giúp GV trong cơng tác nghiên cứu.
Ngồi ra, nhiều tổ chức giáo dục đào tạo cũng đang cập nhật nhanh tróng những trang fanpage để chia sẻ, cập nhật những hoạt động giáo dục mới. GV có thể add vào nhóm để HS tiện theo dõi thơng tin.
Với những tính năng nổi trội, Facebook cho phép ngƣời học có thể thu thập, tìm kiếm thơng tin, chia sẻ hợp tác và trao đổi thơng tin, trên cơ sở đó có thể tự đánh giá và điều chỉnh. Những tiện ích đó chính là tiềm năng để phát triển các năng lực cơ bản cho HS.
2.4.1.3. Phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh thông qua mạng xã hội Facebook.
- Có hai hƣớng để phát triển năng lực cho HS thông qua trang mạng xã hội facebook là:
+ Hƣớng thứ nhất: GV giao nhiệm vụ cho HS gồm các nội dung nhƣ: hệ thống các câu hỏi chuẩn bị bài mới, hệ thống các câu hỏi luyện tập sau giờ lên lớp, phân tầng các câu hỏi vừa sức cho từng đối tƣợng HS, GV có thể nêu
những câu hỏi còn gây nhiều băn khoăn ngay sau giờ giảng để HS có thể tiếp tục về nhà nghiên cứu và chia sẻ trực tuyến, cập nhật nhanh nhất có thể. Các câu hỏi khơng bị giới hạn về hình thức, có thể là hệ thống câu hỏi theo chƣơng trình hoặc những câu hỏi bồi dƣỡng năng lực (năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ, năng lực tƣ duy…) bằng nhiều dạng nhƣ video, đoạn nhạc, hình ảnh, hoặc bài báo về một hiện tƣợng xã hội đáng quan tâm(sử dụng tốt nhất khi HS học lớp 8 và lớp 9)…
Hiện nay vấn đề “phát triển văn hóa đọc thơng qua đổi mới tổ chức hoạt động dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học”, “tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” đang là phƣơng hƣớng hàng đầu trong dạy học Ngữ văn. Trong thế giới phẳng với hàng triệu trang web đọc sách online, vừa là một nguồn tài nguyên mở, vừa là một thách thức khi lứa tuổi HS còn quá nhỏ để nhận thức đâu là những cuốn sách quan trọng giúp rèn luyện tƣ duy văn học, GV có thể định hƣớng bằng việc đăng tải những cuốn sách, bài văn hay, hoặc nhận xét, điều chỉnh những tài liệu HS chia sẻ.
Có thể tóm tắt bằng mơ hình nhƣ sau:
+ Hƣớng thứ hai: HS tự phát hiện vấn đề, chủ động chia sẻ tài nguyên học tập, thu hút các bạn cùng tham gia hợp tác để giải quyết nhiệm vụ, hoặc tranh luận, phản biện để đi đến kết luận. GV quan sát và ghi nhận, có thể tham gia điều chỉnh nếu HS gặp thế “bí”, hoặc mở rộng thêm vấn đề, kiến thức…
Giáo viên giao nhiệm vụ Học sinh tranh luận, đƣa ý kiến Giáo viên tham gia điều chỉnh Sản phẩm học tập
Có thể tóm tắt bằng mơ hình sau:
- Trong cả hai hƣớng phát triển HS đều cần thu tập thông tin để phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ học tập: Thông tin từ sách giáo khoa, sách tham khỏa, tài liệu mạng tự tìm kiếm, các clip bài giảng, hệ thống phim, ảnh…Bên cạnh đó, trên cơ sở là sự chia sẻ của cách thành viên trong nhóm học tập trên facebook, sẽ từng bƣớc hình thành một kho tƣ liệu phục vụ cho việc tìm kiếm thơng tin của ngƣời học. Các kho tƣ liệu ấy sẽ đƣợc lựa chọn, tập hợp và phân loại tùy theo mục đích học tập. Ví dụ: tƣ liệu về các văn bản, tác phẩm có giá trị văn chƣơng, các bài viết văn hay, sơ đồ tƣ duy dễ hiểu…
- Học sinh sẽ giải quyết các yêu cầu của nhiệm vụ học tập và toàn bộ kết quả thu đƣợc sẽ đƣợc chia sẻ, đƣợc các thành viên khác bình luận, đánh giá và trao đổi thảo luận một cách dân chủ, công khai theo cơ chế của mạng xã hội Facebook. Sự tƣơng tác này là cơ sở đề HS tự đánh giá và tự điều chỉnh.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, sửa chữa và bổ sung sản phẩm làm việc của HS kết hợp với sự tự điều chỉnh, HS sẽ tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên có thể huy động, phân cơng sự tham gia của cả các yếu tố gia đình, xã hội thơng qua facebook để thơng tin về hình ảnh, kết quả học tập, những tâm tƣ, tình cảm của HS đến phụ huynh, thơng qua đó, điều chỉnh hoạt động học tập của HS, hỗ trợ tích cực các em phát triển năng lực khơng những ở trƣờng mà cịn ở thực tiễn cuộc sống.
- Các thầy cô trong trƣờng, hoặc trong tổ chun mơn có thể lập facebook để chia sẻ học liệu, giáo án, phƣơng pháp giảng dạy hoặc kinh nghiệm dạy học… từ đó nâng cao nghiệp vụ trong q trình chuyển đổi cách dạy mới theo hƣớng phát triển năng lực.
Học sinh chủ động chia sẻ nhiệm vụ, học liệu Học sinh tham gia tranh luận sản phẩm học tập Có thể điều chỉnh GV quan sát
2.4.1.4. Những điểm lưu ý khi sử dụng mạng xã hội (Facebook) trong dạy học Ngữ văn nhằm phát triển năng lực cho học sinh
- Giáo viên nên tạo một tài khoản riêng cho các lớp học.
- Giáo viên nên liên kết với gia đình trong việc tham gia sử dụng facebook và quản lí hoạt động sử dụng facebook của các em, nhất là những em ở lớp 6 và lớp 7.
- Lập quy tắc tranh luận, phản biện văn hóa, khoa học trên facebook cho HS. Đồng thời, GV tơn trọng tất cả những ý kiến đóng góp của HS.
- Lập kế hoạch các sự kiện cho toàn lớp học.
- Sử dụng các chức năng nhắn tin, chức năng riêng tƣ… để thông tin với từng đối tƣợng HS phù hợp.
- Giáo viên chia sẻ nội dung đa phƣơng tiện nhƣ video, hình ảnh, âm thanh… với tồn bộ lớp học.
Ví dụ: Giờ học văn học dân gian với những tác phẩm: Thạch Sanh, Sọ Dừa, Thầy bói xem voi… đều có phim hoạt hình sinh động dễ hiểu, thời lƣợng tiết học ở lớp khơng cho phép, GV có thể chia sẻ để HS tham khảo (trƣớc hoặc sau giờ học).
- Khuyến khích HS đăng tải nội dung video, hình ảnh, tin tức và các sản phẩm truyền thông khác liên quan đến bài học. Những HS tích cực cần có biện pháp khen thƣởng kịp thời.